? mục I.1
Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 8 Chuyên đề Lịch sử 10
Hãy giới thiệu tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống và nêu ví dụ.
Phương pháp giải:
Khai thác nội dung SGK, vận dụng kiến thức đã học.
Lời giải chi tiết:
Hình thức trình bày lịch sử truyền thống |
Thể loại |
Ví dụ |
1. Chuyện kể lịch sử (truyền miệng) |
Truyền thuyết, chuyện cổ tích, chuyện dân gian, truyện kể lịch sử |
- Lạc Long Quân và Âu Cơ - Sơn Tinh- Thủy Tinh - Sự tích bánh chưng- bánh giầy - Sử thi của các dân tộc ….. |
2. Công trình nghiên cứu lịch sử |
Biên niên, thực lục, cương mục, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới,... |
- Đại Nam thực lục - Việt sử thông giám cương mục - Lịch sử Việt Nam - Lịch sử thế giới - Lịch sử văn hóa thế giới - Lịch sử Trung Quốc - Lịch sử Đông Nam Á |
3. Thông qua các hình thức nghệ thuật, lễ hội |
Phim, kịch, ca múa nhạc, lễ hội, triển lãm ảnh,... |
- Phim: Xpác-ta-cút, Tam quốc, Nàng Đê Chang Cưm… - Đêm Hội Long Trì, Hà Nội mùa đông 1946, Mùi cỏ cháy… - Triển lãm ảnh về Hà Nội 12 ngày đêm,... |
? mục I.2
Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 9 Chuyên đề Lịch sử
1. Thông sử là gì? Nội dung chính của thông sử
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2.a và 2.a trang 8, 9 sách chuyên đề
Lời giải chi tiết:
Thông sử là hình thức trình bày một cách tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ.
Nội dung chính:
- Trình bày tổng hợp, toàn diện về lịch sử nhưng cũng chú trọng vào các nhân vật, sự kiện và quá trình lịch sử được cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ và có ý nghĩa nhất.
- Các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng nhất sẽ được lựa chọn và trình bày theo thời gian từ trước đến sau, từ xưa đến nay.
? mục I.2
Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 9 Chuyên đề Lịch sử
2. Theo em, những cuốn sách như trong Hình 6 (tr.8) có phải là thông sử không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm vừa học về khái niệm thông sử và nội dung hai cuốn sách thể hiện là gì để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Theo em, những cuốn sách như trong Hình 6 (tr.8) là thông sử. Vì sách đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ, từ khởi nguyên đến ngày nay của địa phương, quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới như:chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa…
? mục I.3
Trả lời câu hỏi mục I.3 trang 9 Chuyên đề Lịch sử
1. Giới thiệu khái quát một số lĩnh vực của lịch sử
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 3 trang 9 sách chuyên đề
Lời giải chi tiết:
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, các lĩnh vực sử học như:
lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa, lịch sử xã hội, lịch sử tư tưởng, lịch sử văn học,....
? mục I.3
Trả lời câu hỏi mục I.3 trang 9 Chuyên đề Lịch sử
2. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 3 trang 9 sách chuyên đề
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực:
- Mang lại cho người đọc nhận thức sâu sắc, cụ thể về một lĩnh vực nào đó.
- Giúp hiểu biết đầy đủ hơn toàn bộ lịch sử địa phương, quốc gia-dân tộc, khu vực hoặc thế giới.
? mục I.4
Trả lời câu hỏi mục I.4 trang 10 Chuyên đề Lịch sử
1. Khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục I.4 trang 9, 10 sách Chuyên đề.
Lời giải chi tiết:
Lịch sử dân tộc |
Lịch sử thế giới |
|
Khái niệm |
Là lịch sử của một quốc gia- dân tộc, sinh sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí bởi một nhà nước thống nhất. |
Là lịch sử của toàn nhân loại hoặc một số khu vực trên thế giới từ khi con người xuất hiện đến ngày nay. |
Nội dung |
Nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật,... từ khởi nguyên đến ngày nay |
Thể hiện quá trình vận động của lịch sử nhân loại trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội,... |
? mục I.4
Trả lời câu hỏi mục I.4 trang 10 Chuyên đề Lịch sử
Kể tên một số cuốn sách lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Lời giải chi tiết:
Một số cuốn sách lịch sử dân tộc:Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên và sử thần nhà Lê, Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch sử Việt Nam (4 tập)...
Một số cuốn sách lịch sử thế giới: Almanach những nền văn minh thế (nhiều tác giả), Lịch sử thế giới của Jane Chisnolm,...