1. Khái niệm

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

a) Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.

b) Thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc làm).

c) Sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật cho phép làm).

d) Áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

- Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước.

- Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

- Áp dụng pháp luật theo nguyên tắc cá biệt hóa các quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.