Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? trang 14

Trả lời câu hỏi trang 14 SGK Địa lí 10

Đọc thông tin và quan sát hình 4.1 hãy:

- Cho biết tại sao trên Trái Đất trong cùng một thời điểm nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm.

- Trình bày sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trang 14 (Sự luân phiên ngày đêm) và quan sát hình 4.1 SGK.

Lời giải chi tiết:

- Trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.

- Sự luân phiên ngày đêm:

+ Trái Đất có dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa bị che khuất là đêm.

+ Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau.

? trang 15

Trả lời câu hỏi trang 15 SGK Địa lí 10

Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy cho biết:

- Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-11-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào?

- Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số mấy, tại sao khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày?

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trang 15 (Giờ trên Trái Đất) vàquan sát hình 4.2.

- Xác định múi giờ của Luân-đôn (Anh) và Hà Nội (Việt Nam) => Tính số múi giờ chênh lệch.

Lưu ý: Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông => Các nước phía đông có giờ sớm hơn các nước phía tây.

Lời giải chi tiết:

 Tính giờ:

+ Luân-đôn (múi giờ số 0), Hà Nội (múi giờ số 7) => Luân-đôn cách Hà Nội 7 múi giờ.

+ Hà Nội có giờ sớm hơn Luân-đôn => Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-11-2020 thì ở Hà Nội là: 23 + 7 = 6 giờ ngày 1-12-2020 (1 ngày có 24 giờ).

- Đường chuyển ngày quốc tế:

+ Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số 12.

+ Khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm 1 ngày do: Trái Đất hình cầu nên khu vực giờ số 0 đối diện với khu vực giờ số 12. Ở đây sẽ có 2 ngày lịch khác nhau.

Chú ý: Kinh tuyến 180 độ đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.

- Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 độ sẽ lùi lại một ngày lịch.

- Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180 độ sẽ tăng thêm 1 ngày lịch.

? trang 16

Trả lời câu hỏi trang 16 SGK Địa lí 10

Đọc thông tin và quan sát hình 4.3, hãy cho biết:

- Nguyên nhân nào sinh ra các mùa.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trang 16 (Các mùa trong năm) và quan sát hình 4.3 (chú ý thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi mùa).

Lời giải chi tiết:

- Nguyên nhân sinh ra các mùa: do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu bắc theo dương lịch:

+ Mùa xuân: 21/3 - 22/6.

+ Mùa hạ: 22/6 - 23/9.

+ Mùa thu: 23/9 - 22/12.

+ Mùa đông: 22/12 - 21/3.

? trang 17

Trả lời câu hỏi trang 17 SGK Địa lí 10

Đọc thông tin và quan sát hình 4.4, hãy:

- Lập bảng về độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau.

- Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trang 17 (Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ) và quan sát hình 4.4.

Lời giải chi tiết:

- Bảng độ ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau:

- Nhận xét:

+ Ở mỗi vĩ độ khác nhau trên Trái Đất có độ dài ngày đêm khác nhau. 

+ Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

+ Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía 2 cực.

Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 17 SGK Địa lí 10

Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trang 15 SGK.

Giải chi tiết:

Giờ địa phương

Giờ khu vực

- Các địa điểm trên cùng 1 kinh tuyến có chung 1 giờ.

- Cùng 1 thời điểm, các địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau.

- Giờ được thống nhất cho từ khu vực.

- Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.

- Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc.

Giải bài luyện tập 2 trang 17 SGK Địa lí 10

Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa vào bán cầu nam theo dương lịch.

Phương pháp giải:

- Dựa vào kiến thức đã học về các mùa trong năm và quan sát hình 4.3.

- Chú ý: Thời gian diễn ra các mùa ở bán cầu Nam ngược lại so với bán cầu Bắc.

Giải chi tiết:

Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch:

+ Mùa xuân: 23/9 - 22/12.

+ Mùa hạ: 22/12 - 21/3.

+ Mùa thu: 21/3 - 22/6.

+ Mùa đông: 22/6 - 23/9.

Vận dụng

Giải bài vận dụng 3 trang 17 SGK Địa lí 10

Vào ngày 22 - 12, ở nước ta độ dài ngày đêm sẽ như thế nào?

Phương pháp giải:

- Xác định vị trí của Việt Nam: nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.

- Quan sát hình 4.4, xác định vào ngày 22 - 12, vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc có độ dài ngày đêm như thế nào.

Lời giải chi tiết:

Ngày 22 - 12, ở nước ta sẽ có độ dài ngày là 10 giờ 30 phút và độ dài đêm sẽ là 13 giờ 30 phút.