Cho hình bình hành \(ABCD\), cặp cạnh song song với nhau là:
-
A
AB và AD
-
B
AD và DC
-
C
BC và AD
-
D
DC và BC
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Trong hình bình hành hai cặp cạnh đối diện song song với nhau.
Vì trong hình bình hành hai cặp cạnh đối diện song song với nhau nên BC song song với AD
=> C đúng
Trong các hình dưới đây, hình nào là hình bình hành?
-
A
Hình 1, hình 2, hình 4
-
B
Hình 2, hình 3, hình 4
-
C
Hình 1, hình 4, hình 5
-
D
Hình 1, hình 2, hình 5
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Các hình là hình bình hành là: Hình 1, hình 2, hình 5
Trong những khẳng định sau, khẳng định nào sai?
-
A
Hình bình hành có 4 đỉnh
-
B
Hình bình hành có bốn cạnh
-
C
Hình có bốn đỉnh là hình bình hành
-
D
Hình bình hành có hai cạnh đối song song.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Dựa vào cách nhận biết hình bình hành.
Hình bình hành có 4 đỉnh, có bốn cạnh, hai cạnh đối song song => A, B, D đúng
Hình có bốn đỉnh chưa chắc là hình bình hành, ví dụ:
Cho hình bình hành \(ABCD\), cặp cạnh bằng nhau là:
-
A
AB và AD
-
B
AD và DC
-
C
BC và AB
-
D
DC và AB
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Trong hình bình hành hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.
Vì trong hình bình hành hai cặp cạnh đối diện bằng nhau nên DC = AB.
Trong các hình dưới đây, hình nào là hình bình hành?
-
A
Hình 2
-
B
Hình 2 và hình 3
-
C
Hình 1, hình 2, hình 5
-
D
Hình 1, hình 2
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Do hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
=> Các hình là hình bình hành là: Hình 1, hình 2, hình 5.
Cho hình bình hành ABCD có chiều cao hạ xuống cạnh CD là 5 cm, chiều dài CD là 15 cm, diện tích hình bình hành ABCD là:
-
A
20 cm2
-
B
75 cm
-
C
20 cm
-
D
75 cm2
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Diện tích hình bình hành là: \(S = b.h\)
Trong đó \(b\) là cạnh, \(h\) là chiều cao tương ứng.
Hình bình hành ABCD có chiều cao bằng 5 cm và độ dài cạnh đáy bằng 15 cm nên:
Diện tích hình bình hành ABCD là: 5 . 15 = 75 cm2
Mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy là 47 m, mở rộng mảnh đất bằng cách tăng các cạnh đáy của hình bình hành này thêm 7 m thì được mảnh đất hình bình hành mới có diện tích hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 189 m2. Hãy tính diện tích mảnh đất ban đầu.
-
A
1296 m2
-
B
1926 m2
-
C
1629 m2
-
D
1269 m2
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Phần diện tích tăng thêm chính là diện tích hình bình hành có cạnh đáy 7m và chiều cao là chiều cao của mảnh đất hình bình hành ban đầu.
- Tính chiều cao của mảnh đất hình bình hành:
Chiều cao = Diện tích : Cạnh đáy
- Tính diện tích mảnh đất ban đầu:
Diện tích = Cạnh đáy . Chiều cao.
Phần diện tích tăng thêm chính là diện tích hình bình hành có cạnh đáy 7m và chiều cao là chiều cao của mảnh đất hình bình hành ban đầu.
Chiều cao mảnh đất là: 189 : 7 = 27 (m)
Diện tích mảnh đất hình bình hành ban đầu là: 27 . 47 = 1269 (m2)
Cho hình bình hành có chu vi là 480cm, có độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia và gấp 8 lần chiều cao. Tính diện tích hình bình hành
-
A
5000 cm
-
B
10000 cm
-
C
2500 cm2
-
D
5000 cm2
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
- Tính nửa chu vi hình bình hành
- Tính cạnh đáy của hình bình hành
- Tính chiều cao của hình bình hành
=> Diện tích hình bình hành
Diện tích hình bình hành là: \(S = b.h\)
Trong đó \(b\) là cạnh, \(h\) là chiều cao tương ứng.
- Ta có nửa chu vi hình bình hành là: 480 : 2 = 240 (cm)
Cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia nên nửa chu vi sẽ gấp 6 lần cạnh kia.
- Ta có cạnh đáy hình bình hành là: 240 : 6 . 5 = 200 (cm)
- Chiều cao của hình bình hành là: 200 : 8 = 25 (cm)
- Diện tích của hình bình hành là: 200 . 25 = 5000 (cm2)
Cho hình bình hành có diện tích là 312 m2, độ dài đáy là 24 m, chiều cao hình bình hành đó là:
-
A
17m
-
B
30m
-
C
37m
-
D
13m
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Chiều cao hình bình hành = Diện tích : Độ dài cạnh đáy
Hình bình hành đã cho có diện tích là 312 m2 và độ dài đáy là 24 m nên:
Chiều cao hình bình hành là: 312 : 24 = 13 (m)
Cho khu đất hình bình hành độ dài đáy là 300 dm, chiều cao khu đất hình bình hành là 20 m. Diện tích hình bình hành đó là:
-
A
6000 cm2
-
B
600 cm2
-
C
600 dm2
-
D
600 m2
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
- Đổi các độ dài ra cùng đơn vị đo
- Tính diện tích hình bình hành
Diện tích hình bình hành là: \(S = b.h\)
Trong đó \(b\) là cạnh, \(h\) là chiều cao tương ứng.
Đổi 300 dm = 30 m
Diện tích hình bình hành đã cho là: 30 . 20 = 600 (m2)
Chọn câu đúng:
-
A
Diện tích hình bình hành bằng nửa tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
-
B
Diện tích hình bình hành bằng tổng của cạnh đáy và chiều cao.
-
C
Diện tích hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
-
D
Diện tích hình bình hành bằng hiệu của cạnh đáy và chiều cao.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Diện tích hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
Chọn câu đúng:
-
A
Chu vi của một hình bình hành bằng tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.
-
B
Chu vi hình bình hành bằng tổng của cạnh đáy và chiều cao.
-
C
Chu vi hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
-
D
Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Sử dụng công thức tính chu vi hình bình hành.
Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
Quan sát các hình đã cho ta thấy hình thứ nhất và hình thứ tư từ trên xuống có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên các hình đó là hình bình hành.
Độ dài đáy của hình bình hành có chiều cao \(24cm\) và diện tích là \(432c{m^2}\) là:
A. \(16cm\)
B. \(17cm\)
C. \(18cm\)
D. \(19cm\)
C. \(18cm\)
Từ công thức tính diện tích hình bình hành: \(S = a \times h\), ta có thể suy ra công thức tính độ dài cạnh đáy \(a\) là \(a = S:h\).
Độ dài đáy của hình bình hành đó là:
\(432:24 = 18\,\,(cm)\)
Đáp số: \(18cm\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình bình hành có diện tích là \(1855d{m^2}\) và độ dài cạnh đáy là \(53dm\).
Vậy chiều cao của hình bình hành đó là
\(dm\).
Một hình bình hành có diện tích là \(1855d{m^2}\) và độ dài cạnh đáy là \(53dm\).
Vậy chiều cao của hình bình hành đó là
\(dm\).
Từ công thức tính diện tích hình bình hành: \(S = a \times h\), ta có thể suy ra công thức tính chiều cao \(h\) là \(h = S\,\,:\,\,a\).
Chiều cao của hình bình hành đó là:
\(1855:53 = 35\,\,(dm)\)
Đáp số: \(35dm\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(35\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một bình hành có diện tích là \(8d{m^2}\) và độ dài cạnh đáy là \(32cm\).
Vậy chiều cao tương ứng với cạnh đáy đó là
\(cm\).
Một bình hành có diện tích là \(8d{m^2}\) và độ dài cạnh đáy là \(32cm\).
Vậy chiều cao tương ứng với cạnh đáy đó là
\(cm\).
- Đổi \(8d{m^2}\) sang đơn vị đo là \(c{m^2}\).
- Từ công thức tính diện tích hình bình hành: \(S = a \times h\), ta có thể suy ra công thức tính chiều cao \(h\) là \(h = S\,:\,a\).
Đổi \(8d{m^2} = 800c{m^2}\)
Chiều cao của hình bình hành đó là:
\(800:32 = 25\,\,(cm)\)
Đáp số: \(25cm\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(25\).