Câu 1
Ngâm một bình sữa đã lạnh vào cốc nước nóng.
a) Sử dụng các từ: cốc nước nóng; bình sữa để điền vào chỗ … trong các câu sau cho thích hợp
- Vật nóng hơn là: ............
- Vật lạnh hơn là: .........
- Vật có nhiệt độ thấp hơn là: .......
- Vật có nhiệt độ cao hơn là: .............
Lời giải chi tiết:
- Vật nóng hơn là: cốc nước nóng.
- Vật lạnh hơn là: bình sữa.
- Vật có nhiệt độ thấp hơn là: bình sữa
- Vật có nhiệt độ cao hơn là: cốc nước nóng.
Câu 2
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
2.1 Nhiệt độ nào sau đây có thể là nhiệt độ của một ngày trời nóng?
a) 10oC
b) 38oC
c) 100oC
d) 300oC
2.2 Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, tay ta thấy mát lạnh. Đó là vi:
a) Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh
b) Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên tay ta cảm thấy lạnh
c) Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở tay ta, vì vậy tay ta thấy lạnh
d) Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta truyền tới vật, vì vậy tay ta thấy lạnh
2.3 Thí nghiệm được mô tả trong hình dưới đây cho ta biết:
a) Nước bay hơi
b) Nước có thể thấm qua một số vật
c) Nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Lời giải chi tiết:
2.1 Nhiệt độ nào sau đây có thể là nhiệt độ của một ngày trời nóng?
b) 38oC
2.2 Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, tay ta thấy mát lạnh. Đó là vì:
d) Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta truyền tới vật, vì vậy tay ta thấy lạnh
2.3 Thí nghiệm được mô tả trong hình dưới đây cho ta biết:
c) Nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Câu 3
Tại sao khi đun nước ta không nên đổ đầy nước vào ấm?
Lời giải chi tiết:
- Tại vì nếu đổ đầy nước, khi đun sôi nước sẽ tràn ra ngoài.
Xem lại lí thuyết bài 50:
Xem lại lí thuyết bài 51:
soanvan.me