Đề bài
Truyền thuyết cũng như các truyện dân gian khác được lưu truyền nhờ lời kể, bằng lời kể. Nếu muốn kể hoặc được yêu cầu kể một truyền thuyết đã đọc, đã nghe, em sẽ thực hiện như thế nào?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Em tự chọn một truyền thuyết mình đã học (Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...) và kể lại dựa theo các gợi ý dưới đây:
Lời giải chi tiết
1. TRƯỚC KHI NÓI
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Chọn truyền thuyết và ngôi kể.
- Tóm tắt truyện.
- Xác định từ ngữ then chốt và giọng kể thích hợp.
b. Tập luyện
Để có bài nói tốt, em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp. Tập luyện nhiều giúp em tự tin hơn. Em có thể lựa chọn hoặc kết hợp một trong hai hình thức tập luyện sau:
- Tập trình bày một mình trước gương.
- Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.
2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
Khi trình bày bài nói, ngoài một số kĩ năng đã được học ở các bài trước, em nên chủ ý một số điều sau:
- Tuỳ theo nhân vật mà em đóng vai, nội dung câu chuyện được kể mà có cách trình bày (giọng kề, cử chỉ,...) phù hợp.
- Cố gắng đóng vai nhân vật mà em lựa chọn, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể (động tác, điệu bộ, khẩu hình, nét mặt,... ) để câu chuyện được kể sinh động, hấp dẫn. Tăng cường tương tác để lôi cuốn người nghe.
- Giọng kể cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với lời người kể chuyện và lời của mỗi nhân vật, nội dung kể cần tập trung vào những sự việc, chi tiết độc đáo, thú vị, tránh cách kể chuyện đều đều, gây cảm giác buồn tẻ.
3. SAU KHI NÓI
- Người nghe: Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như:
+ Điều hấp dẫn, thú vị của câu chuyện.
+ Những sự việc, chi tiết còn chưa rõ trong bài nói.
- Người nói: Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:
+ Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.
+ Giải thích thêm về những sự việc, chi tiết mà người nghe còn chưa rõ.
soanvan.me