Câu hỏi 1 :

Có thể thay thế từ gian lao trong bản dịch bài thơ Đi đường bằng từ nào

  • A

    Phức tạp  

  • B

    Nghiệt ngã   

  • C

    Khó khăn

  • D

    Mệt mỏi

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Thử ghép từng đáp án và chọn ra câu phù hợp

Lời giải chi tiết :

 “khó khăn” là từ phù hợp có thể thay thế.

Câu hỏi 2 :

Từ “trùng san” được lặp lại mấy lần trong bài thơ Đi đường ?

  • A

    Hai lần   

  • B

    Ba lần 

  • C

    Bốn lần

  • D

    Không lặp lại

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Từ “trùng san” được lặp lại 3 lần

Câu hỏi 3 :

Trong bài thơ, từ “Tẩu lộ” được nhắc lại mấy lần?

  • A

    1 lần

  • B

     2 lần

  • C

    3 lần

  • D

     4 lần

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đọc lại bài thơ 

Lời giải chi tiết :

 Trong bài thơ, từ “Tẩu lộ” được nhắc lại 2 lần

Câu hỏi 4 :

Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường ?

  • A

    Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.

  • B

    Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.

  • C

    Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ

  • D

    Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Từ bài thơ, suy ra triết lý hàm ẩn

Lời giải chi tiết :

Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.

Câu hỏi 5 :

Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài Đi đường ?

  • A

    Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người.

  • B

    Sảng khoái vì đã thoát khỏi những nhọc nhằn trên đường đi.

  • C

    Thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.

  • D

    Mệt mỏi vì phải trải qua quãng đường đầy gian lao, vất vả.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của tác giả là sự thanh thản, ung dung

Câu hỏi 6 :

Câu thơ nào trong bài Đi đường diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách ?

  • A

    Câu 1    

  • B

    Câu 2    

  • C

    Câu 3

  • D

    Câu 4

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đọc lại 4 câu thơ và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Câu thơ thứ ba diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ

Câu hỏi 7 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ Đi đường ?

  • A

    Điệp từ 

  • B

    Nhân hoá  

  • C

    So sánh

  • D

    Hoán dụ

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nghệ thuật của văn bản

Lời giải chi tiết :

Điệp từ là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ

Câu hỏi 8 :

Mượn sự kiện đi đường đầy gian nan, Hồ Chí Minh muốn khẳng định triết lí gì?

  • A

    Đường đời có rất nhiều thử thách, con người phải có những biện pháp cụ thể để vượt qua từng thử thách.

  • B

    Cuộc sống có nhiều cơ hội, con người phải biết nắm bắt và tận dụng triệt để.

  • C

    Con người có sức mạnh to lớn có thể đánh bại mọi khó khăn.

  • D

    Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các phương án và chọn ra câu phù hợp nhất

Lời giải chi tiết :

Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.

Câu hỏi 9 :

Bài thơ “Đi đường” thể hiện tinh thần gì của Bác Hồ?

  • A

    Tính kiên trì, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thái độ lạc quan.

  • B

    Tinh thần gan dạ, dũng cảm, chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng.

  • C

    Tinh thần yêu đời, yêu cuộc sống.

  • D

    Tinh thần yêu độc lập, tự do.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Từ triết lý bài thơ và hoàn cảnh của bác, em hãy suy ra câu trả lời phù hợp

Lời giải chi tiết :

Tính kiên trì, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thái độ lạc quan là tinh thần của Bác trong văn bản