Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 23.4.

Cuốn một sợi dây thép vào một thanh kim loại rồi nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát thấy bọt khí thoát ra rất nhanh từ sợi dây thép. Thanh kim loại đã dùng có thể là

A. Cu.                    B. Ni.                  

C. Zn.                    D. Pt.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa kim loại tại đây

Lời giải chi tiết:

Các cặp Fe và Pb, Fe và Sn, Fe và Ni. Sắt hoạt động hơn nên sẽ đóng vai trò là cực âm, bị phá huỷ trước

=>Chọn C

Câu 23.5.

Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là

A. H2SO4.              B. FeSO4.             

C. NaOH.              D. MgSO4.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài tính chất kim loại, dãy điện hóa kim loại tại đây

Lời giải chi tiết:

Khi cho FeSO4 vào dung dịch X xuất hiện pin điện hóa Fe - Zn và giảm sự tiếp xúc của hiđro trên bề mặt kim loại làm Zn ăn mòn nhanh hơn => khí thoát ra nhanh hơn

=> Chon B

Câu 23.6.

Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2S04 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ lá Cu. Giải thích nào sau đây không đúng với thí nghiệm trên ?

A. Cu đã tác dụng với H2SO4 sinh ra H2.

B. Ở cực dương xảy ra sự khử H+: 2H++ 2e —> H2 .

C. Ở cực âm xảy ra sự oxi hoá Zn : Zn —> Zn2+ + 2e.

D. Zn bị ăn mòn điện hoá và sinh ra dòng điện.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài tính chất kim loại, dãy điện hóa kim loại tại đây

Lời giải chi tiết:

Kim loại sau H trong dãy điện hóa không tác dụng với axit sunfuric loãng.

=> Chọn A

Câu 23.7.

Để các hợp kim : Cu-Fe(1); Fe-C(2); Fe-Zn(3) trong không khí ẩm. Hợp kim trong đó sắt bị ăn mòn là

A. (1), (2).            B. (2),(3).

C. (1),(3).             D. (1),(2),(3)

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài tính chất kim loại, dãy điện hóa kim loại tại đây

Lời giải chi tiết:

Tính kim loại  Zn>Fe>Cu. Kim loại mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước => Fe-Cu thì sất bị ăn mòn trước

Fe-C trong đó sắt bị ăn mòn trước do

Cực âm \( Fe \to Fe^{2+} +2e\)

Cực dương \( O_2 + 2H_2O +4e \to 4OH^-\)

=> Chọn A

soanvan.me