Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

I. TRẮC NGHIỆM(5 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú?

A. Đứng thẳng và lao động.       

B. Ăn thịt, ăn chín,

C. Có tư duy trừu tượng

D. Sống thành xã hội.

2. Trong quá trình đông máu, loại ion nào sau đây có tác dụng biến đổi prôtein hòa tan thành các tơ máu?

A. K+               B. Ba2+

C. Ca2+           D. Mg2+

Câu 2. Hãy chọn các từ hay cụm từ sau để điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2, 3... trong câu để câu trở  nên hoàn chỉnh và hợp lí.

a. Cơ thực quản

b. Tinh bột

c. Dễ nuốt

d. Amilaza

e. Lưỡi

f. Răng

g. Cơ môi

h. Tuyến nước bọt

i. Má

k. Viên thức ăn

Nhờ hoạt động phối hợp của…….(1) …….lưỡi, các ……. (2) …….và ……. (3) …….cùng các……. (4) ……. làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành ……. (5) ……., nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và……. (6) ……. trong đó một phần……. (7) …….được enzim……. (8) ……. biến thành đường mantôzơ. Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của ……. (9) …….và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các……. (10) …….

Câu 3. Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ơ côt B phù hợp với các thông tin ở cột A rồi ghi vào cột trả lời:

Hai mặt của quá trình chuyên hoá vật chất và năng lượng ở  tế bào (A)

Những biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyến hoá vật chất và năng lượng diễn ra (ý tế bào (B)

Trả lời

  1. Đồng hoá
  2. Dị hoá

a - Là quá trình phân giải các chất hữu cơ được tích lũy trong cơ thể thành các chất đơn giản,

b - Là quá trình tổng hợp nên những chất đặc trưng của tế bào.

c - Tích luỹ năng lượng trong các liên kết hoá học.

d - Bẻ gãy các liên kết hoá học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào (sinh công, tổng hợp chất mới và sinh nhiệt)

1…………..

2……………

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Sự thực bào là gì? Do những loại bạch cầu nào thực hiện ? Nêu sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ  thể của tế bào lim phô B và tế bào lim phô T?

Câu 2. Sự tiêu hoá hoá học ở ruột non diễn ra như thế nào ?

Câu 3. Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì ?

Đề 2

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Trong cơ thể mô biểu bì có chức năng gì?

A. Co, dãn.                     

B. Nâng đỡ, liên hệ.

C. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết. 

D. Tiếp nhận, trả lời các kích thích.

2. Có 3 loại xương đó là:

A. Xương sọ, xương chi và xương sườn.

B. Xương đầu, xương thân và xương chi.

C. Xương dài, xương ngắn và xương sọ.

D. Xương dài, xương ngắn, xương dẹt

3. Máu gồm:

A. Hồng cầu và tiểu cầu.     

B. Huyết tương và các tế bào máu

C. Bạch cầu và hồng cầu.           

D. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

4. Đường dẫn khí có chức năng gì ?

A. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

B. Trao đổi khí ở  phổi và tế bào.

C. Làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi.

D. Bảo vệ hệ hô hấp.

Câu 2. Hãy chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A rồi ghi vào phần trả lời :

Các  quan (A)

Đặc điểm cấu tạo đặc trưng (B)

Trả lời

1. Mũi

a. Có 6 tuyến amiđan và một tuyến V.A chứa nhiều tế bào limphô.

1…………….

2. Họng

b. Có lớp mao mạch dày đặc, có lớp niêm mạc tiết chất nhày

2……………

3. Thanh quản

c. Cấu tạo bời 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.

3…………….

4. Khí quản

d. Có nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp.

4……………..

5. Phế quản

e. Có nhiều lông mũi.

5…………….

6. Phổi

h. Cấu tạo các vòng sụn ở phế quán, nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.

6…………… 

 

i. Được cấu tạo bởi các phế nang tập hợp từng cụm và được bao bói mạng mao mạch dày đặc có từ 700 - 800 triệu phế nang.

7...................

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Nêu các biện pháp rèn luyện và bao vệ hệ tim mạch?

Câu 2. Thở  sâu có lợi gì ? Làm thế nào để có một hệ hô hấp khỏe mạnh?

Câu 3. Cấu tạo của dạ dày như thế nào ? Ý nghĩa của HCl tiết ra trong dạ dày?

Đề 3

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1. Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp rồi ghi vào phần trả lời :

Côt A

(Cơ quan hô hấp)

Cột B

(Chức năng)

1. Khoang mũi

a. Chống bụi, vi khuẩn và vật lạ, giúp không khí dễ đi qua

2. Khí quản và phế quản

b. Làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi, đảm bảo cho sự trao đổi khí giữa máu với không khí trong phế nang dỗ dàng.

3.Thanh quản

c. Ngăn bụi và diệt khuẩn, sưởi ấm và làm ấm không khí

4. Phổi

d. Nhận không khí từ khoang mùi, hầu chuyển vào khí quản. Ngăn thức ăn không cho lọt vào khí quản trong lúc nuốt thức ăn

Trả lời: 1…..; 2……;3…….;4………

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời  đúng:

1. Vai trò của emim amilaza ?

A. Là tuyến tiêu hoá nằm ở khoang miệng

B. Tiêu hoá hoàn toàn tinh bột thành đường mantôzơ

C. Biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ

D. Cả A, B và C đúng

2. Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở:

A. Khoang miệng.       B. Ruột non

C. Dạ dày                   D. Ruột già

3. Câu nào sau đây sai?

A. Xương to ra về bề ngang nhờ sụn tăng trưởng phân chia

B. Tính chất của cơ đó là co và duỗi

C. Có 3 loại khớp là khớp bán động, khớp động và khớp bất động

D. Xương dài hình ống, giữa chứa tuỷ đỏ ở trẻ em, tuỷ vàng ở ngứời lớn.

4. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:

A. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch

B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim

C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim

D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch

5. Câu nào dưới đây được coi chức năng của  hệ tiêu hóa của người?

A. Xử lí cơ học thức ăn

B. Thủy phân thức ăn thành các đơn phân tiêu hóa được

C. Loại bỏ thức ăn không đặc trưng cho loài

D. Cả A, B và C

6. Enzyme amliase chỉ hoạt động hiệu quả trong môi trường có:

A. Nhiệt độ 37°Cvà pH là 2 - 3     

B. Nhiệt độ 37°Cvà pH là 7.2

C. Nhiệt độ 37°Cvà pH là 3,7 

D. Cả A, B và C đều sai

7. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.

B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, co quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.

C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ

D. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ.

8. Khi nhai kỹ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị ngọt, vì :

A. Cơm cháy và thức ăn được nhào trộn kỹ.

B. Cơm cháy đã biến thành đường mantôzơ.

C. Nhờ sự hoạt động của amilaza.

D. Thức ăn được nghiền nhỏ.

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Nhũng đặc điểm nào của ruột non giúp nó thực hiện tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? Vì sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?

Câu 2. Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim?

Câu 3. Trình bày vai trò của gan.

Đề 4

I. TRC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất.

Câu 1. Các bác sĩ thường dùng ống nghe, nghe tiếng động của tim để chân đoán bệnh. Tiếng tim do đâu sinh ra?

A. Do sự co cơ tâm thất và đóng các van nhĩ thất

B. Do sự đóng các van tổ chim ở động mạch chủ và động mạch phổi gây ra

C. Do sự va chạm các mỏm tim vào lồng ngực

D. Câu A. B đúng.

Câu 2. Trong các yếu tố sau, yểu tố nào đóng vai trò chủ yếu làm cho công lớn nhất ?

A. Tiết diện cơ to         

B. Nhịp co thích hợp.

C. Khối lnọng của vật tác động phải thích hợp

D. Tinh thần phấn khởi

Câu 3. Bào quan có chức năng tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng là:

A. Ti thể              B. Lưới nội chất

C. Ribôxôm          D. Bộ máy gôngi

Câu 4. Gặp người  bị tai nạn gãy xương cẩn phải làm gì?

A. Đặt nạn nhân nằm yên     

B. Tiến hành sơ cứu

C. Nắn lại ngay chỗ xương gãy     

D. Cả A và B.

Câu 5. Hoạt động của van trong pha thất co là:

A. Van nhĩ thất mở, van động mạch đóng.

B. Cả hai van cùng mở

C. Van nhĩ thất đóng, van động mạch mở   

D. Cả hai van cùng đóng.

Câu 6. Đặc điểm câu tạo chủ yếu của dạ dày là:

A. Có lớp cơ rất dày và khỏe.

B. Có 2 lớp cơ: cơ vòng và cơ dọc.

C. Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

D. Cả A và C

Câu 7. Enzyme  pepsin chi hoạt động hiệu quả trong môi trường có:

A. Axit HCl và nhiệt độ bình thường của cơ thể

B. Axit HCl loãng và nhiệt độ bình thường của cơ thể

C. Axit HC1 đặc và nhiệt độ bình thường của cơ thể

D. Cả A và B đều sai .

Câu 8. Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp?

A. Bệnh Sars, bệnh lao phổi       

B. Bệnh cúm, bệnh ho gà

C. Bệnh tả, bệnh về giun sán   

D. Cả hai câu A và B đúng

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Nêu các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ hô hấp?

Câu 2. Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

Câu 3. Với khẩu phần ăn đầy đủ và sự tiêu hóa diễn ra thuận lợi, những chất dinh dưõng được hấp thụ ở  ruột non là những chất nào ? Phải ăn uống như thế nào để tránh bị đau dạ dày?

Đề 5

I. TRẮC NGHIỆM: (5 đim)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyến O2 và CO2 là:

A. Bạch cầu              B. Hồng cầu.                          

C. Tiểu cầu.              D. Câu B và C

2. Ở khoang miệng, thức ăn dược biến đổi về mặt cơ học:

A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin

B. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza

C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza

D. Cắn xé, vo viên và tấm dịch vị.

3. Câu nào sau dây là không đúng ?

A. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt lí học và hoá học

B. Thức ăn lipit được biến đổi ở dạ dày

C. Biến đổi hóa, học ở dạ dày là hoạt động của enzim pepsin

D. Ở ruột non, sự biến đổi thức ăn chủ yếu là biến đổi hóa học

4. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào xảy ra do:

A. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn

B. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao hơn

C. Áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ máu vào phế nang

D. Áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu

5. Chất được hấp thụ và vận chuyển theo các con đường máu và bạch huyết là:

A. Sản phẩm của lipit.     

B. Sản phẩm của axit nuclêic

C. Sản phẩm của protein       

D. Sản phấm của gluxit

6. Vai trò của ruột già là:

A.Hấp thụ lại nước và thải phân     

B. Thải phân

C. Là nơi chứa phân         

D. Cả A và C đúng

Câu 2. Điền từ thích hợp: phản ứng, co rút, hệ tlìần kinh vào chỗ trống (…..) trong câu sau đây:

Phản xạ là………..của cơ thể, thông qua…………..để trả lời các kích thích của môi trường.

Câu 3. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Mồi chu kì co dãn của tim gồm………….pha. đó là pha nhĩ co, pha………………..pha dãn chung.

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Vẽ sơ đồ để phản ánh mối quan hệ giữa cho và nhận của các nhóm máu? Giải thích vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhỏm máu chuyên nhận?

Câu 2. Nêu các biện pháp vệ sinh tim mạch?

Đề 6

I. TRẮC NGHIỆM(5 điểm)

Câu 1. Điền dấu X vào ô đúng hoặc sai trong bảng sau để xác định đúng đặc điểm của sự tiêu hoá trong khoang miệng:

Đăc điểm

Đúng

Sai

1. Biến đổi lý học là chủ yếu

 

 

2. Lưỡi tham gia biến đối hoá học thức ăn

 

 

3. Có rất nhiều enzim tiêu hoá.

 

 

4. Enzim tiêu hoá là amilaza.

 

 

5. Chất được biến đổi hoá học là lipit.

 

 

6. Protein không được biến đổi hoá học

 

 

7. Enzim có tác dụng lên chất tinh bột (chín).

 

 

8. Sản phẩm tạo ra từ biến đổi hoá học là các sản phẩm từ đường đơn

 

 

9. Sản phẩm tạo ra là axit amin

 

 

10. Có 3 loại răng tham gia biến đổi lý học.

 

 

11. Độ pH  phù hợp cho hoạt động của enzim là 7,2

 

 

12. Sản phẩm tạo ra từ biến đổi hoá học là mantôzơ.

 

 

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Các bệnh nào dễ truyền nhiễm qua đường tiêu hóa ?

A. Bệnh Sars, bệnh lao phổi

B. Bệnh cúm, bệnh ho gà

C. Bệnh thương hàn, thổ tả, kiết lị. các bệnh về giun sán

D. Cúm, bệnh ho gà

E. Câu A và B đúng.

2. Giúp tế bào trao đổi chất và điều khiển mọi hoạt động sổng của tế bào giữ vai trò quan trọng trong di truyền là:

A. Màng sinh chất.       

B. Chất tế bào

C. Nhân tế bào.             

D. Câu A và C đúng.

3. Khả năng người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó, sau lần đó không mắc lại bệnh đó được gọi là:

A. Miễn dịch bấm sinh.         

B. Miễn dịch chủ động

C. Miễn dịch tập nhiễm.     

D. Miễn dịch bị động.

4. Do đâu khi cơ co, tế bào cơ ngắn lại

A. Do các tơ cơ mảnh, co ngắn làm cho các đĩa sáng ngắn lại

B. Do các tơ cơ dày ngắn làm cho đĩa tối co ngắn,

C. Do sự trượt lên nhau của các tơ cơ.

D. Do tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại khiến tế bào cơ co ngắn.

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Trình bày chức năng của các hệ cơ quan sau: hệ vận động, tiệu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh.

Câu 2. Hệ tiêu hoá gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 3. Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim?

Đề 7

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Câu 1. Chọn các từ hoặc cụm từ thích hợp sau ruột non, nghiền, dịch vị, ruột, protein, thức ăn, dụ dày, dinh dưỡng, tụy, nhào trộn để điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2,3ẳ.. trong các câu sau:

Tại khoang miệng thức ăn bị cắt,……(1 ) ……và tẩm nước bọt. Thức ăn xuống đến …… (2) ……tiếp tục được nghiền nhỏ và …… (3) ……thấm đều với.. …… (4) ……Một phần thức ăn là …… (5) ……được biến đổi. Sau đó…… (6) ……được chuyển xuống …… (7) ……để các enzim của dịch…… (8) …… dịch…… (9) …… dịch mật tác dụng và biến đổi hoàn toàn thành chất……10).  

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là:

A. Lưới nội chất               

B. Tế bào chất

C. Nhân.               

D. Màng tế bào.

2. Hai tính chất cơ bản của xương là:

A. Vận động và đàn hồi.           

B. Đàn hồi và rắn chắc,

C. Co rút và rắn chắc.         

D. Vận động và co rút

3. Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ co là:

A. Sự ôxi hoá chất dinh dưỡng trong cơ.

B. Máu

C. Ôxi không khí.         

D. Chất dinh dưỡng của xương.

4. Trong cơ thể có các loại mô chính:

A. Mô cơ, mô mỡ. mô liên kết và mô thần kinh.

B. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô xương.

C. Mô cơ, mô biểu bi, mô liên kết và mô thần kinh

D. Mô cơ, mô xương, mô liên kết và mô thần kinh.

 II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Cung phản xạ là gì ? Nêu các yếu tố trong một cung phản xạ:

Câu 2. ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá nào ? Trình bày quá trình biến đổi thức ăn của các hoạt động tiêu hoá đó.

Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngừ “nhai kĩ no lâu” ?

Câu 3. Em hãy nêu các biện pháp báo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo cho sự tiêu hoá có hiệu quả.

Đề 8

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm) Hãy chọn phưong án trả lời đúng nhất:

Câu 1  là nơi thực hiện các hoạt động sống của tế bào.

A. Màng sinh chất.         

B. Chất tế bào.

C. Nhân tế bào.           

D. Câu A và C đúng.

Câu 2. Gây cho cơ thể khả năng tạo ra kháng thể bằng cách tiêm chủng vacxin được gọi là:

A. Miễn dịch bẩm sinh     

B. Miễn dịch nhân tạo

C. Miễn dịch tập nhiễm.     

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 3. Các bệnh nào dễ truyền nhiễm qua đường hô hấp ?

A. Bệnh Sars, bệnh lao phổi

B. Bệnh cúm. bệnh ho gà

C. Bệnh thương hàn, thổ tả, kiết lị, các bệnh về giun sán

D. Câu A và B đúng.

Câu 4. Trong thành phần hoá học của tế bào, các hợp chất nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sụ sống ?

A. Gluxit               

B. Lipit

C. Prôtêin và axit nuclêic

D. Nước và muối khoáng

Câu 5. Tế bào nào sau đây có kích thước lớn nhất ?

A. Tế bào tinh trùng       

B. Tế bào trứng

C. Tế bào thần kinh     

D. Tế bào cơ

Câu 6. về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì ?

A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn

B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.

C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn

D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu

Câu 7. Cấu tạo sợi nhánh và sợi trục của nơron khác nhau căn bản nhất ở điểm nào ?

A. Sợi nhánh là loại tua ngắn, sợi trục là loại tua dài.

B. Sợi nhánh có thể gồm nhiều sợi, sợi trục chỉ gồm một sợi

C. Sợi trục có bao miêlin, sợi nhánh không có

D. Xung thần kinh bao giờ cùng đi từ sợi nhánh vào thân nơron và từ thân ra sợi trục.

Câu 8. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người?

A. Các cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào

B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể

C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết.

D. Câu A và B đúng.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Sự thực bào là gì? Do những loại bạch cầu nào thực hiện ? Nêu sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ thể của tế bào limphô B và tế bào limpliô T.

Câu 2. Hãy mô tả tóm tắt đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vai trò của nó.

Câu 3. Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì ?

Câu 4. Nêu các biện pháp vệ sinh tim mạch.

Đề 9

I. TRC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương  án trả lời  đúng nhất:

Câu 1. Nơi tổng hợp protein trong tế bào là:

A. Lưới nội chất.        B. Ti thể                     

C. Ribôxôm.              D. Bộ máy gôngi.

Câu 2. Hiện tượng bạch cầu bao lấy và nuốt vi khuẩn gây bệnh được gọi là:

A. Sự bài tiết           B. Sự hấp thụ             

C. Sự thực bào.        D. Sự trao đổi chất.

Câu 3. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài khoảng:

A. 0,1s                 B. 0 3s.                       

C. 0,4s.                D. 0,8s.

Câu 4. Đặc điểm cấu tạo của phổi làm tăng bề mặt trao đổi khí là:

A. Có 2 lớp màng giữa có dịch

B. Có khoảng 700 - 800 triệu phế nang

C. Có thể nở ra theo lồng ngực

D. Cả A và B.

Câu 5. Nơi tổng hợp protein trong tế bào là:

A. Ribôxôm                 B. Ti thể.   

C. Lưới nội chất           D. Bộ máy Gôngi.

Câu 6. Trong cơ thể mô thần kinh có chức năng gì?

A. Co, dãn           

B. Nâng đỡ, liên hệ.

C. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết.       

D. Tiếp nhận, trả lời các kích thích.

Câu 7. Xương to ra là nhờ:

A. Sự phân chia của tế bào mô xương cứng.

B. Sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng

C. Sự phân chia của tế bào khoang xương

D. Sự phân chia của tế bào màng xương.

Câu 8. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học:

A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin.

B. Căn xé, làm nhuyễn và nbào trộn với amilaza

C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza

D. Cắn xé, vo viên và tẩm dịch vị.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1.

a.Miễn dịch là gì? Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

b. Vì sao có người bị bệnh thương hàn, sau khi khỏi thì cả đời không mắc lại bệnh đó nữa ? Đây là miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch nhân tạo ?

Câu 2. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng ?

Câu 3. Nêu các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ hô hấp.



Đề 10

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

Câu 1. Vì sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được ?

A. Vì xương không dài ra đưọc

B. Vì thiếu chất xương tạo xương mới.

C. Vì hai tấm sụn hoá xương nhanh nên không dài ra được.

D. Vì hai tấm sụn tăng trương ở gần hai đầu xương hoá xương hết nên xương không dài ra được.

Câu 2. Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào gây nên ?

A. Ngồi học không đúng tư thế.     

B. Đi giày, guốc cao gót.

C. Thức ăn thiếu canxi.       

D. Thức ăn thiếu vitamin  A, C và D.

Câu 3. Do đâu khi cơ co tế bào cơ ngắn lại

A. Do các tơ cơ mảnh co ngắn lại làm cho các đĩa sáng ngắn lại.

B. Do các tơ cơ dày co ngan làm cho các đĩa tối co ngắn.

C. Do sự trượt lên nhau của các tơ cơ: lớp tơ cơ mảnh lồng vào lớp tơ cơ dày làm đĩa sáng ngắn lại và tế bào cơ co ngắn lại

D. Các tơ cơ mảnh xuvên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.

Câu 4. Cấu tạo sợi nhánh và sợi trục của noron khác nhau căn bản nhất ở  điểm  nào ?

A. Sợi nhánh là loại tua ngắn, sợi trục là loại tua dài.

B. Sợi nhánh có thể gồm nhiều sợi, sợi trục chỉ gồm một sợi

C. Sợi trục có bao miêlin, sợi nhánh kliôim có

D. Xung thần kinh bao giờ cũng đi từ sợi nhánh vào thân nơron và từ thân ra sợi trục.

Câu 5. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người?

A. Các cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào

B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể

C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết.

D. Câu A và B đúng.

Câu 6. Bào quan có chức năng thu nhận, hoàn thiện, phân phổi sản phẩm trong tế bào là:

A. Ti thể                      B. Lưới nội chất     

C. Ribôxôm                 D. Bộ máy gôngi

Câu 7. Nơron có 2 tính chất cơ  bản là:

A. Cảm ứng và hưng phấn       

B. Co rút và  dẫn truyền

C. Hưng phấn và dẫn truyền     

D. Cảm ứng và dẫn truyền.

Câu 8. Cặp người bị tai nạn gãy xương cần phải làm gì?

A. Đặt nạn nhân nằm yên      

B. Tiến hành sơ cứu

C. Nắn lại ngay chỗ xương gãy         

D. Cả A và B.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Trình bày những điểm khác nhau giữa vòng tuần hoàn lỏn và vòng tuần hoàn nhỏ?

Câu 2. Nêu vai trò của gan?

Câu 3. Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

Đề 11

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

Câu 1. Sự khác nhau căn bản nhất về chức năng giữa cơ vân và cơ trơn ?

A. Tế bào cơ vân có nhiều nhân, tế bào cơ trơn có một nhân

B. Tế bào cơ vân có các vân ngang, tế bào cơ trơn không có

C. Cơ vân gắn với xương, cơ trơn tạo nên thành nội quan

D. Cơ trơn co rút không tự ý, cơ vân co rút tuỳ ý.

Câu 2. Enzim tiêu hoá tác động đến thức ăn như thế nào ?

A. Enzim tiêu hoá là loại xúc tác sinh học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng

B. Mỗi loại enzim tiêu hoá chỉ tác động được trong một môi trường nhất định, đến một loại thức ăn nhất định

C. Có sự phối hợp giữa các enzim tiêu hoá trong việc biến đổi thức ăn từ những chất phức tạp thành những chất dinh dưỡng hấp thụ được.

D. Câu B và C đúng.

Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho máu lưu thông trong mạch ?

A. Sự co dãn của tim.

B. Sự co dãn của thành động mạch,

C. Sự co rút của các cơ quanh thành mạch.

D. Sức hút của tâm nhĩ.

Câu 4. Hô hấp gắng sức khác hô hấp thường như thế nào ?

A. Hô hấp gắng sức có dung lượng hô hấp lớn hơn hô hấp thường.

B. Hô hấp gắng sức có số cơ tham gia nhiều hơn hô hấp thường.

C. Hô hấp gắng sức là hoạt động có ý thức, hô hấp thường là hoạt động vô ý thức

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5. Máu A cho được người có nhóm máu:

A. Máu B                           

B. Máu O.

C. Máu A và máu B     

D. Máu A và máu AB.

Câu 6. Enzim pepsin chỉ hoạt động hiệu quả trong môi trường có:

A. Axit HCl và nhiệt độ bình thường của cơ thể

B. Axit HCl loãng và nhiệt độ bình thường của cơ thể

C. Axit HCl đặc và nhiệt độ bình thường của cơ thể

D. Cả A và B đều sai.

Câu 7. Bào quan có chức năng tham gia quá trình phân chia tế bào là:

A. Ti thể                  B. Nhân               

C. Ribôxôm              D. Trung thể

Câu 8. Máu thực hiện trao đổi khí là máu ở trong:

A. Động mạch      B. Tĩnh mạch.

C. Mao mạch        D. Động mạch và tĩnh mạch.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Các biện pháp rèn luyện và bảo vệ hệ tim mạch?

Câu 2.

a. Sự trao đổi khí ở  phổi và ở  tế bào xảy ra như thế nào?

b. Vì sao phải thở không khí thoáng và sạch?

Câu 3. Thuốc lá có hại như thế nào đối với cơ thể?

Đề 12

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Câu 1. Hãv chọn phương án trả lời  đúng nhầt:

1. Trong cơ thế mô cơ có chức năng gì?

A. Co, dãn                 

B. Nâng đỡ, liên hệ.

C. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết.   

D. Tiếp nhận, tra lời các kích thích

2. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ

D. Nơron hướng tâm, noron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ

3. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:

A. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch

B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim

C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đây của tim

D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch

4. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào đóng vai trò chủ yếu làm cho công lớn nhất ?

A.Tiết diện cơ to                 

B. Nhịp co thích hợp.

C. Khối lượng của vật tác động phải thích hợp

D. Tinh thần phấn khởi

5. Bộ xương người tiến hóa theo hướng nào ?

A. Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao dộng.

B. Thích nghi với việc ăn thức ăn chín.

C. Thích nghi với khá năng tư duy trừu tượng.

D. Thích nghi với đời sống xă hội.

Câu 2. Hãy sắp xếp vị trí của các tuyến tiêu hoá tương ứng với các cơ quan tiêu hoá rồi ghi vào cột trả lời :

Cơ quan tiêu hoá

Trả lời

Tuyến tiêu hoá

Khoang miệng

Dạ dày

Ruột non

1………………

2………………

3……………….

Tuyến ruột

Tuyến nước ngọt

Tuyến vị

Tuyến tuỵ

Tuyến gan

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Chức năng của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ?

Câu 2. Hãy giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể

Câu 3. Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng, trong dạ dày xảy ra như thế nào ? Em có nhận xét gì về sự biến đổi  này?



Đề 13

I. TRC NGHIM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Trong thành phần hoá hoc của tế bào, các hợp chất nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống ?

A. Gluxit                 

B. Lipit

C. Protein và axit nuclêic         

D. Nước và muối khoáng

Câu 2. Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xưong thú thể hiện chủ yếu ỏ1 những điềm nào ?

A. Sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới

B. Cột sống vả lồng ngực

C. Hộp sọ và cách dính hộp sọ vào cột sông.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3. Lượng khí đua vào phối qua môt lan hít vào hình thường là:

A. 500ml             B. 1500ml                              

C. 1000ml           D. 800ml

Câu 4. Hô hấp gắng sức khác hô hấp thường như thế nào ?

A. Hô hấp gắng sức có dung lượng hô hấp lớn hơn hô hấp thường.

B. Hô hấp gắng sức có số cơ tham gia nhiều hơn hô hấp thường.

C. Hỏ hấp gắng sức là hoạt động có ý thức, hô hấp thường là hoạt động vô thức

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5. Khả năng ngườinào đã từng một lần bị bệnh nhiềm kliuần nào dó, sau lần đó không mắc lại bệnh đó nữa, được gọi là:

A. Miễn dịch bẩm sinh         

B. Miễn dịch chủ động

C. Miễn dịch tập nhiễm.           

D. Miền dịch bị động

Câu 6. Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyến O2 và CO2 là:

A. Bạch cầu.             B. Hồng cầu.                          

C. Tiểu cầu.              D. Câu B và C

Câu 7. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở đoạn nào của ruột non?

A. Tá tràng

B. Phần giữa của ruột non

C. Phần cuối của ruột non.

D. Phần đầu của ruột non.

Câu 8. Những yếu tố nào làm thay đổi nhịp tim?

A. Trạng thái sinh lí của cơ thể     

B. Ảnh hưởng của môi trường ngoài,

C. Tầm vóc, giới tính                 

D. Câu A và B đúng.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Ở ruôt non có các tuyến tiêu hoá nào ? Nêu tác dụng của các tuvến tiêu hoá đó trong quá trình biến đổi  thức ăn.

Câu 2. Hãy giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thế.

Câu 3. Tại sao phải ăn sạch, uống sạch ? Ăn uống khoa học có ích lợi gì cho sự tiêu hóa ?

Đề 14

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Các tuyến Amiđan và tuyến V.A nằm ở:

A. Xoang mũi              B. Thanh quản   

C. Phế quản                D. Họng

2. Hoạt động của van trong pha thất co là:

A. Van nhĩ thất mở, van động mạch đóng.

B. Cả 2 van cùng mở.

C. Van nhĩ thất đóng, van động mạch mở. 

D. Cả 2 van cùng đóng.

3.  Máu thực hiện trao đổi  khi là máu ở trong:

A. Động mạch.         

B. Tĩnh mạch.

C. Mao mạch.         

D. Động mạch và tĩnh mạch.

4. Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày là:

A. Có lớp cơ rất dày và khỏe

B. Có 2 lớp cơ vòng và dọc.

C. Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

D. Câu A và C

Câu 2. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyên theo hai con đường: đường …………và đường ………

b. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở…………….

c. Ở dạ dày,protein chuỗi dài HClpepsin⟶pepsinHCl ………….

d. Ở khoang miệng …………amilazato=37oC,pH=23⟶to=37oC,pH=2−3amilazamantôzơ

II. T LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Kể tên các tuyến tiêu hoá ở người

Câu 2. Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Câu 3. Nêu vai trò của gan trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người.

Đề 15

I.TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phưong án trả lời  đúng nhất:

1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau giữa hộ xương người và bộ xương thú?

A. Đứng thẳng và lao động.       

B. Ăn thịt, ăn chín,

C. Có tư duy trừu tượng   

D. sống thành xã hội

2. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cửa cơ thể người ?

A. Các cơ quan trong cơ thề người đều được cấu tạo bởi tế bào

B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sờ cho các hoạt động sống của cơ thể

C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thi cơ thể sẽ chết.

D. Câu A và B đúng.

3. Vừa tham gia dẫn khí hô hấp, vừa là bộ phận của cơ quan phát âm  là:

A. Khí quản              B. Phổi     

C. Thanh quản         D. Phế quản

4. Enzim tiêu hoá tác động đến thức ăn như thế nào?

A. Enzim tiêu hoá là loại xúc tác sinh học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng.

B. Mỗi loại enzim tiêu hoá chỉ tác động được trong một môi trường nhất định, đến một loại thức ăn nhất định.

C. Có sự phối hợp giữa các enzim tiêu hoá trong việc biến đổi  thức ăn từ những chất phức tạp thành những chất dinh dưỡng hấp thụ được.

D. Câu B và C đúng.

5. Loại bạch cầu nào diệt khuẩn bằng cách thực bào ?

A. Bạch cầu ưa axit

B. Limphô bào B và T

C. Bạch cầu timig tính và đại thực bào (bạch cầu đơn nhân)

D. Bạch cầu ưa kiềm

6. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

A. Nơron hướng tâm. nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm. cơ quan phản ứng

C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, noron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ

D. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ

Câu 2. Chọn các cụm từ: cầu tạo cặiia tim, tù' tâm thất, chu kì, pha dăn chung điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2, 3... đổ hoàn chinh các câu sau:

Tim co dãn theo……….(1)…………..Mỗi chu kì gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co……(2)……..

Sự phối hợp hoạt động của các thành phần……..(3)…………qua 3 pha làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và…….(4)…… vào động mạch.

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Huyết áp là gì ? Nguyên nhân nào làm cho máu chảy nhanh ở cung động mạch, chậm ở mao mạch ? Điều nàv có ý nghĩa gì ?

Câu 2. Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hoá nào?

Câu 3. Vai trò chù yếu của ruột già trong quá trình tiêu hoá là gì?

Câu 4. Muốn nấu thịt mau mềm, người ta thường cho thêm vào trái gì khi nấu thịt? Tại sao?

Đề 16

I. TRẮC NGHIỆM(4,5 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Tế bào máu nào sau đây có khả năng thực bào?

A. Bạch cầu đơn nhân và tiểu cầu

B. Hồng cầu và tiểu cầu

C. Hồng cầu và bạch cầu trung tính

D. Bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân.

2.Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào gây nên?

A. Ngồi học không đúng tư thế.       

B. Đi giày, guốc cao gót.

C. Thức ăn thiến canxi         

D. Thức ăn thiếu vitamin A, C, D.

3. Những mạch máu nào nằm sát da mu bàn tay, có thế trông thấy rất rõ ở người già, thuộc loại mạch máu nào dưới dây ?

A. Động mạch         B. Tĩnh mạch 

C. Mao mạch           D. Mạch bạch huyết

4. Vì sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên dược ?

A. Vì xương không dài ra dược

B. Vì thiếu chất xương tạo xương mới

C. Vì hai tấm sụn hoá xương nhanh nên không dài ra được.

D. Vì hai tấm sụn tăng trưởng ở gần hai đầu xương hoá xương hết nên xương không dài ra được.

Câu 2. Hãy săp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng của chúng băng cách ghép chữ cái (a, b, c...) với số (1, 2, 3...) rồi điền vào phần trả lời

Chức năng

Tr lời

Bào quan

1. Nơi tổng hợp protein

2. Liên hệ giữa các bào quan trong tế bào

3. Tham gia hoạt động hô hâp giải phóng năng lượng

4. Cấu trúc quy định sự hình thành protein

5. Thu hồi  tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống của tế bào.

1……………………

2……………………

3……………………

4…………………… 

5…………………… 

a. Lưới nội chất

b. Ti thể.

c. Ribôxôm

d. Bộ máy gôngi

e. Nhiễm săc thể

II. TỰ LUẬN: (5,5 điểm)

Câu 1. Máu gồm những thành phần nào? Trong quá trình đông máu tiểu cầu đóng vai trò gì ? Ở người có nhóm máu nào?

Câu 2. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào?

Câu 3. Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người?



Đề 17

I. TRẮC NGHIỆM: (4,5 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Xương của sọ có có cấu xương đôi (2 chiếc) là:

A. Xương trán         B. Xương chẩm   

C. Xương sàng        D. Xương thái dương

2. Vai trò của ruột già là:

A. Hấp thụ lại nước và thải phân   

B. Thải phân

C. Là nơi chứa phân   

D. Câu A và C đúng

3. Các chức năng  của gan là:

A. Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.

B. Khử các chất độc có hại với cơ thể

C. Tiết dịch mật giúp tiêu hoá lipit.

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 2. Chọn cụm từ: chất tế bào, cấu tạo, chức năng, màng sinh chất điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2,3... để hoàn chỉnh các câu sau:

Tế bào là đơn vị……….(1) ………và cũng là đơn vị……… (2) ………của cơ thể. Tế bào được bao bọc bàng lớp……… (3) ………có chức năng thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong cơ  thể. Trong màng là……… (4) ………có các bào quan như lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi, ti thể..., ở đó diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 3. Nối các thành phần máu ở  cột (A) với chức năng của chúng ở  cột (B) sao cho phù hợp và (tiền vào phần trả lời  ở  cột (C) trong bảng dưói đây:

Thành phần của máu (A)

Chức năng (B)

Trả lời  (C)

1. Huyết tương

2. Hồng cầu

3. Bạch cầu

4. Tiểu câu.

  1. Bảo vệ cơ thể, diệt khuẩn
  2. Làm máu đông, bịt kín vết thương
  3. Vận chuyển chất dinh dưỡng
  4. Vận chuyên các hoocmôn tới tế bào
  5. Vận chuyên O2 và CO2
  6. Cân bằng nước và muối khoáng

1......

2.......

3......

4.......

II. TỰ LUẬN (5,5 điểm)

Câu 1.Vòng tuần hoàn lớn: hãy mô tả tóm tắt đường đi của máu và nêu vai trò.

Câu 2. So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phương pháp hô hấp nhân tạo.

Câu 3. Với khau phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hoá diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì ?

Đề 18

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Loại mạch máu nào chuyển vận chuyển máu nuôi tim?

A. Động mạch chủ       

B. Tĩnh mạch chủ

C. Động mạch và tĩnh mạch vành. 

D. Động mạch và tĩnh mạch phổi.

2. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hóa học là ?

A. Đường đơn. axit amin, glixêrin, axit béo 

C.Đường đơn. lipit, axit amin.

B. Axit amin, glixêrin, axit béo, đường đổi   

D. Đường đơn. glixẻrin, protein, axit héo

Câu 2. Điều phát biểu nào dưới đây là không đúng?

1. Trong thành phần cấu tạo của máu gồm có:

A. Huyết tương        B. Hồng cầu   

C. Bạch cầu             D. Tiểu cầu

E. Nước mô và bạch huyết

2. các cơ quan trong ống tiêu hóa gồm có:

A. Miệng     

B.Thực quản                                      

C. Gan

D. Ruột non, ruột già   

E. Hậu môn

Câu 3. Chọn các câu ở  cột A ghép với các câu ở cột B sao cho phù hợp rồi ghi vào phần trả lời .

Cột A

Cột B

Trả lời

1. Sự trao đổi  khí ở tế bào

2.Trong dịch vị có

3. Sự trao dôi khí ở phổi

4. Trong nuớc bọt có

A. Enzim amilaza giúp tiêu hoá gluxit

B. Gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu

C. Gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí vào máu và của CO2 từ máu vào không khí

D. Enzim pepsin giúp tiêu hoá protein

1………….

2………….

3………….

4………….

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó?

Câu 2. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ  thể?

Câu 3. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả?

Đề 19

I. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1.(2,5 điểm) Tại sao thức ăn từ dạ dày xuống ruột non từng đợt ? Nêu vai trò của HG trong dạ dày.

Câu 2.(2,5 điểm) So sánh chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Nêu vai trò của tuyến nội tiết.

II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1.(2,5 điểm)

1. Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :

A. . Phản xạ ở động vật khác cảm ứng ở thực vật ở đặc điểm cơ bản nào sau đây ?

B. Phản xạ ở động vật diễn ra nhanh hom

C. Phản xạ ở động vật diễn ra chậm hơn

D. Phản xạ ở động vật dễ nhận biết hơn

E. Phản xạ ở động vật chính xác hơn

2. Cơ tim có đặc điểm?

A. Tế bào dài, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang.

B. Tế bào có hình thoi đầu nhọn và chỉ có một nhân,

C. Tế bào phân nhánh, tế bào có nhiều nhân.

D. Tế bào ngắn, không có nhân

3. Hiên tượng người sờ tay vào vật nóng và có phản ứng rụt tay lại thì?

A. Da được coi là cơ quan thụ cảm, cơ tay được coi là cơ quan phản ứng.

B. Da được coi là cơ quan phản ứng, cơ tay được coi là cơ quan thụ cảm.

C. Da và cơ tay được coi là cơ quan phản ứng

D. Da và cơ tay được coi là cơ quan thụ cảm.

4. Khớp động có chức năng?

A. Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.

B. Đảm bảo cho cơ thể có thể vận đông dễ dàng,

C. Hạn chế hoạt động của các khớp.

D. Tăng khả năng đàn hồi.

5. Cột sống có chức năng?

A. Giúp cho cơ thể đứng thẳng.

B. Bảo vệ tim, phổi.

C. Đảm bảo cho cơ thể vận động được.

D. Cả A, B và C

Câu 2.(1 điểm)

Điền dấu X vào chỗ phù hợp trong bảng sau:

 

Miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch nhân tạo

Miễn dịch thụ động

 

 

Miễn dịch chủ động

 

 

Miễn dịch bẩm sinh

 

 

Miễn dịch tập nhiễm

 

 

Câu 3.(1,5 điểm) Thực hiện ghép nội dung cột 1 với cột 2 và ghi kết quả vào cột 3.

Cột 1

Cột 2

Cột 3

1. Khoang mũi

A. Ngân bụi và diệt khuẩn

1         

2. Khí quản

B. Nhận không khí từ khoang mũi

2…………..

3. Thanh quản

C. Chống bụi và vi khuẩn lạ

3         

4. Phổi

D. Làm tăng bề mặt trao đổi khí

4