Câu 1
Để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí, các em không cần lưu ý điểm nào sau đây?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu 2
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu v vào ô phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức Ngữ Văn
Lời giải chi tiết:
Nội dung phát biểu |
Đúng |
Sai |
(1) Nghị luận xã hội là kiểu bài mà người viết bàn bạc, trình bày quan điểm, trao đổi ý kiến về các vấn đề xã hội nhằm thuyết phục người đọc, người nghe chấp nhận, đồng tình với quan điểm của mình. |
V |
|
(2) Một bài văn nghị luận xã hội được tạo nên từ các luận đề, luận điểm, lí lẽ và các bằng chứng tiêu biể; các yêu tố này lại có mỗi liên kết chặt chẽ với nhau. |
V |
|
(3) Bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí chỉ cần nêu nhận xét, đánh giá về điểm tích cực, không được nêu điểm hạn chế hoặc những biểu hiện lạc hậu của tư tưởng, đạo lí đó. |
|
V |
(4) Trong quá trình lập luận cần vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh,… |
V |
|
Câu 3
Lập dàn ý cho đề bài sau: Trình bày quan niệm của em về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về văn nghị luận xã hội để lập dàn ý cho bài văn.
Lời giải chi tiết:
Mở bài
Dẫn dắt vào câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn: Bàn về lối sống tình nghĩa, biết ơn của người Việt ta, ông cha ta có câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".
Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ:
- "Uống nước": Thừa hưởng, sử dụng thành quả, giá trị mà thế hệ đi trước mang lại.
- "Nguồn" là nơi cung cấp nước, cũng là biểu tượng cho những người làm ra thành quả, gây dựng nên những giá trị tốt đẹp.
- "nhớ" là sự biết ơn, thái độ trân trọng đối với những người làm ra thành quả mà chúng ta đang được hưởng thụ.
→ Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn với công lao của cha ông đi trước, những người mang đến cho chúng ta cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
- Mọi thành quả, giá trị đều được tạo dựng bởi sức lao động, mồ hôi, xương máu của con người.
- Biết ơn, trân trọng công lao của người đi trước là thái độ mà mỗi người cần có.
- Khi biết trân trọng, tri ân những người tạo ra "trái ngọt", chúng ta sẽ trở thành những con người sống nghĩa tình, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Lòng biết ơn cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, sự biết ơn đối với những người đã dùng tâm sức để gây dựng thành quả.
- Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp giúp gắn kết giữa con người với con người, tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết.
* Bài học:
- Biết tự hào trước truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc
- Biết ơn những đóng góp, hi sinh của thế hệ đi trước để chúng ta có cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày nay.
- Có ý thức học tập, rèn luyện và đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước.
Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.
- Rút ra bài học cho bản thân.
Câu 4
Chọn một nội dung hoặc một phần trong dàn ý để viết thành đoạn văn (khoảng 8-10 dòng)
Phương pháp giải:
Dựa vào dàn ý vừa lập để lựa chọn và viết đoạn.
Lời giải chi tiết:
* Giải thích câu tục ngữ:
Câu tục ngữ ngắn gọn mà chứa đựng nhiều ý nghĩa, nó không đơn thuần chỉ nói về lớp nghĩa thực: Đó là nguồn gốc của nguồn nước thiên nhiên đã ban tặng cho con người, để mọi người có được dòng nước sử dụng hằng ngày như ăn uống, tắm giặt, sinh hoạt...Và mỗi lần sử dụng dòng nước ấy, con người sẽ luôn nhớ tới và thầm biết ơn thiên nhiên đã cho ta những nguồn nước quý giá đó. Mà sâu xa hơn, đó chính là lời nhắn nhủ của ông cha ta muốn gửi gắm đến con cháu thế hệ sau: Phải biết ghi nhớ công ơn, những tình cảm, những hành động hay việc làm mà người khác đã giúp đỡ mình,...