Câu hỏi 1 :

Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất đối tuượng của miêu tả nội tâm?

  • A

    Những ý nghĩ của nhân vật

  • B

    Những diễn biến tâm trạng của nhân vật

  • C

    Những cảm xúc của nhân vật

  • D

    Cả A, B, C

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Đối tượng của miêu tả nội tâm là những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. 

Câu hỏi 2 :
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Miêu tả nội tâm giúp nhân vật trong văn bản tự sự sinh động hơn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Miêu tả nội tâm giúp nhân vật trong văn bản tự sự sinh động hơn 

Câu hỏi 3 :

Có mấy cách miêu tả nội tâm nhân vật?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Có hai cách miêu tả nội tâm nhân vật:

+ Miêu tả trực tiếp: diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.

+ Miêu tả gián tiếp: miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.

Câu hỏi 4 :

Những câu văn sau trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả điều gì?

Mắt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho mắt chảy ra, cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít "

  • A

    Nội tâm của lão Hạc

  • B

    Ngoại hình lão Hạc 

  • C

    Nét mặt của lão Hạc

  • D

    Suy nghĩ của lão Hạc

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Những câu văn trên trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả nét mặt lão Hạc

Câu hỏi 5 :

Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.

  • A

    Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình

  • B

     Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm

  • C

    Tự sự kết hợp lập luận

  • D

    Lập luận kết hợp miêu tả nội tâm

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn sau sử dụng phương thức lập luận kết hợp miêu tả nội tâm

Câu hỏi 6 :

Câu thơ sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

Bẽ bàng mây sớm đèm khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

  • A

    Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình

  • B

    Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm

  • C

    Tự sự kết hợp lập luận

  • D

    Lập luận kết hợp miêu tả nội tâm

     

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

 Đoạn thơ trên có sự kết hợp giữa tự sự và miêu tả nội tâm