Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên? Đây là một vấn đề thời sự khá lí thú.

Sau 12 năm đèn sách, người học trò mong, bố mẹ mong, bạn bè mong, thầy cô giáo mong: mình sẽ thi đỗ vào một trong những trường cao đẳng, hoặc đại học. Thi đỗ là một vinh dự, là niềm hạnh phúc to lớn đối với người học sinh lớp 12 Trung học phổ thông.

Các nhà nho ngày xưa xem chuyện thi cử là "nợ cầm thư”, “hội gió mây". Nguyễn Công Trứ có bãi thơ Đi thi tự vịnh đầy hăm hở, chí khí đua tài của kẻ sĩ.

Đi thi há lẽ trở về không,

Cái nợ cầm thự phải trả xong.

Muốn thi đỗ thi phải “nấu sử sôi kinh”, phải “thức khuya dậy sớm” đèn sách, rèn luyện. Trái ngọt hạnh phúc phải đổ nhiều công sức mới hái được. Còn học hành chấm chớ, học ít chơi nhiều, học ngồi nhầm lớp sẽ thi hỏng, nhất định hỏng. Hỏng thi là nỗi nhục, nỗi buồn. Tú Xương từng trải qua “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy” nên đã thở than ‘Thi không ăn ớt thế mà cay!”.

Có bạn hỏng thi rồi nói: “Vào đại học đâu phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên”. Tôi e rằng lời tuyên bố đó chỉ là một sự chữa thẹn, không thực lòng. Có điều hỏng thi nhưng không nên tuyệt vọng, nản chí..Bài học “thất bại là mẹ thành công” rất quý báu. “Thua keo này bày keo khác", ta ôn tập lại để thi tiếp năm sau. Hoặc không đỗ đại học, ta học cao đẳng: không đỗ cao đẳng ta học trung học chuyên nghiệp, học nghề. Ta phải biết tự học để vươn lên.

Chị gái tôi năm đầu thi đại học bị hỏng. Chị khóc và bỏ cơm mấy ngày. Bố mẹ khuyên, chị cố gắng ôn tập. Năm sau chị thi đỗ vào trường Đại học Y khoa Hà Nội. Con chú tôi chỉ học cao đẳng mà nay đã đi làm, lương khá cao, đang vừa làm vừa học đại học tại chức.

Tóm lại, tôi cho rằng vào đại học không phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên. Nhưng đi học, nếu có mục tiêu thi và vào đại học, cao đẳng thì phải phấn đấu học tập để thi đỗ. Dù có học đại học hay không thì mỗi thanh niên đều phải phấn đấu lập thân, lập nghiệp để trở thành người có ích cho xã hội.

soanvan.me