Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:
-
A
Bị hắt trở lại môi trường cũ.
-
B
Bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
-
C
Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
-
D
Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Pháp tuyến là đường thẳng:
-
A
Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
-
B
Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới.
-
C
Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.
-
D
Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Pháp tuyến NN’ là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới.
Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
-
A
Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
-
B
Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
-
C
Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.
-
D
Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Ta thấy:
+ Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
+ Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới
=> Tùy từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi
-
A
tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
-
B
tia khúc xạ và tia tới.
-
C
tia khúc xạ và mặt phân cách.
-
D
tia khúc xạ và điểm tới.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Xem lý thuyết các tia, góc trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Góc khúc xạ r là góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới
(Góc N’IK)
Điều nào SAI khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
-
A
Tia khúc xạ và tia tới cùng nằm trong mặt phẳng tới.
-
B
Góc tới tăng dần, góc khúc xạ cũng tăng dần.
-
C
Nếu tia sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
-
D
Nếu tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
A, B, C - đúng
D - sai vì khi tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
Khi ánh sáng truyền từ không khí vào thủy tinh thì:
-
A
Góc khúc xạ không phụ thuộc vào góc tới.
-
B
Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
-
C
Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm.
-
D
Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Ta có, khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm)
Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì
-
A
Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
-
B
Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.
-
C
Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30°.
-
D
Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Ta có, khi tia sáng truyền từ nước ra không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
Chọn phát biểu SAI trong các phất biểu sau.
-
A
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc khi truyền qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt.
-
B
Tia khúc xạ và tia tới ở hai môi trường khác nhau.
-
C
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia đường pháp tuyến so với tia tới.
-
D
Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ sẽ giảm (hoặc tăng).
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
A, B, C – đúng
D – sai vì: Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm)
Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ là:
-
A
Tia IQ
-
B
Tia IK
-
C
Tia IN’
-
D
Tia IP
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
IK là tia khúc xạ
Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới (i) là góc tạo bởi:
-
A
tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
-
B
tia khúc xạ và tia tới.
-
C
tia tới và mặt phân cách
-
D
tia tới và điểm tới
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
\(\widehat {SIN}\) là góc tới, kí hiệu là i là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
-
A
Tia sáng là đường thẳng
-
B
Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
-
C
Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường
-
D
Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
-
A
Tia sáng đến mặt gương bị hắt ngược trở lại
-
B
Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường
-
C
Tia sáng trắng đi qua một lăng kính bị phân tích thành nhiều màu
-
D
Tia sáng trắng đi qua một tấm kính màu đỏ thì có màu đỏ
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể nước, ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện tượng nào?
-
A
Phản xạ ánh sáng
-
B
Khúc xạ ánh sáng
-
C
Luôn truyền thẳng
-
D
Không tuân theo hiện tượng nào
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
-
A
Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt
-
B
Khi ta soi gương
-
C
Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh
-
D
Khi ta xem chiếu bóng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Ta có:
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Ở phương án C: (Ánh sáng từ cá truyền đến mắt ta)
Môi trường trong suốt thứ nhất là nước
Môi trường trong suốt thứ hai là không khí
Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
-
A
Trên đường truyền trong không khí
-
B
Tại mặt phân cách giữa không khí và nước
-
C
Trên đường truyền trong nước
-
D
Tại đáy xô nước
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Vận dụng định nghĩa và các tia trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Sử dụng cụm từ thích hợp trong các cụm từ sau:
(1) Bị gãy khúc;
(2) Bị hắt trở lại;
(3) Góc khúc xạ lớn hơn góc tới;
(4) Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
Điền vào chỗ trống của câu 1, 2, 3
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau…ngay tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Độ lớn góc khúc xạ và góc tới là khác nhau
-
A
(1)
-
B
(2)
-
C
(3)
-
D
(4)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì….
-
A
(1)
-
B
(2)
-
C
(3)
-
D
(4)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì…
-
A
(1)
-
B
(2)
-
C
(3)
-
D
(4)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới
Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là:
-
A
00
-
B
300
-
C
600
-
D
900
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là 00
Trong hình 4, xy là mặt phân cách giữa hai môi trường không khí (ở trên) và nước (ở dưới). Hình nào biểu diễn không đúng sự khúc xạ của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách xy
-
A
Hình A
-
B
Hình B
-
C
Hình C
-
D
Hình D
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
- Ánh sáng truyền từ không khí vào nước:
+ Góc khúc xạ < góc tới
+ Tia khúc xạ gần pháp tuyến hơn tia tới
- Ánh sáng truyền từ nước ra ngoài không khí
+ Góc khúc xạ > góc tới
+ Tia khúc xạ xa pháp tuyến hơn so với tia tới
Hình vẽ biểu diễn đúng sự khúc xạ của tia sáng khi truyền qua mặt xy là: Hình A; hình B; hình C
Hình vẽ không đúng kiến thức về sự khúc xạ của tia sáng: Hình D
Một tia sáng chiếu từ không khí tới mặt thoáng của một chất lỏng với góc tới bằng 45° thì cho tia phản xạ hợp với tia khúc xạ một góc 105°. Góc khúc xạ bằng
-
A
45°
-
B
60°
-
C
30°
-
D
90°
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới
- Góc phản xạ bằng góc tới
Góc tới i = góc phản xạ i’
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}i' + {105^0} + r = {180^0}\\i = i' = {45^0}\end{array} \right. \Rightarrow r = {30^0}\)
Chiếu một tia sáng vuông góc với bề mặt thủy tinh. Khi đó góc khúc xạ bằng
-
A
900
-
B
600
-
C
300
-
D
00
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
Chiếu một tia sáng vuông góc với bề mặt thủy tinh \( \Rightarrow i = {0^0} \Rightarrow r = {0^0}\)
Một con cá có vị trí cách mặt nước 80cm nhưng bạn An đứng trên bờ nhìn xuống nước thấy con cá chỉ cách mặt nước khoảng 50 cm. Hiện tượng này liên quan đến kiến thức vật lý nào?
-
A
Phản xạ ánh sáng trên mặt nước
-
B
Khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng truyền từ nước ra ngoài không khí
-
C
Khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước
-
D
Sự truyền thẳng của ánh sáng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Một con cá có vị trí cách mặt nước 80cm nhưng bạn An đứng trên bờ nhìn xuống nước thấy con cá chỉ cách mặt nước khoảng 50 cm. Hiện tượng này liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng truyền từ nước ra ngoài không khí
Đặt mắt phía trên một chậu đựng nước quan sát một viên bi ở đáy chậu ta sẽ
-
A
Không nhìn thấy viên bi.
-
B
Nhìn thấy ảnh ảo của viên bi trong nước.
-
C
Nhìn thấy ảnh thật của viên bi trong nước.
-
D
Nhìn thấy đúng viên bi trong nước.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Sử dụng lí thuyết “Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ - Trang 111 – SGK Vật Lí 9”
Đặt mắt phía trên một chậu đựng nước quan sát một viên bi ở đáy chậu ta sẽ nhìn thấy ảnh ảo của viên bi trong nước.