Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

So sánh kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân và chuyền cầu bằng má trong bàn chân.


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1 (SGK trang 43), phần 1 (SGK trang 48). Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân và chuyền cầu bằng má trong bàn chân.

- So sánh kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân và chuyền cầu bằng má trong bàn chân.


Lời giải chi tiết:

* Giống nhau:

- Tư thế chuẩn bị: Hơi khuỵu gối, hai tay buông tự nhiên, mắt quan sát đường cầu đến

- Thực hiện: Khi cầu bay đến, di chuyển tới vị trí thích hợp, chuyển trọng tâm sang chân không thuận và thực hiện kĩ thuật chuyền cầu đi

* Khác nhau:

- Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân

+ TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, hơi khuỵu gối, thân trên hơi ngả về trước, mắt quan sát đường cầu đến.

+ Thực hiện: Di chuyển tới vị trí thích hợp, chuyển trọng tâm sang chân không thuận, chân thuận di chuyển từ sau ra trước, khi cầu cách mặt đất từ 30 – 40 cm, cổ chân duỗi thẳng đá vào cầu. Vị trí tiếp xúc cầu ở 1/3 trước của mu bàn chân, mũi bàn chân hướng theo hướng chuyền cầu.

+ Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, nhanh chóng thu về TTCB, quan sát đường cầu đến để thực hiện các động tác tiếp theo.

- Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân

+ TTCB: Hai chân đứng song song, chân thuận để sau, bàn chân thuận cách gót chân trước nửa bản thân, khuỵu gối, hai tay buông tự nhiên, trọng tâm rơi vào giữa hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đường cầu đến.

+ Thực hiện: Khi cầu bay đến, chuyển trọng tâm sang chân không thuận, chân thuận gập khớp gối, đùi được mở ra đồng thời xoay theo trục dọc, lăng cẳng chân từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong, xoay mà trong bàn chân theo hướng cầu tới và tiếp xúc cầu ở thời điểm cầu thấp hơn gối. Vị trí tiếp xúc cầu là phần tam giác được tạo bởi ngón chân cái, mắt cá trong của bàn chân và gót chân. Khi tiếp xúc cầu, má trong bàn chân tiếp tục di chuyển và hướng theo hướng chuyển cầu, chuyền cầu đi.

+ Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, nhanh chóng trở về TTCB để tiếp tục thực hiện các động tác tiếp theo.


Câu 2

Trình bày một số quy định cơ bản về cách tính điểm trong thi đấu đá cầu.


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2. Một số quy định cơ bản về cách tính điểm trong thi đấu đá cầu (SGK trang 49).

- Nêu một số quy định cơ bản về cách tính điểm trong thi đấu đá cầu.


Lời giải chi tiết:

* Một số quy định cơ bản về cách tính điểm trong thi đấu đá cầu:

- Khi một đội mắc lỗi hoặc cầu chạm sân đội mình, đội đối phương được cộng thêm một điểm.

- Đội thắng trong hiệp đấu khi ghi được 21 điểm và hơn đối phương ít nhất 2 điểm. Nếu điểm số 20-20, hiệp đấu được tiếp tục cho tới khi một trong hai đội vượt hơn đối phương 2 điểm.

- Trong trường hợp điểm số là 20-20: Đội nhận giao cầu khi tỉ số là 20-20 sẽ được quyền giao cầu ở lượt tiếp theo, sau đó sẽ thực hiện giao cầu luân phiên cho tới khi hiệp đấu kết thúc.


Câu 1

Vận dụng kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân vào các trò chơi vận động rèn luyện sức khỏe hằng ngày và các bài tập để phát triển khả năng khéo léo.


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân (SGK trang 48).

- Vận dụng kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân vào các trò chơi vận động rèn luyện sức khỏe hằng ngày và các bài tập để phát triển khả năng khéo léo.


Lời giải chi tiết:

*Học sinh tự vận dụng kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân vào các trò chơi vận động rèn luyện sức khỏe hằng ngày và các bài tập để phát triển khả năng khéo léo.

Học sinh tham khảo trò chơi sau:

Trò chơi: Chuyền cầu tiếp sức

- Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, mỗi đội chia thành hai hàng dọc đứng đối diện cách nhau từ 3 – 4 m.

- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người đầu hàng A chuyền cầu bằng má trong bàn chân cho người đầu hàng B, sau đó di chuyển về cuối hàng, người thứ hai của hàng A di chuyển lên thành người đầu hàng. Người đầu hàng B đỡ cầu và chuyền cầu bằng má trong bàn chân trả lại cho hàng A và di chuyển về cuối hàng. Đội nào có số lần rơi cầu ít nhất sẽ thắng cuộc.