Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Một máy bay bay được 1875km trong 2,5 giờ. Tính vận tốc của máy bay.

Phương pháp giải:

Muốn tìm vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

Lời giải chi tiết:

Vận tốc của máy bay đó là:

1875 : 2,5 = 750 (km/giờ)

          Đáp số: 750 km/giờ.

Bài 2

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: 

a) Một ôtô đi với vận tốc trung bình 52km/giờ. Vậy, 1 giờ ô tô đó đi được quãng đường là ……. km.

b) Một người đi xe đạp với vận tốc trung bình 14km/giờ. Vậy, 3 giờ người đó đi xe đạp được quãng đường là ……. km.

Phương pháp giải:

Đơn vị của vận tốc và thời gian đã tương ứng với nhau nên muốn tìm quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

Lời giải chi tiết:

a) Quãng đường ô tô đó đi được trong 1 giờ là:

                   52 × 1 = 52 (km)        

Vậy, 1 giờ ô tô đó đi được quãng đường là 52km.

b) Quãng đường người đi xe đạp đó đi được trong 3 giờ là:

                  14 × 3 = 42 (km)        

Vậy, 3 giờ người đó đi xe đạp được quãng đường là 42km.

Bài 3

Bạn Hồng đi bộ từ trường về nhà với vận tốc 4km/giờ, sau 20 phút thì về đến nhà. Hỏi quãng đường từ trường về nhà Hồng dài bao nhiêu ki-lô-mét ? 

Phương pháp giải:

Vận tốc có đơn vị km/giờ nên thời gian cũng phải có đơn vị tương ứng là giờ. Do đó ta đổi thời gian sang đơn vị là giờ.

- Tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

Lời giải chi tiết:

Đổi: \(20\) phút \(=\dfrac{{20}}{{60}}\) giờ \(=\dfrac{1}{3}\) giờ

Quãng đường từ trường về nhà Hồng dài số ki-lô-mét là:

                \(4 \times \dfrac{1}{3} = \dfrac{4}{3}\,\,(km)\)

                                 Đáp số: \(\dfrac{4}{3}km\).

Chú ý khi giải: Học sinh có thể làm sai khi không để ý đến đơn vị đo của thời gian, tính quãng đường bằng cách lấy \(4\) nhân với \(20\).

Bài 4

Lúc 7 giờ 45 phút, một người đi xe máy từ A đến B. Dọc đường người đó dừng lại nghỉ 25 phút và đến B lúc 10 giờ 10 phút. Tính vận tốc của người đi xe máy. Biết quãng đường từ A đến B dài 85km.

Phương pháp giải:

Tính thời gian xe máy đi từ A đến B (tính cả thời gian nghỉ) ta lấy thời gian đến trừ đi thời gian xuất phát.

- Tính thời gian xe máy đi từ A đến B (không tính thời gian nghỉ) ta lấy thời gian xe máy đi từ A đến B (tính cả thời gian nghỉ) trừ đi thời gian nghỉ.

- Đổi đơn vị đo thời gian sang dạng số thập phân hoặc dạng phân số có đơn vị là giờ (nếu cần).

- Tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

Lời giải chi tiết:

Nếu tính cả thời gian nghỉ, người đi xe máy đi từ A đến B hết số thời gian là:

              10 giờ 10 phút – 7 giờ 45 phút = 2 giờ 25 phút

Nếu không tính thời gian nghỉ, người đi xe máy đi từ A đến B hết số thời gian là:

             2 giờ 25 phút – 25 phút = 2 giờ

Vận tốc  của người đi xe máy là:

             85 : 2 = 42,5 (km/giờ)

                                 Đáp số: 42,5km/giờ.

Bài 5

Một vận động viên đi xe đạp trong 30 phút đi được 18km. Với vận tốc đó, sau 1 giờ 15 phút vận động viên đó đi xe đạp được bao nhiêu ki-lô-mét ?

Phương pháp giải:

- Đổi 30 phút và 1 giờ 15 phút về cùng một đơn vị đo là giờ hoặc phút.

- Muốn tìm vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

- Muốn tìm quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

Lời giải chi tiết:

Đổi: \(30\) phút \(= 0,5\) giờ ;

       \(1\) giờ \(15\) phút \(= 1,25\) giờ.

Vận tốc của vận động viên đi xe đạp đó là:

             \(18: 0,5 = 36\) (km/giờ)

Với vận tốc đó, sau 1 giờ 15 phút vận động viên đó đi xe đạp được số ki-lô-mét là:

             \(36 × 1,25 = 45\;(km)\) 

                                     Đáp số: \(45km.\)

Bài 6

Một máy bay bay từ thành phố A tới thành phố B với vận tốc 878km/giờ, thành phố A cách thành phố B 2195km. Hỏi máy bay đó bay từ thành phố A tới thành phố B hết bao nhiêu thời gian ?

Phương pháp giải:

Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

Lời giải chi tiết:

Máy bay đó bay từ thành phố A tới thành phố B hết số thời gian là:

             \(2195 : 878 = 2,5\) (giờ)

                               Đáp số: \(2,5\) giờ.

Bài 7

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp :

Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ cùng một địa điểm và đi ngược chiều nhau. Ô tô thứ nhất có vận tốc là 55km/giờ, ô tô thứ hai có vận tốc 63km/giờ.

a) Sau 1 giờ khoảng cách giữa hai ô tô là …….

b) Sau 2,5 giờ khoảng cách giữa hai ô tô là …….

Phương pháp giải:

- Vì hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ cùng một địa điểm và đi ngược chiều nhau nên khoảng cách giữa hai xe khi đi một thời gian như nhau chính bằng tổng quãng đường hai xe đi được trong khoảng thời gian đó.

- Muốn tìm quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

Lời giải chi tiết:

Vì hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ cùng một địa điểm và đi ngược chiều nhau nên khoảng cách giữa hai xe khi đi một thời gian như nhau chính bằng tổng quãng đường hai xe đi được trong khoảng thời gian đó.

a) Sau 1 giờ  ô tô thứ nhất đi được số ki-lô-mét là:

                 \(55 × 1 = 55\;(km)\) 

Sau 1 giờ  ô tô thứ hai đi được số ki-lô-mét là:

                 \(63 × 1 = 63\;(km)\)

Sau 1 giờ khoảng cách giữa hai ô tô là:

                \(55 + 63 = 118\;(km)\)

b) Sau \(2,5\) giờ ô tô thứ nhất đi được số ki-lô-mét là:

                \(55 × 2,5 = 137,5\;(km)\)

Sau 2,5 giờ ô tô thứ hai đi được số ki-lô-mét là:

               \(63 × 2,5 = 157,5\;(km)\)

Sau \(2,5\) giờ khoảng cách giữa hai ô tô là:

                \(137,5 + 157 = 295\;(km)\)

                           Đáp số : a) \(118km\) ;

                                         b) \(295km\).

Bài 8

Quãng đường từ Nam Định đến Hà Nội dài khoảng 96km. Một người đi xe máy từ Nam Định khởi hành lúc 8 giờ 15 phút đến Hà Nội với vận tốc 40km/giờ. Hỏi người đi xe máy đó đến Hà Nội lúc mấy giờ?

Phương pháp giải:

- Tìm thời gian người đó đi hết quãng đường từ Nam Định đến Hà Nội ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

- Đổi số giờ vừa tìm được dưới dạng số thập phân sang số giờ và phút ở dạng số tự nhiên.

- Tìm thời gian lúc người đó đến Hà Nội ta lấy thời gian lúc người đó khởi hành cộng với thời gian đi từ Nam Định đến Hà Nội.

Lời giải chi tiết:

Thời gian để người đó đi hết quãng đường từ Nam Định đến Hà Nội là:

               96 : 40 = 2,4 (giờ)

Đổi: 2,4 giờ = 2 giờ 24 phút

Người đi xe máy đó đến Hà Nội lúc:

8 giờ 15 phút  + 2 giờ 24 phút = 10 giờ 39 phút

                             Đáp số: 10 giờ 39 phút.

Vui học

Máy phô tô A có thể phô tô 4000 tờ giấy trong 1 giờ, máy phô tô B có thể phô tô 350 tờ trong 5 phút. Hỏi máy phô tô nào phô tô nhanh hơn? Giải thích tại sao ?

Trả lời: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Phương pháp giải:

Tính số tờ giấy mà máy phô tô B có thể phô tô được trong vòng 1 giờ (hay 60 phút).

Trong cùng một khoảng thời gian, máy phô tô nào phô tô được nhiều tờ giấy hơn thì phô tô nhanh hơn.

Lời giải chi tiết:

Đổi: 1 giờ = 60 phút

Trong 1 phút máy phô tô B có thể phô tô được số tờ giấy là:

                 350 : 5 = 70 (tờ) 

Trong 1 giờ (hay 60 phút) máy phô tô B có thể phô tô được số tờ giấy là:

                 70 × 60 = 4200 (tờ) 

Trong 1 giờ máy phô tô A có thể phô tô được 4000 tờ giấy, máy phô tô B có thể phô tô được 4200 tờ giấy.

Mà 4000 < 4200.

Vậy máy phô tô B phô tô nhanh hơn. 

soanvan.me