Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi câu 1 trang 130 SBT Lịch sử 10

Câu 1. Hãy đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét của em về chính sách đối với các dân tộc ít người của nhà Trần. Chính sách này đã được giữ gìn như thế nào qua các triều đại phong kiến và tiếp tục đến ngày nay?

 

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2; I.3 trang 128 - 129 SGK Lịch sử 10

- Dựa vào đoạn tư liệu được trích dẫn ở phần đề bài.

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét: Nhà Trần có chính sách mềm dẻo trong sách lược, cứng rắn trong chiến lược đối với các dân tộc ít người.

+ Mềm dẻo: Trần Nhật Duật am hiểu phong tục và biết tiếng nói của người Man nên cùng ăn bốc, uống bằng mũi với Mật; Nhật Duật mến nuôi hết lòng, xin triều đình ban tước thượng phẩm và cho vào trông ao cá, sau cũng cho về nhà.

+ Cứng rắn: Nhật Duật nói “Nếu nó giáo giở với ta thì triều đình còn có vương khác đến”; vua Trần cử Nhật Duật đi dẹp Trịnh Giác Mật có mưu đồ làm phản.

- Chính sách này đã được giữ gìn qua các triều đại phong kiến và tiếp tục đến ngày nay, biểu hiện:

+ Thời kì chống Minh, Thanh có cũng sự đóng góp của các dân tộc ít người.

+ Thời kì chống Pháp, Nhật: đồng bào các dân tộc Khmer; Xtiêng; Mnông; Ba-na,… đã tổ chức và tham gia cuộc đấu tranh.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì xây dựng nước Việt Nam mới cũng có những chính sách gắn kết với đồng bào các dân tộc ít người (gửi thư cho khích lệ đến các đồng bào dân tộc ít người năm 1946).

Câu 2

Trả lời câu hỏi câu 2 trang 131 SBT Lịch sử 10

Câu 2. Hãy hoàn thành bảng thống kê về các anh hùng dân tộc ít người đã góp công chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc trong thời kì phong kiến của Việt Nam.

Phương pháp giải:

- Tìm kiếm trên nguồn Internet các cụm từ khóa liên quan đến tên các anh hùng của dân tộc ít người.

- Chắt lọc thông tin đúng với yêu cầu đề bài.

Lời giải chi tiết:

STT

Họ tên

Dân tộc

Triều đại

Đóng góp tiêu biểu

1

Thân Cảnh Phúc

Tày

Tham gia kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)

2

Dương Tự Minh

Tày

Bảo vệ biên cương đất nước

3

Nùng Tông Đản

Nùng

Tham gia kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)

4

Hà Bổng

Tày

Trần

Tham gia kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần năm 1258

5

Hà Chương

Tày

Trần

Tham gia kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần năm 1285

6

Lê Lai

Mường

Hậu Lê

Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn (1408 – 1427)

7

Xa Khả Tham

Thái

Hậu Lê

Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn (1408 – 1427)

 

Câu 3

Trả lời câu hỏi câu 3 trang 131 SBT Lịch sử 10

Câu 3. Hãy hoàn thành bảng thống kê về các anh hùng dân tộc ít người đã tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ.

Phương pháp giải:

- Tìm kiếm trên nguồn Internet các cụm từ khóa liên quan đến tên các anh hùng của dân tộc ít người.

- Chắt lọc thông tin đúng với yêu cầu đề bài.

Lời giải chi tiết:

STT

Tên

Dân tộc

Thời kì

Đóng góp tiêu biểu

1

Điểu Cải

Chơ Ro

Chống Mỹ

- Phục kích quân Mỹ tại rừng Suối Nho (1968)…

2

La Văn Cầu

Tày

Chống Pháp

- Tham gia trận đánh Đông Khê trong chiến dịch Biên Giới (1950)

3

Trần Bội Cơ

Hoa

Chống Pháp

- Tham gia vào phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên chống thực dân Pháp (1950)

4

Vừ A Dính

H’ Mông

Chống Pháp

- Làm giao liên cho lực lượng cách mạng

5

Bế Văn Đàn

Tày

Chống Pháp

- Lấy thân mình làm giá súng (trong chiến dịch Điện Biên Phủ)

6

Kim Đồng

Nùng

Chống Pháp

- Làm giao liên cho lực lượng cách mạng

7

Hồ Kan Lịch

Pa Kô

Chống Mỹ

- Lãnh đạo đội du kích Hồng Bắc

8

Kpă KLơng

Gia Rai

Chống Mỹ

- Tham gia nhiều trận đánh và lập nhiều chiến công

9

N’ Trang Lơng

Mnông

Chống Pháp

- Lãnh đạo đồng bào dân tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp

10

Đinh Núp

Ba Na

Chống Pháp và Mỹ.

- Tham gia nhiều trận đánh và lập nhiều chiến công

11

Hoàng Văn Thụ

Tày

Chống Pháp

- Có nhiều đóng góp cho cách mạng

12

A Tranh ( A Niêk)

Ê đê

Chống Pháp

- Tham gia nhiều trận đánh và lập nhiều chiến công


 

Câu 4

Trả lời câu hỏi câu 4 trang 132 SBT Lịch sử 10

Câu 4. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam gồm những nội dung cơ bản nào? Chính sách dân tộc hiện nay có khác gì so với thời kì phong kiến?

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2 trang 131 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

* Nội dung cơ bản của chính sách dân tộc

- Trên lĩnh vực kinh tế:

+ Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc.

+ Có chính sách hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất.

+ Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc, tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất.

+ Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng đời sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc.

- Trên lĩnh vực văn hoá và xã hội

+ Chính sách dân tộc tập trung vào công tác giáo dục – đào tạo, chăm sóc y tế, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, các công trình văn hoá,… ở địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

* So sánh

- So với thời kì phong kiến thì chính sách dân tộc hiện nay mang tính thời đại tiến bộ hơn, toàn diện về mọi mặt (không chỉ dừng ở lĩnh vực an ninh – quốc phòng).

Câu 5

Trả lời câu hỏi câu 1 trang 132 - 134 SBT Lịch sử 10

Câu 5. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng

  1. 1.      Yếu tố nào không phải là cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết dân tộc Việt Nam
  2. 2.      cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết dân tộc Việt Nam?

A. Sự phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân tộc.

B. Công cuộc trị thủy và thủy lợi để sản xuất.

C. Công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

D. Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1 trang 127 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết dân tộc Việt Nam gồm:

- Công cuộc trị thủy và thủy lợi để sản xuất.

- Công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

- Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

=> Sự phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân tộc không phải là cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết dân tộc Việt Nam

=> Chọn đáp án A.

2. Hồ Chí Minh từng căn dặn: Đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề …………………. quyết định thành bại của cách mạng.

A. cơ bản.              

B. quan trọng              

C. sống còn.                 

D. then chốt.

Phương pháp giải:

- Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh về khối đại đoàn kết dân tộc”.

Lời giải chi tiết:

Hồ Chí Minh từng căn dặn: Đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn quyết định thành bại của cách mạng.

=> Chọn đáp án C.

3. Để thực hiện đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách gì?

A. Tôn giáo.           

B. Dân tộc.                

C. Mặt trận.                 

D. Xã hội.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II trang 130 - 131 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Để thực hiện đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.

=> Chọn đáp án B.

4. Trong các tổ chức dưới đây, tổ chức nào không phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc?

A. Các tổ chức chính trị -  xã hội.

B. Các tổ chức xã hội đoàn thể.

C. Bộ máy nhà nước.

D. Các đảng phái chính trị.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Thành viên của mặt trận Tổ quốc”

Lời giải chi tiết:

Thành viên của Mặt trận Tổ quốc gồm:

- Các tổ chức chính trị -  xã hội.

- Các tổ chức xã hội đoàn thể.

- Các đảng phái chính trị.

=> Bộ máy nhà nước thuộc chính phủ.

=> Chọn đáp án C.

5. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước gồm những nguyên tắc cơ bản nào?

A. Thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực.

B. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

C. Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng và giữ nước.

D. Các dân tộc cùng giúp nhau cùng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.1 trang 130 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước gồm những nguyên tắc cơ bản là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

=> Chọn đáp án B.

6. Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: “Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa ………………., cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng”.

A. chiến lược.            

B. to lớn.          

C. sách lược.                   

D. cơ bản.

Phương pháp giải:

- Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh về khối đại đoàn kết dân tộc”.

Lời giải chi tiết:

“Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng”.

=> Chọn đáp án A.

7. Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?

A. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.

B. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc.

C. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân.

D. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Vai trò của mặt trận Tổ quốc”

Lời giải chi tiết:

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc gồm:

- Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.

- Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc.

- Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc.

=> Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân là lĩnh vực kinh tế.

=> Chọn đáp án C.

8. Động lực chủ yếu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay là gì?

A. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

B. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.

D. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.3 trang 129 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Động lực chủ yếu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay là phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

=> Chọn đáp án A.

9. Mục tiêu cấp bách trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về kinh tế là gì?

A. Hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất.

B. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc.

C. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc.

D. Huy động các nguồn lực để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2 trang 131 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Mục tiêu cấp bách trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về kinh tế là phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc.

=> Chọn đáp án C.

10. Ngoài mục tiêu kinh tế, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay đặc biệt chú trọng lĩnh vực nào?

A. Chăm sóc y tế.

B. Giáo dục và đào tạo.

C. Xây dựng hệ thống giao thông.

D. Xây dựng các công trình văn hóa.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2 trang 131 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Ngoài mục tiêu kinh tế, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay đặc biệt chú trọng lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

=> Chọn đáp án B.