Soạn bài Tuyên ngôn độc lập
Nội dung chính
Văn bản nêu những nét chính về tiểu sử Hồ Chí Minh và sự nghiệp văn học của Người. |
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 29 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điếm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
- Bác coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng, bởi vậy nhà văn cũng là một chiến sĩ.
- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.
- Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện phù hợp, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao. Người luôn đặt câu hỏi: "Viết cho ai?", "Viết để làm gì?", "Viết cái gì?" và "Viết như thế nào?"
b. Văn thơ Hồ Chí Minh là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học của Người: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
Lời giải chi tiết:
a. Văn chính luận
- Viết bằng tiếng Pháp: Gồm những bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền... đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1922).
- Viết bằng tiếng Việt: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966).
- Mục đích văn chính luận của Bác: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù được thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kỳ lịch sứ.
- Đặc điểm nghệ thuật: đa dạng, linh hoạt, kết hợp lý và tình, lời văn chặt chẽ, luôn đứng trên lập trường chính nghĩa để tuyên truyền hoặc tố cáo...
b. Truyện và ký
- Nội dung: Tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước...
- Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thuý chứng tỏ Bác là một cây văn xuôi đầy tài năng.
- Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925); Nhật ký chìm tàu (1931); Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
c. Thơ ca
- Tập thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
+ Nội dung: Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng, một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. Tập thơ thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh: khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quôc, trí tuệ sắc sảo “một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng" (Nhà văn Viên Ưng - Trung Quốc).
+ Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh thế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng trong thơ luôn vận động, hướng về sự sống tương lai và ánh sáng.
- Thơ tuyên truyền, cổ động (Con cáo và tổ ong, Ca du kích...).
- Những bài thơ giải trí trong kháng chiến: Đối nguyệt (Với trăng, Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trận), Cảnh khuya...
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 29 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
Lời giải chi tiết:
Phong cách nghệ thuật của Bác độc đáo mà đa dạng:
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lý lẽ đanh thép, bằng chứng đầy tính thuyết phục, giàu hình ảnh, giọng văn linh hoạt.
- Truyện và kí: có tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng rất sâu cay, thâm thuý, mang đậm nét Á Đông.
- Thơ ca: ở những bài mang mục đích tuyên truyền thì lời lẽ giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ; còn những bài viết theo cảm hứng thẩm mĩ thì hàm súc "ý tại ngôn ngoại" kết hợp chất tình và chất thép, giản dị mà sâu xa, hồn của tạo vật và lòng người, thiên nhiên chiếm một “địa vị danh dự" (Đặng Thai Mai). Nét bao trùm là: cổ điển mà vẫn hiện đại.
Luyện tập
Lời giải chi tiết:
Câu 1 (trang 29 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích các bài thơ Mộ để làm rõ sự hài hoà giữa bút pháp cổ điển với bút pháp hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Dàn ý chi tiết
Mở bài: Khái quát về bài thơ Chiều tối
– Chiều tối (Mộ) là bài thớ thứ 31 của tập Nhật ký trong tù. Cảm hứng sáng tác của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu 1942.
– Chiều tối là bài thơ mang màu sắc cổ điển – thể hiện ở thể thơ tứ tuyệt, hình ảnh ước lệ, tượng trưng, nghệ thuật điểm xuyết quen thuộc trong thơ ca trung đại và tinh thần hiện đại – lấy sự vận động của con làm hình tượng thơ, lấy con người làm đối tượng trung tâm cho bức tranh thiên nhiên.
Thân bài:
1. Bức tranh thiên nhiên chiều tà (2 câu đầu)
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
– Về khung cảnh thiên nhiên: Khung cảnh thiên nhiên lúc chiều tối. Trong bức tranh thiên nhiên ấy có: cánh chim mệt mỏi bay về tổ và chòm mây lơ lững giữa tầng không.
– Về hình ảnh thơ: Hình ảnh cánh chim và chòm mây là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca xưa – mang nét đẹp cổ điển.
– Về hình ảnh “cánh chim”: cánh chim mệt mỏi bay về tổ. Hình ảnh cánh chim điểm xuyết lên bức tranh chiều tàn tạo nét chấm phá cho bức tranh. Hình ảnh “cánh chim” gợi tả không gian rộng lớn, thinh vắng trong thời khắc ngày tàn đồng thời cũng là dấu hiệu thời gian. Đồng thời trạng thái “mỏi mệt” của cánh chim gợi điểm tương đồng giữa cánh chim và người tù nhân – chiều đã về, ngày đã tàn nhưng vẫn mệt mõi lê bước trên đường trường => cảnh và người hòa quyện, đồng điệu, giao cảm.
– Về hình ảnh “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” (“Cô vân mạn mạn độ thiên không”).
+ “Cô vân”: Bản dịch thơ gợi tả được sự vận động của đám mây “trôi nhẹ”. Cách dịch làm người đọc cảm nhận được sự thư thái, nhẹ nhàng nhưng chưa gợi tả được nổi cô đơn, lẻ loi của áng mây chiều. Cũng vì thế thi pháp chấm phá trong bản dịch chưa thể hiện nổi bật, chưa làm nổi bật được không gian rộng lớn, chưa làm nổi bật được nỗi cô độc nơi đất khác quê người của nhà thơ.
+ Hình ảnh chòm mây cô độc trôi chầm chậm trong không gian bao la của bầu trời chiều “độ thiên không”. Hình ảnh này gợi nhớ câu thơ “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” của nhà thơ Thôi Hiệu. “Chòm mây” cũng từ đó mà có hồn, mang lại nhiều suy tư về cuộc đời cách mạng gian truân của Hồ Chủ tịch – cứ đi mãi mà vẫn chưa thấy tương lai tươi sáng rọi về.
+ Tâm hồn nhà thơ qua câu thơ: Dẫu bị tù đày, xiềng xích, khổ nhục nhưng tâm hồn lại thư thái cùng thơ ca và thiên nhiên. Đồng thời qua đó ta cảm nhận được nghị lực phi thường – chất thép của một người chí sĩ cách mạng, một con người yêu và khao khát tự do mãnh liệt như áng mây, như cánh chim trời.
– Đánh giá chung: Thiên nhiên trong thơ Bác mang nét đẹp cổ điển với những hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời bức tranh thiên nhiên và con người có sự giao hòa với nhau. Ẩn sau bức tranh thiên nhiên là những nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ – tả cảnh ngụ tình.
2. Bức tranh đời sống con người
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã tực hồng)
– Hình ảnh cô gái xay ngô tối trẻ trung, khỏe khoắn, siêng năng lao động tạo nét chấm phá (điểm xuyết) cho bức tranh, trở thành trung tâm của cảnh vật. Dù là xuất hiện giữa không gian núi rừng trong đêm mênh mông nhưng hình ảnh cô gái sơn cước không hề đơn độc. Hình ảnh thơ gợi sự ấm ám cho người đọc.
– Qua hình ảnh thơ, ta còn thấy ở Bác là tấm lòng, tình yêu, sự trân trọng dành cho những người lao động – dù nghèo khó, vất vả nhưng vẫn lao động miệt mài trong tự do.
– So sánh với nguyên tác, trong nguyên tác không đề cập đến từ “tối” nhưng chính sức gợi tả trong thơ Người làm người đọc (kể cả người dịch) cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian – từ chiều đến khuya.
– Từ ngữ đặc sắc: từ đặc sắc, đắt giá nhất tạo thần thái cho câu thơ là chữ “hồng”. Vì từ “hồng” vừa giúp người đọc hình dung ra được thời gian, vừa làm câu bài thơ “Chiều tối” trở nên sáng rực xua tan đi bao mệt mỏi, nặng nề của bài thơ cũng như trong tâm hồn nhà thơ. Cũng vì thế mà chữ “hồng” trở thành nhãn tự của bài thơ.
Kết bài:
– Về nghệ thuật (Xem phần tác phẩm)
– Về nội dung: Bài thơ bốn dòng, hai mươi bảy chữ, đã thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung, tự tại, kiêng cường vượt qua mọi hoàn cảnh sống và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Hồ Chí Minh-người chiến sĩ, nghệ sĩ với tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống. Qua bài thơ, người ta càng cảm nhận được tấm lòng nhân ái, yêu nước thương nòi và hi sinh đến quên mình của Bác.
Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Những bài học thấm thía và sâu sắc khi học và đọc Nhật kí trong tù.
Trả lời:
- Lòng nhân đạo là đức tính cao đẹp nhất của Bác Hồ. Tình cảm này vừa cụ thể vừa bao la, vừa ở nhận thức vừa ở hành động.
- Một tâm hồn nhạy cảm và dễ rung động trước tạo vật và lòng người: “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao".
- Tinh thần thép kiên cường đi đôi với tâm hồn nhạy cảm, đậm chất trữ tình.
- Nhật kí thể hiện nhân cách của một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng".
- Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố: cổ điển và hiện đại.
soanvan.me