Câu 1
Đọc truyện sau
Có một lần
Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm. Thế là má sưng phồng lên. Tôi nhăn nhó mặt mũi, rồi khẽ rên: “Ôi, răng đau quá!” Tôi cố tình làm thế để khỏi phải đọc bài. Cô giáo và các bạn, ai cũng thương tôi và lo lắng. Cô giáo nói:
- Răng em đau, phải không? Em về nhà đi!
Nhưng tôi không muốn về nhà. Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm, thích thú với trò nghịch ngợm của mình.
Bỗng một cậu bạn hét ầm lên:
- Nhìn kìa! Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!
Chuyện xảy ra đã lâu. Thực tình, tôi chẳng muốn kể vì thấy ngượng quá. Nhưng dù sao j ẫn phải nói ra để không bao giờ mắc lỗi như vậy nữa
Theo GÔ-LI-AN-KIN
Câu 2
Tìm trong bài đọc trên:
- Một câu hỏi
- Một câu kể
- Một câu cảm
- Một câu khiến
Phương pháp giải:
Con dựa vào đặc điểm hình thức và mục đích của từng kiểu câu để hoàn thành bài tập.
- Câu hỏi: Mục đích để hỏi, cuối câu thường có dấu dấu chấm hỏi.
- Câu kể: Mục đích kể về một sự việc nào đó, cuối câu thường có dấu chấm.
- Câu cảm: Mục đích để bộc lộ cảm xúc, cuối câu thường có dấu chấm than.
- Câu cầu khiến: Mục đích để yêu cầu, đề nghị,... cuối câu thường có dấu chấm than.
Lời giải chi tiết:
- Một câu hỏi: Răng em đau, phải không?
- Một câu kể: Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.
- Một câu cảm: Ôi, răng đau quá!
- Một câu khiến: Em về nhà đi!
Câu 3
Bài đọc có trạng ngữ nào chỉ thời gian, nơi chốn?
Phương pháp giải:
Trạng ngữ chỉ nơi chốn là trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Ở đâu?
Lời giải chi tiết:
- Trạng ngữ chỉ thời gian: Có một lần, trong giờ tập đọc.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ngồi trong lớp.
soanvan.me