HĐ
Bài 1 (trang 63 SGK Toán 2 tập 1)
Quan sát tranh rồi chọn câu đúng.
Đổ hết nước từ ca 1 \(l\) được đầy một chai và một cốc (như hình vẽ).
A. Chai đựng 1 \(l\) nước.
B. Chai đựng ít hơn 1 \(l\) nước.
C. Chai đựng nhiều hơn 1 \(l\) nước.
Phương pháp giải:
Quan sát tranh vẽ, so sánh lượng nước 1 \(l\) ở ca 1 \(l\) với lượng nước ở chai rồi lựa chọn câu trả lời đúng.
Lời giải chi tiết:
Quan sát tranh ta thấy 1 \(l\) chứa đầy một chai và một cốc nên chai chứa ít hơn 1 \(l\) nước. Do đó câu đúng là B.
Bài 2
Tìm số thích hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách đọc các đơn vị đo để viết các số đo. Lưu ý: lít được viết tắt là \(l\).
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Tìm số thích hợp.
Rót hết nước từ bình A và bình B được các cốc nước (như hình vẽ).
a) Lượng nước ở bình A là cốc. Lượng nước ở bình B là cốc.
b) Lượng nước ở bình B nhiều hơn lượng nước ở bình A là cốc.
Phương pháp giải:
a) Quan sát tranh rồi nêu, viết số cốc nước vào ô có dấu “?”.
b) Để tìm lượng nước ở bình B nhiều hơn lượng nước ở bình A bao nhiêu cốc ta lấy số cốc nước rót được từ bình B trừ đi số cốc nước rót được từ bình A.
Lời giải chi tiết:
a) Lượng nước ở bình A là 4 cốc. Lượng nước ở bình B là 6 cốc.
b) Lượng nước ở bình B nhiều hơn lượng nước ở bình A là:
6 – 4 = 2 (cốc)
Đáp số: 2 cốc.
LT
Bài 1 (trang 64 SGK Toán 2 tập 1)
Tính (theo mẫu).
Mẫu: 8 \(l\) + 6 \(l\) = 14 \(l\); 12 \(l\) – 7 \(l\) = 5 \(l\).
a) 5 \(l\) + 4 \(l\) 12 \(l\) + 20 \(l\) 7 \(l\) + 6 \(l\) |
b) 9 \(l\) – 3 \(l\) 19 \(l\) – 10 \(l\) 11 \(l\) – 2 \(l\) |
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép cộng, trừ như thông thường, sau đó ghi thêm đơn vị đo là \(l\) vào kết quả phép tính.
Lời giải chi tiết:
a) 5 \(l\) + 4 \(l\) = 9 \(l\) 12 \(l\) + 20 \(l\) = 32 \(l\) 7 \(l\) + 6 \(l\) = 13 \(l\) |
b) 9 \(l\) – 3 \(l\) = 6 \(l\) 19 \(l\) – 10 \(l\) = 9 \(l\) 11 \(l\) – 2 \(l\)= 9 \(l\) |
Bài 2
Tìm số thích hợp.
Phương pháp giải:
Quan sát tranh, tìm ra phép cộng thích hợp, nhẩm rồi viết kết quả vào ô có dấu “?”.
Lời giải chi tiết:
Nhẩm:
a) 3 \(l\) + 5 \(l\) = 8 \(l\) ; 5 \(l\) + 8 \(l\) = 13 \(l\)
b) 1 \(l\) + 2 \(l\) + 5 \(l\) = 8 \(l\).
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 3
Tìm số thích hợp.
Trong can còn lại bao nhiêu lít nước?
Phương pháp giải:
Quan sát tranh, tìm ra phép trừ thích hợp (lấy số lít ở can trừ đi số lít nước đã rót ra), nhẩm rồi viết kết quả vào ô có dấu “?”.
Lời giải chi tiết:
Nhẩm: 10 \(l\) – 4 \(l\) = 6 \(l\) ; 15 \(l\) – 5 \(l\) = 10 \(l\).
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 4
Mỗi đồ vật đựng số lít nước bằng tổng số lít nước ở các ca bên cạnh (như hình vẽ).
a) Tìm số thích hợp.
b) Đồ vật nào đựng nhiều nước nhất? Đồ vật nào đựng ít nước nhất?
Phương pháp giải:
a) Tính tổng số lít nước ở các ca để tìm số lít nước mà mỗi đồ vật đựng được.
b) So sánh các số ở bảng (câu a), từ đó tìm được đồ vật nào đựng nhiều nước nhất, đồ vật nào đựng ít nước nhất.
Lời giải chi tiết:
a) Nhẩm: 1 \(l\) + 1 \(l\) + 1 \(l\) = 3 \(l\).
2 \(l\) + 2 \(l\) + 1 \(l\) = 5 \(l\).
3 \(l\) + 2 \(l\) + 2 \(l\) = 7 \(l\).
Vậy ta có kết quả như sau:
b) Ta có: 2 \(l\) < 3 \(l\) < 5 \(l\) < 7 \(l\).
Do đó, can đựng nhiều nước nhất, bình đựng ít nước nhất.
Bài 5
Trong can có 15 \(l\) nước mắm. Mẹ đã rót 7 \(l\) nước mắm vào các chai. Hỏi trong can còn lại bao nhiêu lít nước mắm?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định bài toán cho biết gì (số lít nước mắm ban đầu có trong can, số lít nước mắm mẹ đã rót vào các chai) và hỏi gì (số lít nước mắm còn lại trong can), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm số lít nước mắm còn lại trong can ta lấy số lít nước mắm ban đầu có trong can trừ đi số lít nước mắm mẹ đã rót vào các chai.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Có: 15 \(l\) nước mắm
Rót vào cái chai: 7 \(l\) nước mắm
Còn lại: … \(l\) nước mắm?
Bài giải
Trong can còn lại số lít nước mắm là:
15 – 7 = 8 (\(l\))
Đáp số: 8 \(l\) nước mắm.
soanvan.me