Câu hỏi 1 :

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’

  • A

    là ảnh thật, lớn hơn vật.

  • B

    là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

  • C

    ngược chiều với vật.

  • D

    là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Ta có, ảnh và vật nằm về cùng một phía so với thấu kính

=> ảnh A’B’ là ảnh ảo và cùng chiều với vật

Câu hỏi 2 :

Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:

  • A

    ảnh ảo ngược chiều vật.        

  • B

    ảnh ảo cùng chiều vật.

  • C

    ảnh thật cùng chiều vật.                    

  • D

    ảnh thật ngược chiều vật.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Khi đặt vật trong khoảng tiêu cự => ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật

Câu hỏi 3 :

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:

  • A

    thật, ngược chiều với vật.      

  • B

    thật, luôn lớn hơn vật.

  • C

    ảo, cùng chiều với vật.          

  • D

    thật, luôn cao bằng vật.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Vận dụng đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Lời giải chi tiết :

Ta có, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính

=> ảnh là ảnh thật, ngược chiều với vật có thể nhỏ hoặc bằng hoặc lớn hơn vật tùy vị trí của vật.

Câu hỏi 4 :

Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:

  • A

    ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

  • B

    ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

  • C

    ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.

  • D

    ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

=> Khi đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội  và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật

Câu hỏi 5 :

Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất:

  • A

    ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

  • B

    ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.

  • C

    ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

  • D

    ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

=> Khi đặt vật AB trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d =2f => ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều và cao bằng vật.

Câu hỏi 6 :

Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ

  • A

    Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn

  • B

    Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến

  • C

    Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo

  • D

    Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:

+ Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.

+ Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

+ Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật 

+ Vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh cũng vuông góc với trục chính của vật.

Nên câu sai là câu C: Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.

Vì ảnh ảo không hứng được trên màn chắn

Câu hỏi 7 :

Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng:

  • A

    2F

  • B

    F

  • C

    3F

  • D

    4F

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự

Câu hỏi 8 :

Sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ:

  • A

    Ảnh thật luôn cùng chiều với vật

  • B

    Ảnh ảo luôn cùng chiều với vật

  • C

    Ảnh thật luôn lớn hơn vật

  • D

    Ảnh ảo luôn nhỏ hơn vật

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Vận dụng đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Lời giải chi tiết :

Ta có, sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ là:

+ Ảnh thật luôn ngược chiều với vật

+ Ảnh ảo luôn cùng chiều với vật

+ Ảnh thật có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng vật

+ Ảnh ảo luôn lớn hơn vật

=> Các phương án:

A, C, D - sai

B - đúng

Câu hỏi 9 :

Ảnh \(S'\) của điểm sáng \(S\) được đặt như hình là:

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

+ Kẻ tia tới \(SI\) bất kì

+ Kẻ trục phụ song song với \(SI\)

+ Qua \(F'\)  kẻ đường vuông góc với trục chính, cắt trục phụ tại tiêu điểm phụ \({F_p}'\)

+ Tia tới song song với trục phụ thì tia ló qua tiêu điểm phụ nên tia ló qua \(I\) và \({F_p}'\), tia ló này cắt trục chính tại \(S'\). \(S'\) là ảnh cần xác định.

Câu hỏi 10 :

Trong hình sau, \(S\)- là điểm vật thật, \({\rm{S}}'\)- là điểm ảnh, \(xy\) - là trục chính thấu kính.

Câu 10.1

Hãy cho biết \(S'\) là ảnh gì và thấu kính thuộc loại nào?

  • A

    ảnh ảo và thấu kính phân kỳ

  • B

    ảnh thật và thấu kính hội tụ

  • C

    ảnh ảo và thấu kính hội tụ

  • D

    ảnh thật và thấu kính phân kỳ

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Vì \(S'\)  và \(S\) ở khác phía trục chính nên \(S\) và \(S'\) cùng tính chất => \(S'\) là ảnh thật.

+ Vật thật cho ảnh thật => thấu kính là thấu kính hội tụ

Câu 10.2

Gọi \(d\) là khoảng cách từ \(S\) đến thấu kính, d nằm trong khoảng nào?

  • A

    \(d < {\rm{OF}}\)

  • B

    \(d > {\rm{OF}}\)

  • C

    \(d = {\rm{OF}}\)

  • D

    \({\rm{0 < d < OF}}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Phương pháp vẽ ảnh

+ Vẽ hai đường đặc biệt

+ Giao của hai đường

Lời giải chi tiết :

+ Vì điểm vật, điểm ảnh và quang tâm O thẳng hàng nên nối \(S{\rm{S}}'\) cắt trục chính tại điểm O là quang tâm.

+ Qua O dựng thấu kính hội tụ vuông góc với trục chính.

+ Kẻ tia \(SI//xy\) thì tia ló qua \({\rm{IS}}'\), cắt \(xy\) tại \(F'\). Lấy \(F\) đối xứng với \(F'\) qua O.

=> điểm S nằm ngoài tiêu cực,  \(d > OF\)

Câu hỏi 11 :

Cho hình sau

 Với \(\Delta \) - trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng và A’B’ là ảnh của AB.

Chọn phương án đúng trong các phương án sau:

  • A

    A’B’ là ảnh ảo

  • B

    A’B’ là ảnh thật

  • C

    Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì

  • D

    B và C đúng

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Ta có,

+ A’B’ cùng chiều với AB => A’B’ là ảnh ảo

+ ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật => thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ

Câu hỏi 12 :

Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng

  • A

    cùng chiều, nhỏ hơn vật        

  • B

    cùng chiều với vật

  • C

    ngược chiều, lớn hơn vật

  • D

    ngược chiều với vật

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ luôn ngược chiều với vật

Câu hỏi 13 :

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật thì AB nằm cách thấu kính một khoảng:

  • A

    OA < f

  • B

    OA > 2f

  • C

    OA = f

  • D

    OA = 2f

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

=> Để thu được ảnh thật ngược chiều, nhỏ hơn vật => vật phải cách thấu kính một khoảng OA > 2f

Câu hỏi 14 :

Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f = 16cm\). Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính:

  • A

    8 cm

  • B

    16 cm

  • C

    32 cm

  • D

    48 cm

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Ta có: Để thu được ảnh thật ngược chiều, nhỏ hơn vật => vật phải cách thấu kính một khoảng \(d > 2f\)

Theo đầu bài ta có: \(f = 16cm \to 2f = 32cm\)

=> Để thu được ảnh nhỏ hơn vật => vật cần đặt cách thấu kính một khoảng \(d > 32cm\)

Câu hỏi 15 :

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f = 20cm\). Một vật thật AB cách thấu kính \(40cm\). Ảnh thu được là:

  • A

    ảnh thật, cách thấu kính 40cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.

  • B

    ảnh thật, cách thấu kính 20cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật

  • C

    ảnh thật, cách thấu kính 40cm, cùng chiều vật và độ cao bằng vật

  • D

    ảnh ảo, cách thấu kính 10cm, cùng chiều vật và lớn hơn vật

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng các đặc điểm ảnh của vật qua thấu kính hội tụ

+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} \pm \frac{1}{{d'}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, \(f = 20cm;d = 40cm\)

+ Vật đặt tại \(d = 2f = 40cm\) => ảnh thu được là ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật

+ Áp dụng biểu thức: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

Ta suy ra: \(d' = \frac{{f.d}}{{d - f}} = \frac{{20.40}}{{40 - 20}} = 40cm\)

=> Ảnh thu được là ảnh thật ngược chiều với vật, cách thấu kính một khoảng 40cm và cao bằng vật.

Câu hỏi 16 :

Một vật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Ảnh cách vật 32cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?

  • A

    24cm

  • B

    16cm

  • C

    48 cm

  • D

    29cm

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức: Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)

+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} \pm \frac{1}{{d'}}\)

Lời giải chi tiết :

+ ảnh ảo cao gấp 3 lần vật, ta suy ra: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{1}{3} = \frac{d}{{d'}} \to d' = 3{\rm{d}}\)

+ Lại có: d' - d =32 => 3d - d = 32 => d = 16 (cm)

+ Do ảnh là ảnh ảo, sử dụng công thức thấu kính, ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{{d'}}\\ \to f = \frac{{d'.d}}{{d' - d}} = \frac{{3{\rm{d}}.d}}{{3{\rm{d}} - d}} = \frac{3}{2}d = \frac{3}{2}.16 = 24cm\end{array}\)