Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” mục đích dùng để làm gì?
-
A
Dùng để trần thuật
-
B
Dùng để hỏi
-
C
Dùng để sai khiến
-
D
Dùng để bộc lộ cảm xúc
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Nhớ lại các kiểu câu đã học
Câu trên dù có dấu hỏi nhưng nó dùng để bộc lộ cảm xúc của nhân vật chứ không dùng để hỏi
"Minh nguyệt" có nghĩa là gì ?
-
A
Trăng sáng
-
B
Trăng đẹp
-
C
Trăng soi
-
D
Ngắm trăng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Nắm chắc phần phiên âm và dịch thơ để trả lời
Minh nguyệt nghĩa là trăng sáng
Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng”?
-
A
Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
-
B
Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
-
C
Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
-
D
Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Nhớ lại nội dung bài thơ
Bác ngắm trăng khi ở trong tù đầy những thiếu thốn
Hai câu thơ “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-
A
ẩn dụ
-
B
Hoán dụ
-
C
So sánh
-
D
Đối xứng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Đọc kĩ 2 câu thơ đã cho
2 câu trên sử dụng biện pháp đối
Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp ở bài thơ Ngắm trăng?
-
A
Xao xuyến, bối rối
-
B
Mừng rỡ, niềm nở
-
C
Buồn bã, chán nản
-
D
Bất bình, giận dữ
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp ở bài thơ Ngắm trăng là sự xao xuyến, bối rối
Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngăm trăng?
-
A
Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.
-
B
Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
-
C
Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.
-
D
Một con người giàu lòng yêu thương.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Bài thơ làm hiện lên hình ảnh yêu thiên nhiên và luôn lạc quan của Bác
Câu thơ cuối Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-
A
So sánh
-
B
Điệp từ
-
C
Ẩn dụ
-
D
Nhân hoá
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Nhớ lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Câu thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa
Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì:
-
A
Bác buồn khi bị giam cầm tù đày
-
B
Bác không ngủ được
-
C
Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng
-
D
Cả A, B, C đều sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Nhớ lại tinh thần, phong thái của Bác và chọn đáp án đúng nhất
Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng