Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 48 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy chia sẻ hiểu biết về lợi ích của việc gửi và vay tiền ở ngân hàng

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Gửi và vay tiền ở ngân hàng rất an toàn, lãi suất thấp, có những lợi ích khác đi kèm.

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi trang 48 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Nội dung quan hệ vay mượn giữa anh A và ngân hàng là gì? Căn cứ vào những điều gì để ngân hàng quyết định cho anh A vay tiền?

2. Trong hợp đồng vay tiền, anh A cam kết phải hoàn trả lại ngân hàng với nội dung như thế nào? Việc hoàn trả này có bắt buộc không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ trường hợp để trả lời về những điều liên quan đến việc vay mượn giữa anh A và ngân hàng.

Lời giải chi tiết:

1. Thêm vốn thực hiện dự án trồng rau sạch. Sau khi xem xét mục đích, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng hoản trả nợ vay, trong quá khứ anh A luôn trả nợ đúng thời hạn, phia ngân hàng hoàn toàn tin tưởng và quyết định cho anh vay 100 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay 2 năm. 

2. Trong hợp đồng vay tiền, anh A cam kết phải hoàn trả đầy đủ số tiền vay cộng thêm phần tiền lãi đúng kì hạn như đã thoả thuận với ngân hàng. Việc hoàn trả này có bắt buộc vì đây tiền của nhà nước cho người dân vay mượn để xây dựng cuộc sống.

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi trang 49 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

- Thông tin trên cho thấy tín dụng tập trung, cung cấp nguồn vốn và đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả cho nền kinh tế như thế nào?

- Thông tin trên cho thấy tín dụng giúp Nhà nước thực hiện việc điều tiết kinh tế - xã hội như thế nào?

- Thông tin trên cho thấy tín dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiêu dùng phát triển, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân như thế nào?

Phương pháp giải:

- Em đọc lại các thông tin và nêu được hiệu quả của tín dụng đối với nền kinh tế.

- Nêu được tầm quan trọng của tín dụng trong việc giúp Nhà nước thực hiện việc điều tiết kinh tế - xã hội.

- Nếu lên được sự thúc đấy của tín dụng đối với các mặt trong đời sống xã hội.

Lời giải chi tiết:

- Qua thông tin 1, ta thấy tín dụng cung cấp vốn cho những người muốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đòi hỏi người vay phải sử dụng hiệu quả vốn vay.

- Qua thông tin 2, ta thấy chính sách trợ vốn ngân hàng của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã giúp nhiều em có hoàn cảnh khó khăn thực hiện được ước mơ đến với giảng đường đại học. Nhờ được vay ưu đãi, các em có kinh phí để hoàn thành khoá học, có thêm cơ hội tìm được việc làm và phát triển bản thân, có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay cho ngân hàng.

- Qua thông tin 3, ta thấy nhờ chương trình cho vay vốn đóng mới và nâng cấp tàu cá của Chính phủ triển khai ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, các đội đánh bắt cá đã có thêm những chiếc tàu công suất lớn bám biển vươn khơi, tạo nguồn lực cho ngư dân làm kinh tế, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của quốc gia.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi trang 50 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc các ý kiến và nêu lên suy nghĩ của mình.

Lời giải chi tiết:

a. Đồng tình. Vì tín dụng cũng là một hình thức cho vay vốn với lãi suất nhất định.

b. Không đồng tình. Vì khi vay tín dụng cũng phải trả lãi suất theo hợp đồng quy định ban đầu.

c. Đồng tình. Vì để xác nhận xem họ có đủ khả năng để chi trả tiền lãi và vốn đã vay không

d. Đồng tình. Vì cho vay tự phát sẽ không có hợp đồng thống nhất, dễ bị lừa gạt.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi trang 50 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết các nhân vật trong các tình huống sau đây nhận thức về vai trò và đặc điểm của tín dụng đúng hay sai. Vì sao?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.    

Lời giải chi tiết:

a. Bác M đắn đo là đúng vì bác M không chắc chắn là mình sẽ kinh doanh thành công và bác sợ nếu thua lỗ sẽ không có tiền để trả tiền lãi.

b. T đã sai vì vay ở một quỹ tín dụng đen, không chính thống sẽ dễ bị lừa và phải trả với lãi suất rất cao.

c. Bà Q đã làm đúng vì đến ngân hàng gia hạn thêm, nếu được sự đồng ý của ngân hàng thì mình có thể tiếp tục cố gắng trong 6 tháng để trả được khoản vay đó.

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi trang 51 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết các hoạt động tín dụng sau đã tác động như thế nào đến đời sống xã hội:

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Các tổ chức tín dụng đồng loạt tăng lãi suất cho vay dẫn đến người dân không đủ vốn để kinh doanh và xoay sở cuộc sống

b. Các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi dẫn đến mọi người ồ ạt đến vay và nhà nước dễ bị thua lỗ tiền lãi.

c. Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo để tổ chức kinh doanh: Giúp họ vươn lên trong cuộc sống, có số vốn để khởi nghiệp.

Luyện tập 4

Trả lời câu hỏi trang 51 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy xử lý các tình huống sau:

Theo em, chị B nên gửi tiền ở ngân hàng hay cho bà T vay? Vì sao?

Nếu là H, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?

 

Nếu là D, em sẽ làm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống và tự liên hệ bản thân để giải quyết tình huống.  

Lời giải chi tiết:

a. Theo em, chị B nên gửi ngân hàng để đảm bảo tính an toàn.

b. Nếu là H, em sẽ thuyết phục mẹ là: Mẹ không nên làm như vậy vì không đảm bảo được rằng bà Y có kinh doanh thành công và đủ tiền chi trả lại suất hay không.

c. Nếu là D, em sẽ khuyên mẹ nên đến ngân vay tiền vì vừa an toàn, lãi suất lại thấp, đáng tin cậy.

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi trang 51 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy tìm hiểu và viết bài về sự hỗ trợ của tín dụng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng trong đời sống xã hội và chia sẻ với các bạn.

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức bài học và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài viết.

Lời giải chi tiết:

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân DN và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả về điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Quan hệ tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay. Nói cách khác, biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.

Tiếp cận tín dụng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và thành công của các doanh nghiệp. Việc tiếp cận đầy đủ nguồn tín dụng là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi trang 51 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của mình về nhận định: “Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên chữ tín”.  

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

Tín dụng được định nghĩa rõ ràng là sự thể hiện cho mối quan hệ vay và cho vay. Trong đó, người vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức, còn người cho vay là ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính tín dụng nào đó. Sản phẩm vay có thể là hàng hóa hoặc tiền.

Mối quan hệ vay và cho vay này có những quy định và ràng buộc cụ thể như vay tín chấp hay vay thế chấp. Bên cạnh đó, tín dụng thì luôn gắn với lãi suất. Những khoản vay tín dụng đều được áp lãi suất theo quy định của bên cho vay mà người vay muốn vay phải chấp nhận thực hiện.

Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật – hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ nhưng bản chất của quan hệ tín dụng vẫn không thay đổi. Đó là quan hệ dựa trên chữ tín và được cụ thể hóa bằng các điều khoản trên hợp đồng, hay các điều lệ do hai bên thương lượng và lập thành.