Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Những ý kiến nào nêu đúng diều cần chú ý khi đọc hiểu văn bản thông tin tổng hợp.


Phương pháp giải:

Đọc phần Kiến thức ngữ văn bài 4 và đưa ra câu trả lời.


Lời giải chi tiết:

Những ý kiến nêu đúng điều cần chú ý khi đọc hiểu văn bản thông tin tổng hợp: A, C, D, E, G


Câu 2

Phương án nào thể hiện đúng nhất thông tin mà bài viết muốn chuyển tải về văn hoá dân gian Hà Nội.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm ý chính.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A

Câu 3

Văn hoá dân gian đã chuyển dồn về Hà Nội bằng cách thức nào?


Phương pháp giải:

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 4

Những danh nhân được nêu ở cuối bài viết (Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản, Chu An, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Chiêu Hồ, Bà Huyện Thanh Quan) nhằm làm rõ cho thông tin nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 5

Phương án nào thể hiện đúng và đầy đủ những yếu tố góp phần hình thành nên người Hà Nội sành ăn, sành mặc, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc.


Phương pháp giải:

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 6

Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nào?


Phương pháp giải:

- Đọc toàn bộ văn bản để nắm được nội dung khái quát của văn bản

- Đọc kĩ từng phần của văn bản để nắm được thông tin chính của mỗi phần và chỉ ra những phương diện được làm rõ


Lời giải chi tiết:

Văn bản được chia làm 2 phần:

* Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội

- Phương diện nội dung:

  + Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê.

  + Các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: Sự kết hợp giữa yếu tố Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình.

- Phương diện hình thức: Dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)

Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

- Phương diện nội dung:

  + Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (Từ lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy giỏi; đến nảy sinh nhu cầu lựa chọn; đến hình thành mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô; ròi trở nên sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, làm ăn tài …)

  + Trích những câu thơ, câu thành ngữ. tục ngữ để bổ sung, làm rõ nội dung

- Phương diện hình thức: Các dòng chữ in nghiêng (giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin); dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải)


Câu 7

Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy?


Phương pháp giải:

- Đọc và tìm hiểu kỹ văn bản.

Chú ý đến những lĩnh vực được tác giả huy động để làm rõ đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội.

- Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của các lĩnh vực được sử dụng trong văn bản


Lời giải chi tiết:

Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực như: Lịch sử, địa lí,…

Cụ thể:

- Lĩnh vực lịch sử:

  + Triều đình Lý Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Phù Đổng, Hai Bà Trưng,…

  + Nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền, đấu vật, hất phết,…

  + Thành phố Rồng Bay có trường cao cấp về Văn (Quốc Tử Giám), về Võ (Giảng Võ Đường) từ thế kỉ XI…

- Lĩnh vực địa lý:

  + Hà Nội, như các nhà địa lý học nhận định, là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng…

  + Đông, Nam, Đoài, Bắc, mỗi vùng đều có một trữ lượng Folklore,…

  + Các địa danh: Hồ Tây – Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán,…

- Văn hóa, xã hội:

  + Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài, …

  + Hình thành một mạng lưới làng quê sản xuất…

- Văn học:

  + Khéo léo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ…

  + Gắng công kén được Cốm Vòng/ Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

  + Bán mít chợ Đông/Bán hồng chợ Tây/…

  + Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây; giò Chèm, nem Vẽ,…


Câu 8

Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà NộiMột hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết?


Phương pháp giải:

- Nắm được lý thuyết của các phương thức biểu đạt (tự sự, biểu cảm, nghị luận, …)

- Đọc kĩ văn bản để chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố trong bài viết


Lời giải chi tiết:

Văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức như: tự sự, nghị luận

- Phương thức tự sự: Kể về sự hình thành của văn hóa Hà Nội

- Phương thức nghị luận: Đưa ra những luận cứ để minh chứng cho nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

→ Việc lồng ghép các phương thức biểu đạt trong bài viết đã làm cho bài viết có tính xác thực, có căn cứ rõ ràng, thuyết phục người đọc trong quá trình truyền thụ thông tin trong văn bản.