Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
“Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?
-
A
Phong cách Hồ Chí Minh
-
B
Chuyện người con gái Nam Xương
-
C
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
-
D
Hoàng Lê nhất thống chí
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Đoạn trích trên trích trong văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Đoạn trích trên nói về nội dung gì?
-
A
Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại
-
B
Thói ăn chơi sa đọa của chúa Trịnh Sâm
-
C
Trình bày vẻ đẹp của những sinh vật lạ
-
D
Cả ba phương án trên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Đoạn trích trên phản ánh thói ăn chơi sa đọa của chúa Trịnh Sâm.
Xét theo mục đích nói, câu: “Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về.” thuộc kiểu câu gì?
-
A
Trần thuật
-
B
Cầu khiến
-
C
Cảm thán
-
D
Nghi vấn
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Câu trên thuộc câu trần thuật.
Câu văn “Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.” sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A
Điệp từ
-
B
So sánh
-
C
Liệt kê
-
D
Nhân hóa
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Câu văn trên sử dụng biện pháp liệt kê: trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh.
Hình ảnh chúa trong đoạn trích trên được thể hiện như thế nào?
-
A
Vị chúa anh minh, lỗi lạc
-
B
Vị chúa cậy quyền lực để cướp bóc, nhũng nhiều nhân dân.
-
C
Vị chúa có đức nhưng bất tài, vô dụng
-
D
Vị chúa yêu thương con dân
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Đoạn trích trên cho thấy đây là vị chúa cậy quyền lực để cướp bóc những thứ của quý trong thiên hạ về tô điểm cho phủ chúa.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân binh lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá, thậm chí phải phá hủy tường nhà để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.
(Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
-
A
Thuyết minh
-
B
Tự sự
-
C
Biểu cảm
-
D
Miêu tả
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: tự sự.
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
-
A
Sự bóc lột nhân dân của chúa Trịnh Sâm
-
B
Bọn quan lại cậy quyền nhũng nhiễu nhân dân
-
C
Nhân dân được Chúa chăm lo đời sống tinh thần
-
D
Đáp án B và C
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Đoạn trích trên thể hiện sự bóc lột của bọn quan lại đối với nhân dân.
Xác định trạng ngữ trong câu: “Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân binh lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền.”
-
A
Đêm đến
-
B
các cậu
-
C
sai tay chân binh lính
-
D
rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Trạng ngữ chỉ thời gian: “đêm đến”.
Hình ảnh người dân trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?
-
A
Khốn đốn, khổ cực
-
B
Giàu sang, no đủ
-
C
Cùng quẫn, không có đường sống
-
D
Ân nghĩa, thủy chung
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Người dân hiện lên với sự khốn đốn, cùng cực.
Xác định thành ngữ trong đoạn văn trên?
-
A
Nhờ gió bẻ măng
-
B
Ra ngoài dọa dẫm
-
C
Giấu vật cung phụng
-
D
Kêu van chí chiết
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Thành ngữ: “Nhờ gió bẻ măng”.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 – 1775), trong nước vô sự, Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các ly cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Việc xây dựng đình đài cứ liên miên. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo đàn bà bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán. Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hỗ tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các thứ như ở cửa hàng trong chợ. Cũng có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc, hay dưới bóng cây bến đá nào đó, hòa vài khúc nhạc.
(Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản của tác giả nào?
-
A
Nguyễn Dữ
-
B
Nguyễn Du
-
C
Phạm Đình Hổ
-
D
Nguyễn Trãi
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Đoạn trích trên được trích trong văn bản của tác giả Phạm Đình Hổ.
Đoạn trích trên nói về nội dung gì?
-
A
Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại
-
B
Thói ăn chơi sa đọa của chúa Trịnh Sâm
-
C
Trình bày vẻ đẹp của những sinh vật lạ
-
D
Cả ba phương án trên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Đoạn trích trên phản ánh thói ăn chơi sa đọa của chúa Trịnh Sâm.
Từ nào dưới đây là từ Hán Việt được nhắc đến trong đoạn văn?
-
A
Vô sự
-
B
Đèn đuốc
-
C
Bịt khăn
-
D
Đàn bà
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Từ Hán Việt: “vô sự”
Biện pháp tu từ trong câu văn “Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hỗ tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các thứ như ở cửa hàng trong chợ”?
-
A
Điệp từ
-
B
So sánh
-
C
Liệt kê
-
D
Nhân hóa
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Biện pháp so sánh: các quan ghé vào bờ mua bán các thứ như ở cửa hàng trong chợ.
Nhận xét cách ghi chép của tác giả trong đoạn trích?
-
A
Chân thực, cụ thể, sinh động
-
B
Cường điệu, nói quá các sự việc
-
C
Phóng đại, miêu tả các sự việc đầy tính nghệ thuật
-
D
Cả ba phương án trên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Tác giả đã phản ánh một cách chân thực, cụ thể, sinh động.