Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Hãy tìm hiểu, mô tả và sắp xếp các sản phẩm gốm dưới đây theo thứ tự trước sau. Từ các sản phẩm đó, hãy cho biết đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hóa Đông Sơn và tiền Đông Sơn.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2 trang 89 - 91 SGK Lịch sử 10

- Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “cốc gốm Gò Mun” ; “nồi gốm Phùng Nguyên”; “bình đất nung Đông Sơn”; “vò gốm Đồng Đậu”.

Lời giải chi tiết:

STT

Thành tựu

Mô tả

1

 

- Dáng cao, đế khum.

- Màu đỏ nhạt, thành mỏng, trang trí hoa văn khắc vạch.

- Từ đế lên miệng cốc: mở rộng ở phần giữa rồi khum tròn lại.

2

 

- Dáng cao, đế bệt (không có bệ đỡ).

- Miệng loe, thành mỏng, khum cổ nồi.

- Kết cấu cân đối, trang trí hoa văn kiểu đối xứng.

3

 

- Kết cấu phình ở giữa, khum ở cổ và đế bình.

- Quai cầm hai bên cân xứng.

- Trang trí khắc vạch tỉ mỉ, đối xứng tròn đều.

4

 

- Đế bẹt, dáng cao, màu nâu.

- Thân phình, cổ và miệng vò khum lại.

- Họa tiết chắp vá tự nhiên tạo sự thân thuộc.

 

- Sắp xếp thứ tự: B (Phùng Nguyên) => D (Đồng Đậu) => A (Gò Mun) => C (Đông Sơn)

- Đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hóa Đông Sơn và tiền Đông Sơn:

+ Trang trí tỉ mỉ, thể hiện tư duy thẩm mĩ kĩ càng của con người.

+ Kĩ thuật chế tác ngày càng phát triển.

+ Đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã.

Câu 2

Trả lời câu hỏi câu 2 trang 91 SBT Lịch sử 10

Câu 2. Hãy chọn hình ảnh các di vật đồ đồng Đông Sơn ở cột B với nhóm loại ở cột A và điền vào chỗ trống (…) dưới bảng. Quan sát các di vật và tìm ra đặc trưng của đồ đồng Đông Sơn. Kĩ thuật đúc đồng của cư dân Đông Sơn có điểm độc đáo nào?

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2 trang 89 - 91 SGK Lịch sử 10

- Phân loại các thành tựu theo đúng lĩnh vực.

Lời giải chi tiết:

A1 – c;                                 A2 – e;                  

A3- g;                                   A4 – b, d

A5 – h;                                 A6 – d;               

A7 – a.

- Điểm độc đáo trong kĩ thuật đúc đồng của cư dân Đông Sơn là:

+ Trang trí tỉ mỉ, thể hiện tư duy thẩm mĩ kĩ càng của con người.

+ Kĩ thuật chế tác ngày càng phát triển.

+ Đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã. (chuông, đồ trang sức, đồ dùng sinh hoạt, công cụ lao động, đồ tùy táng,…)

 

Câu 3

Trả lời câu hỏi câu 3 trang 92 SBT Lịch sử 10

Câu 3. Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.3 trang 92 SGK Lịch sử 10

- Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “ bảo vật quốc gia 2012”

Lời giải chi tiết:

- Giải thích lí do:

+ Thuộc nền văn hóa Đông Sơn – tiêu biểu cho nền văn hóa Việt cổ ở nước ta.

+ Mọi thông số kết cấu, hoa văn đều đạt mức hài hòa, cân đối đến độ hoàn mỹ.

+ Thể hiện tài năng sáng tạo, nghệ thuật đúc đồng đạt trình độ cao của người Việt cổ.

- Ý nghĩa của các hoa văn trang trí:

+ Có rất nhiều hoa văn trang trí gần gũi với đời sống thường nhật: giã gạo, chim bay, thuyền, nhà sàn, nhảy múa,… => giúp thế hệ sau biết được những nét cơ bản nhất trong đời sống người Việt cổ thời kì bấy giờ.

+ Bề mặt trang trí hình Mặt trời thể hiện tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, thờ thần Mặt trời của cư dân Việt cổ mong muốn mùa màng tươi tốt, bội thu.


Câu 4

Trả lời câu hỏi câu 4 trang 93 SBT Lịch sử 10

Câu 4. Hãy xác định hình ảnh nào dưới đây thể hiện tín ngưỡng phồn thực hoặc tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Những hình tượng đó ảnh hưởng thế nào đến phong tục tập quán của người Việt cổ?

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2; II.3 trang 89 - 92 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Di vật

Tên tín ngưỡng -  phong tục tập quán liên quan

Hình 15.2. Hình giao long trang trí trên giáo đồng

- Tín ngưỡng tô tem (thờ vật tổ) – giao long.

- Tục xăm mình.

Hình 15.3. Thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái)

- Tín ngưỡng phồn thực.

Hình 15.4. Trống đồng Sao Vàng (Thanh Hóa)

- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thần Mặt trời).

- Tín ngưỡng tô tem (thờ vật tổ) – chim lạc

Hình 15.5. Qua đồng núi Voi (An Lão – Hải Phòng) có hình hổ và hình cá sấu.

- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (các con vật thiêng như voi, hổ, cá sấu,…)


 

Câu 5

Trả lời câu hỏi câu 5 trang 94 SBT Lịch sử 10

Câu 5. Hãy tìm hiểu và thực hành các gói bánh chưng, bánh giầy. Hai loại bánh này thể hiện tư tưởng gì của người Việt cổ? Vì sao hiện nay, chúng ta vẫn duy trì tập tục gói và ăn bánh chưng, bánh giầy vào dịp tết Nguyên đán?

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2; II.3 trang 89 - 92 SGK Lịch sử 10

- Tìm kiếm nguồn Internet cụm từ khóa “ lí do duy trì tục lệ gói bánh chưng, bánh giầy”

Lời giải chi tiết:

- Hai loại bánh này thể hiện tư tưởng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (bánh giầy tượng trưng cho trời; bánh chưng tượng trưng cho đất); quý trọng những sản phẩm được làm ra từ cây lúa -  lương thực chính của người Việt cổ.

- Giải thích lí do:

+ Là truyền thống văn hóa ngàn đời của người Việt bắt đầu từ thời Văn Lang – Âu Lạc.

+ Là nét đẹp bản sắc dân tộc Việt (nhớ về nguồn cội).

+ Truyền lửa cho các thế hệ nối tiếp sau để truyền thống đó mãi lưu truyền.

Câu 6

Trả lời câu hỏi câu 6 trang 95 SBT Lịch sử 10

Câu 6. Yếu tố nào thúc đẩy nhà nước sớm ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả?

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1 trang 88 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Vì ở gần sông nên

- Nhu cầu trị thủy phục vụ sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

- Nhu cầu chống giặc ngoại xâm từ phía Bắc tràn xuống.

- Tác động bởi yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều => sản xuất nông nghiệp phát triển.

- Sự ra đời của các công cụ kim loại trong quá trình sản xuất các ngành thủ công nghiệp.

Trả lời câu hỏi câu 7 trang 95 - 98 SBT Lịch sử 10

Câu 7. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng

1. Cư dân nào đã mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam?

A. Hòa Bình.                                 

B. Sơn Vi – Phú Thọ.

C. Lai Châu.                                    

D. Phùng Nguyên.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 88 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Thời đại đồng thau ở Việt Nam trải qua trình tự lần lượt là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn.

=> Mở đầu sẽ là cư dân Phùng Nguyên.

=> Chọn đáp án D.

2. Cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là văn hóa

A. Đông Sơn.                               

B. Đồng Nai.

C. Sa Huỳnh.                                

D. Óc Eo.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 88 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cách ngày nay 2800 năm ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, cư dân Việt cổ đã xây dựng nền văn hóa Đông Sơn kết hợp với yếu tố trị thủy và sự phát triển của sản xuất từ đó đưa con người bước vào nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

=> Chọn đáp án A.

3. Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là

A. Văn Lang.            

B. Âu Lạc.             

C. Đại Việt.                

D. Đại Cồ Việt.                 

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.1 trang 89 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là Văn Lang (tồn tại từ khoảng TK VII TCN đến năm 208 TCN).

=> Chọn đáp án A.

4. Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?

A. Đông Anh (Hà Nội).                        

B. Phong Châu (Phú Thọ).

C. Trà Kiệu (Quảng Nam).                   

D. Chà Bàn (Bình Định).

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.1 trang 89 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc ngày nay thuộc địa bàn Đông Anh (Hà Nội).

=> Chọn đáp án A.

5. Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là

A. đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm.

B. làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.

C. đúc đồng, đồ gốm, dệt vải.

D. đúc đồng, đánh cá, đồ gốm.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2 trang 89 - 91 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là đúc đồng (trống đồng; thạp đồng; trang sức đồng), đồ gốm, dệt tơ tằm, bông.

=> Chọn đáp án C.

6. Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.

B. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.

C. đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh.

D. ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.1 trang 89 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh mới chỉ có những chức vụ cơ bản, chưa có luật pháp nhưng đã có tính hệ thống.

=> Chọn đáp án C.

7. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán

A. ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.

B. nhuộm răng đen, ăn trầu.

C. xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.

D. làm nhà trên sông nước.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2 trang 89 - 91 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có những tập quán gồm:

- Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.

- Nhuộm răng đen, ăn trầu.

- Xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.

=> Làm nhà trên sông nước không phải là tập quán của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.

=> Chọn đáp án D.

8. Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

A. thờ thần Mặt Trời, người chết và người có công với cách mạng.

B. thờ thần sông, thần núi, người có công khai phá đất đai.

C. sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thần sông, thần núi.

D. thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.3 trang 92 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công để nhớ về cội nguồn giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau.

=> Chọn đáp án D.

9. Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang  và Nhà nước Âu Lạc là do

A. yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thủy lợi.

B. yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế.

C. thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn.

D. yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I trang 88 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang  và Nhà nước Âu Lạc là do yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thủy lợi (đều được hình thành gần các con sông lớn).

=> Chọn đáp án A.

10. Truyền thống biết ơn tổ tiên, các vị anh hùng, người có công với làng nước của người Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ thời

A. Văn Lang – Âu Lạc             

B. Lâm Ấp.           

C. Chăm-pa.       

D. Phù Nam.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.3 trang 92 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Truyền thống biết ơn tổ tiên, các vị anh hùng, người có công với làng nước của người Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ thời Văn Lang – Âu Lạc             

=> Chọn đáp án A.

11. Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.

B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.

C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.

D. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I trang 88 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Nhân tố đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm do vị trí địa lí ở ven sông lớn, thuận lợi để sản xuất nông nghiệp.

=> Chọn đáp án B

12. Ý nào phản ánh không đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời sớm nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

A. Yêu cầu phát triển buôn bán với các tộc người khác.

B. Yêu cầu của hoạt động trị thủy để phục vụ nông nghiệp.

C. Yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

D. Những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I trang 88 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cơ sở dẫn đến sự ra đời sớm nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là:

- Yêu cầu của hoạt động trị thủy để phục vụ nông nghiệp.

- Yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

- Những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội.

=> Yêu cầu phát triển buôn bán với các tộc người khác không phải là cơ sở hình thành nhà nước.

=> Chọn đáp án A.

13. Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

A. Nhà nước sơ khai, không còn là tổ chức bộ lạc.

B. Là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia.

C. Bộ máy còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh.

D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.1 trang 89 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là một nhà nước sơ khai, chưa hoàn chỉnh, điển hình của mô hình nhà nước mới ra đời.

=> Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á không phải đặc điểm.

=> Chọn đáp án D.

14. Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc bắt nguồn từ

A. sự chuyển biến về kinh tế.                        

B. sự xuất hiện các giai cấp mới.

C. sự tư hữu hóa trong sản xuất.                   

D. sự thay đổi vai trò của đàn ông.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 88 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc bắt nguồn từ sự chuyển biến về kinh tế.                        

=> Chọn đáp án A.

15. Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm

A. vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.                             

B. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

C. vua, quý tộc, tư sản, thị dân.                    

D. vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.1 trang 89 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

16. Ý nào dưới đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

A. Lúa gạo là lương thực chính.

B. Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu.

C. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.

D. Sùng bái tự nhiên và có tục phồn thực.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2; II.3 trang 91 - 92 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc gồm có lúa gạo là chính; ở nhà sàn, nhuộm răng đen; sùng bái tự nhiên;…

=> Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn không phải đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

=> Chọn đáp án C.

17. Một số tục lệ ma chay cưới xin và lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc có nguồn gốc từ

A. tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, biến ơn anh hùng dân tộc.

B. những ảnh hưởng của văn hóa Chăm pa, Phù Nam.

C. những ảnh hưởng của Hin-đu giáo và Phật giáo.

D. sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.3 trang 92 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Một số tục lệ ma chay cưới xin và lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, biến ơn anh hùng dân tộc.

=> Chọn đáp án A.

18. Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã mang lại hiệu quả nào dưới đây?

A. Vùng đồng bằng các sông lớn được khai phá.

B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành gốm mĩ nghệ.

C. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Phổ biến việc dùng cày với sức kéo của trâu bò.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I trang 88 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp trồng lúa nước với chiếc cày.

=> Chọn đáp án C.

19. Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là

A. Vua – lạc hầu, lạc tướng – lạc dân.

B. Vua – vương công, quý tộc -  bồ chính.

C. Vua – lạc hầu, lạc tướng – bồ chính.

D. Hùng vương - lạc hầu, lạc tướng – tù trưởng.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.1 trang 89 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là vua – lạc hầu, lạc tướng – bồ chính.

=> Chọn đáp án C.

20. Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ

A. khai thác đồng bằng châu thổ ven sông phát triển nghề nông trồng lúa nước.

B. khai phá vùng đất ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.

C. phát triển mạnh mẽ nghề đúc đồng.

D. sống định cư lâu dài trong các làng bản.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 88 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ khai thác đồng bằng châu thổ ven sông phát triển nghề nông trồng lúa nước.

=> Chọn đáp án A.