Câu hỏi 1 :

Hai mặt đối lập nhưng thống nhất của trao đổi chất là:

  • A
    Đồng hóa và dị hóa
  • B
    Cảm ứng và bài tiết
  • C
    Hô hấp và vận động
  • D
    Sinh trưởng và phát triển.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Đồng hoá và dị hoá là hai mặt đối lập nhưng thống nhất của quá trình trao đổi chất.

Câu hỏi 2 :

Đồng hoá xảy ra quá trình nào dưới đây?

  • A

    Giải phóng năng lượng

  • B

    Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp

  • C

    Tích luỹ năng lượng

  • D

    Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng.

Câu hỏi 3 :

Kết quả của quá trình dị hóa là:

  • A
    Năng lượng được giải phóng từ chất hữu cơ bị phân giải
  • B
    Tổng hợp chất đặc trưng cho cơ thể
  • C
    Tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học
  • D
    Cả A và B đều đúng

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Kết quả của quá trình dị hóa là : Năng lượng được giải phóng từ chất hữu cơ bị phân giải.

Câu hỏi 4 :

Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình

  • A

    đều xảy ra sự tổng hợp các chất.

  • B

    đều xảy ra sự tích luỹ năng lượng.

  • C

    đối lập nhau.

  • D

    mâu thuẫn nhau.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình đối lập nhau.

Câu hỏi 5 :

Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì ?

  • A

    Tổng hợp chất mới

  • B

    Sinh công

  • C

    Sinh nhiệt

  • D

    Tất cả các phương án còn lại

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để tổng hợp chất mới, sinh công, sinh nhiệt.

Câu hỏi 6 :

Chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của quá trình dị hoá ?

  • A

    Nước      

  • B

    Prôtêin

  • C

    Xenlulôzơ      

  • D

    Tinh bột

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Dị hóa: quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa →các chất đơn giản

Lời giải chi tiết :

Nước có thể là sản phẩm của quá trình dị hoá.

Câu hỏi 7 :

Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành

  • A

    quang năng.      

  • B

    cơ năng.

  • C

    nhiệt năng.      

  • D

    hoá năng.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành nhiệt năng.

Câu hỏi 8 :

Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá ?

  • A

    Người cao tuổi

  • B

    Thanh niên

  • C

    Trẻ sơ sinh

  • D

    Thiếu niên

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Người cao tuổi có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá.

Câu hỏi 9 :

Chuyển hoá cơ bản là

  • A

    năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.

  • B

    năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.

  • C

    năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

  • D

    năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn.

Câu hỏi 10 :

Chuyển hoá cơ bản có vai trò gì

  • A

    Cung cấp năng lượng cho các hoạt động lao động nặng.

  • B

    Tích lũy năng lượng cho các hoạt động cật lực.

  • C

    Duy trì các hoạt động sống khi cơ thể nghỉ ngơi.

  • D

    Chỉ có vai trò duy trì thân nhiệt.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Chuyển hoá cơ bản có vai trò duy trì các hoạt động sống khi cơ thể nghỉ ngơi.

Câu hỏi 11 :

Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể được sự điều hòa của hai yếu tố là:

  • A
    Đồng hóa và dị hóa
  • B
    Thần kinh và nội tiết
  • C
    Tổng hợp chất và phân giải chất
  • D
    Giải phóng năng lượng và tích lũy năng lượng

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể được sự điều hòa của hai yếu tố là:

+ Cơ chế thần kinh: Do hệ thần kinh đảm nhiệm, do ở não bộ có các trung khu điều khiển sự trao đổi gluxit, lipit, nước, muối khoáng và điều hòa sự tăng, giảm nhiệt độ của cơ thể.

+ Cơ chế thể dịch: Do các hoocmon do tuyến nội tiết tiết ra, ví dụ như insulin, glucagon điều hòa nồng độ đường trong máu, qua đó góp phần điều tiết quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Câu hỏi 12 :

Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào sự điều khiển của mấy hệ cơ quan ?

  • A

    3    

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào sự điều khiển của hệ thần kinh và nội tiết.

Câu hỏi 13 :

Loại hoocmôn nào dưới đây tham gia điều chỉnh đường huyết trong máu?

  • A

    Glucagôn

  • B

    Insulin

  • C

    Ađrênalin

  • D

    Tất cả các phương án còn lại

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Cả ba loại hoocmôn glucagôn, insulin và ađrênalin đều tham gia điều chỉnh đường huyết trong máu.

Câu hỏi 14 :

Trao đổi chất khác chuyển hoá vật chất là

  • A
    Trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của chuyển hoá vật chất xảy ra ở bên trong tế bào.
  • B
    Chuyển hoá vật chất bao gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá xảy ra bên trong tế bào.
  • C
    Trao đổi chất ở cấp tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.
  • D
    Cả A và B.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Trao đổi chất là quá trình hấp thu thức ăn từ môi trường vào cơ thể, chế biến nó thành các chất của cơ thể và thải các sản phẩm cuối cùng ra môi trường

Lời giải chi tiết :

Trao đổi chất khác chuyển hoá vật chất là: Trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của chuyển hoá vật chất xảy ra ở bên trong tế bào.