? mục I.1.a
Trả lời câu hỏi mục I.1.a trang 46 sách chuyên đề lịch sử 10
1. Khai thác các tư liệu 1,2 giúp em hiểu gì về chính sách cai trị nhà nước quân chủ thời Lý-Trần?
Phương pháp giải:
Dựa vào tư liệu 1 và 2
Lời giải chi tiết:
Chính sách cai trị nhà nước thời Lí- Trần thi hành nhiều chính sách an dân, vua Lý Thái Tông tự cày tịch điền, kế sách khoan thư sức dân…
? mục I.1.a
2. Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ thời Lí-Trần.
Phương pháp giải:
Dựa vào sơ đồ hình 1 và tư liệu 1 và 2
Lời giải chi tiết:
Điểm nổi bật trong mô hình nhà nước Lý- Trần là mô hình nhà nước quân chủ thân dân, được thể hiện thông qua nhiều chính sách hành động cụ thể.
Ví dụ: vua cày ruộng tịch điền, kế sách khoan thư sức dân, lấy dân làm trọng của những người lãnh đạo đất nước
Để thực hiện cai trị, lãnh đạo đất nước, bộ máy nhà nước thời Lý-Trần ngày càng được tổ chức hoàn thiện từ trung ương xuống địa phương.
+ Các cơ quan được phân công chuyên trách về một lĩnh vực nhất định như: cơ quan văn phòng giúp việc cho vua, cơ quan chuyên môn phụ trách các vấn đề y tế, giáo dục…
+ Bộ máy chính quyền địa phương được tổ chức lại, chia thành các cấp hành chính: lộ/phủ-huyện/châu-hương/giáp-xã/thôn,...
? mục I.1.b
Trả lời câu hỏi mục I.1.b trang 46 sách chuyên đề lịch sử 10
1. Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê Sơ.
Phương pháp giải:
Khai thác sơ đồ hình 3
Lời giải chi tiết:
- Mô hình nhà nước quân chủ thời Lê do vua nắm quyền lực tối cao, quyền lực tập trung vào chính quyền trung ương
- Lập thêm nhiều cơ quan giúp việc cho vua và các cơ quan chuyên môn ở trung ương và địa phương.
- Bộ máy nhà nước được củng cố, tổ chức quy củ chặt chẽ, cùng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
- Ở trung ương, nhà Lê thực hiện biện pháp nhằm tập trung quyền lực cao nhất cho nhà vua. Các cơ quan được tổ chức theo hướng chuyên trách.
- Ở địa phương, đầu thời Lê Thánh Tông, cả nước được chia thành 12 thừa tuyên và phủ (ở Thăng long), năm 1471 lập thêm thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Dưới thừa tuyên là phủ, huyện/châu, xã/phường/trang/sách/động.
=> Nhà nước được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn.
? mục I.1.b
2. Nêu những điểm khác của nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý Trần
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 2 và hình 4 mục I.1 trang 46, 47
Lời giải chi tiết:
- Những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý - Trần:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức quy mô và hoàn thiện hơn: Lần đầu tiên các cơ quan trung ương được tổ chức và phân định thành ba bộ phận, gồm: dân sự (hành chính), quân sự và giám sát; ngoài Lục bộ, Lục tự đã có từ trước, lập thêm Lục khoa, cùng với Ngự sử đài giám sát hoạt động của Lục bộ và một số cơ quan khác
+ Cơ cấu quyền lực với ba Cơ quan phụ trách ba lĩnh vực (hành chính, quân đội, tư pháp) cũng được áp dụng trong tổ chức chính quyền địa phương (gọi là Tam ti).
? mục I.1.c
Trả lời câu hỏi mục I.1.c trang 46 sách chuyên đề lịch sử 10
1. Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 5 trang 47 SGK
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn:
- Quyền lực của nhà vua ở trung ương được tập trung cao hơn bằng cách trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp cho vua (Nội các, Văn thư phòng,..), cơ quan tư pháp và giám sát (Ngự sử đài, Đô sát viện,...)
- Quyền lực của nhà vua và triều đình ngày càng mạnh, quản lí trực tiếp đến địa phương, nhất là sau cải cách của vua Minh Mạng năm 1831-1832
? mục I.1.c
2. Những đặc điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 4 và hình 6 trong sách
Lời giải chi tiết:
- Những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ:
+ Ở trung ương, lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp của vua như: Nội các, Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện,... để tập trung quyền lực cho nhà vua. Tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát.
+ Ở địa phương, từ sau cải cách Minh Mạng, cấp tỉnh do vua và triều đình trực tiếp quản lí.
? mục I.2.a
Trả lời câu hỏi mục I.2.a trang 49 sách Chuyên đề lịch sử 10
1. Nêu nội dung cơ bản của bộ Quốc triều hình luật.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trang 49 sách chuyên đề
Lời giải chi tiết:
- Quốc triều hình luật còn gọi là Luật Hồng Đức, bộ luật gồm 13 chương, 722 điều, trong đó quy định về nhiều lĩnh vực khác nhau: hình sự, dân sự, hôn nhân, gia đình,...
- Bộ luật có nhiều điều khoản bảo vệ quyền lợi vua chúa, quý tộc, quan lại. Ví dụ: quy định về tội "thập ác", về việc xử phạt các hành vi làm hư hại đồ dùng của vua và hoàng tộc,..
- Luật Hồng Đức cũng thể hiện tính tiến bộ, nhân văn, đề cao giá trị đạo đức của con người,...
? mục I.2.a
2. Qua Tư liệu 4, hãy cho biết một số điểm tiến bộ của bộ Quốc triều hình luật.
Phương pháp giải:
Dựa vào tư liệu 4, so sánh với các tư tưởng phong kiến đương thời để thấy được điểm tiến bộ.
Lời giải chi tiết:
Một số điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật: con gái được chia tài sản như con trai, được quyền thừa kế hương hỏa, khi phân chia tài sản do vợ chồng tạo dựng được thì chia đôi,...
? mục I.2.b
Trả lời câu hỏi mục I.2.b trang 49 sách Chuyên đề lịch sử 10
1. Nêu và phân tích nét chính về nội dung của bộ Hoàng Việt luật lệ.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục b trang 50 sách Chuyên đề
Lời giải chi tiết:
- Về nội dung: đều có nhiều điều luật bảo vệ chế độ, giai cấp thống trị, bên cạnh đó vẫn có những điều khoản tiến bộ, bảo vệ những người yếu thế trong xã hội như người già, phụ nữ, người tàn tật,...
- Về cơ sở xây dựng bộ luật đều tham khảo các bộ luật của Trung Hoa đương thời và có điều chỉnh cho phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt.
- Về kĩ thuật lập pháp đều có những điểm tiến bộ, thể hiện trong cấu trúc các bộ luật.
? mục I.2.b
2. Em hãy cho biết điểm chung của hai bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục b trang 50 sách Chuyên đề
Lời giải chi tiết:
- Điểm chung về nội dung:
+ Có các điều khoản bảo vệ chế độ quân chủ, bảo vệ quyền lực và quyền lợi của giai cấp thống trị.
+ Có nhiều nội dung tiến bộ, thể hiện tính nhân văn, đề cao các giá trị đạo đức, chú ý phần nào tới quyền lợi của người phụ nữ, người già, trẻ em…
- Điểm chung về kĩ thuật lập pháp:
+ Các điều luật đã được sắp xếp theo từng lĩnh vực;
+ Hầu hết các quy phạm pháp luật đểu gồm ba thành phần cơ bản là: giả định (đặt ra tình huống), quy định (xác định hành vi được/phải làm hoặc không được làm) và chế tài (biện pháp xử lí nếu làm trái quy định).