Câu hỏi 1 :
Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là \(1,{25.10^{19}}\). Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây
- A 10 C
- B 20 C
- C 30 C
- D 40 C
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức \(I = \frac{q}{t} = ne\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(q = It \Rightarrow I = \frac{q}{t} = ne\)
Điện lượng chuyển qua tiết diện dây dẫn là:
\(q = n.e.t = 1,{25.10^{19}}.1,{6.10^{ - 19}}.15 = 30C\)
Câu hỏi 2 :
Cho một mạch điện gồm một pin 1,5V có điện trở trong \(0,5\Omega \) nối với mạch ngoài là một điện trở \(2,5\Omega \). Cường độ dòng điện trong toàn mạch là
- A 3A
- B \(\frac{3}{5}{\rm{A}}\)
- C 0,5A
- D 2A
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức định luật Ôm toàn mạch: \(I = \frac{E}{{r + {R_N}}}\)
Lời giải chi tiết:
Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:
\(I = \frac{E}{{r + {R_N}}} = \frac{{1,5}}{{0,5 + 2,5}} = 0,5\left( A \right)\)
Câu hỏi 3 :
Một bàn là điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ là 3A. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 20 phút, cho rằng giá tiền điện là 1200 đ/ (kWh).
- A 12100 đ.
- B 8900 đ.
- C 7920 đ.
- D 13200 đ.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Công thức tính điện năng tiêu thụ: \(A = Pt = UIt\)
Lời giải chi tiết:
Điện năng mà bàn là tiêu thụ trong 30 ngày là:
\(A = UIt = 220.3.20.60.30 = 23760000{\mkern 1mu} \left( J \right) = 6,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{kW}}.{\rm{h}}\)
Tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là:
\(T = A.1200 = 6,6.1200 = 7920\) (đồng)
Câu hỏi 4 :
Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại \(9V - 1\Omega \) thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
- A \(27V - 3\Omega \)
- B \(27V - \frac{1}{3}\Omega \)
- C \(9V - 3\Omega \)
- D \(9V - \frac{1}{3}\Omega \)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức ghép nguồn điện thành bộ
Lời giải chi tiết:
3 pin ghép song song thì: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = E = 9\left( V \right)}\\{{r_b} = \frac{r}{3} = \frac{1}{3}\Omega }\end{array}} \right.\)
Câu hỏi 5 :
Có hai điện tích điểm \({q_1}\) và \({q_2}\), chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng.
- A \({q_1} > 0\) và \({q_2} < 0\)
- B \({q_1} < 0\) và \({q_2} > 0\)
- C \({q_1}.{q_2} > 0\)
- D \({q_1}.{q_2} < 0\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
Lời giải chi tiết:
Hai điện tích điểm hút nhau suy ra chúng trái dấu \( \Rightarrow {q_1}.{q_2} < 0\)
Câu hỏi 6 :
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo định luật Ôm phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây:
- A Dòng điện qua dây dẫn kim loại có cường độ rất lớn.
- B Dây dẫn kim loại có nhiệt độ tăng dần.
- C Dây dẫn kim loại có nhiệt độ giảm dần.
- D Dây dẫn kim loại có nhiệt độ không đổi
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức dòng điện trong kim loại
Lời giải chi tiết:
Nếu dây dẫn kim loại có nhiệt độ không đổi thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo định luật Ôm.
Câu hỏi 7 :
Một nguồn điện có điện trở trong \(0,1\Omega \) được mắc với điện trở \(4,8\Omega \) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Suất điện động E của nguồn điện là:
- A 12,00V.
- B 11,75V.
- C 14,50V.
- D 12,25V.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức \(U = E - Ir\) và \(I = \frac{E}{{r + R}}\)
Lời giải chi tiết:
Cường độ dòng điện trong mạch là: \(I = \frac{E}{{r + R}} = \frac{E}{{4,9}}\left( A \right)\)
Suất điện động của nguồn điện là:
\(U = E - Ir \Rightarrow 12 = E - \frac{E}{{4,9}}.0,1 = \frac{{48E}}{{49}} \Rightarrow E = 12,25{\mkern 1mu} \left( V \right)\)
Câu hỏi 8 :
Cho mạch điện như hình vẽ. Bỏ qua điện trở của dây nối và ampe kế\(E = 30V;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} r = 6\Omega ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {R_1} = 12\Omega ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {R_2} = 36\Omega ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {R_3} = 18\Omega \). Xác định số chỉ ampe kế:
- A \(\frac{{20}}{{27}}A\)
- B \(\frac{2}{3}{\rm{A}}\)
- C 0,4A
- D 1A
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vẽ lại mạch điện
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch
Lời giải chi tiết:
Điện trở tương đương của mạch ngoài:
\({R_N} = \frac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} + {R_1} = \frac{{36.18}}{{36 + 18}} + 12 = 24\left( {\Omega {\rm{ \;}}} \right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch chính:
\(I = \frac{E}{{r + {R_N}}} = \frac{{30}}{{6 + 24}} = 1\left( A \right) = {I_1} = {I_{23}}\)
Hiệu điện thế \({U_{23}} = {I_{23}}.{R_{23}} = 1.12 = 12\left( V \right)\)
Cường độ dòng điện qua điện trở \({R_2}\) là:
\({I_2} = \frac{{{U_{23}}}}{{{R_2}}} = \frac{{12}}{{36}} = \frac{1}{3}\left( A \right)\)
Ta có: \({I_1} = {I_2} + {I_A} \Rightarrow {I_A} = {I_1} - {I_2} = 1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3}\left( A \right)\)
Câu hỏi 9 :
Hai tấm kim loại song song, cách nhau 1cm và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích \({\rm{q}} = {5.10^{ - 10}}C\) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công \(A = {2.10^{ - 9}}J\). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là
- A E = 40V/m.
- B E = 200V/m.
- C E = 400V/m.
- D E = 2V/m.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức \(A = qU = qEd\)
Lời giải chi tiết:
Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại là:
\(E = \frac{A}{{qd}} = \frac{{{{2.10}^{ - 9}}}}{{{{5.10}^{ - 10}}{{.1.10}^{ - 2}}}} = 400\left( {V/m} \right)\)
Câu hỏi 10 :
Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương tác giữa chúng bằng 40N. Các điện tích đó bằng:
- A \( \pm 12\mu {\rm{C}}\)
- B \( \pm 8\mu {\rm{C}}\)
- C \( \pm 4\mu {\rm{C}}\)
- D \( \pm 5\mu {\rm{C}}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \(F = \frac{{k{q^2}}}{{{r^2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(F = \frac{{k{q^2}}}{{{r^2}}}\) \( \Rightarrow q = {\rm{ \;}} \pm \sqrt {\frac{{F.{r^2}}}{k}} {\rm{ \;}} = {\rm{ \;}} \pm \sqrt {\frac{{40.{{\left( {{{12.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}}{{{{9.10}^9}}}} {\rm{ \;}} = {\rm{ \;}} \pm {8.10^{ - 6}}\left( C \right) = {\rm{ \;}} \pm 8\mu C\)
Câu hỏi 11 :
Một bóng đèn có ghi Đ: 3V-3W. Khi đèn sáng bình thường, điện trở có giá trị là
- A \(9\Omega \)
- B \(3\Omega \)
- C \(6\Omega \)
- D \(12\Omega \)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \({R_d} = \frac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}}\)
Lời giải chi tiết:
Điện trở của đèn là: \({R_d} = \frac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = \frac{{{3^3}}}{3} = 3\left( {\Omega {\rm{ \;}}} \right)\)
Câu hỏi 12 :
Cho mạch điện như hình vẽ nguồn điện có suất điện động E=12V, điện trở trong \(1\Omega ,{{\rm{R}}_2} = 12\Omega \) là bình điện phân đựng dung dịch \({\rm{AgN}}{{\rm{O}}_3}\) với điện cực Anôt là bạc, \({{\rm{R}}_1} = 3\Omega \), \({{\rm{R}}_3} = 6\Omega \). Cho Ag có A = 108g/mol, n = 1. Khối lượng Ag bám vào catot sau 8 phút 5 giây là
- A 0,54g.
- B 0,72g.
- C 1,08g.
- D 0,27g.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)
Lời giải chi tiết:
Điện trở mạch ngoài là:
\({R_N} = \frac{{{R_2}.{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} + {R_1} = \frac{{12.6}}{{12 + 6}} + 3 = 7\left( {\Omega {\rm{ \;}}} \right)\)
Cường độ dòng điện qua mạch chính là:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{I = \frac{E}{{r + {R_N}}} = \frac{{12}}{{1 + 7}} = 1,5\left( A \right) = {I_1} = {I_{23}}}\\{ \Rightarrow {U_{23}} = {I_{23}}.{R_{23}} = 1,5.4 = 6\left( V \right) = {U_2} = {U_3}}\end{array}\)
Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
\(I = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{6}{{12}} = 0,5\left( A \right)\)
Khối lượng bạc bám vào catot là:
\(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It = \frac{1}{{96500}}.\frac{{108}}{1}.0,5.485 \approx 0,27\left( g \right)\)
Câu hỏi 13 :
Một tụ có điện dung \(2\mu {\rm{F}}\). Khi đặt một hiệu điện thế 4V vào hai bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là
- A \({2.10^{ - 6}}{\rm{C}}\).
- B \({16.10^{ - 6}}{\rm{C}}\).
- C \({4.10^{ - 6}}{\rm{C}}\).
- D \({8.10^{ - 6}}{\rm{C}}\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: Q = CU
Lời giải chi tiết:
Điện lượng mà tụ tích được là: \(Q = CU = {2.10^{ - 6}}.4 = {8.10^{ - 6}}\left( C \right)\)
Câu hỏi 14 :
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân
- A tăng
- B giảm
- C không đổi
- D có thể tăng hoặc giảm
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về dòng điện trong chất điện phân.
Lời giải chi tiết:
Khi nhiệt độ càng tăng thì chất điện li phân li càng tốt
→ tạo ra nhiều hạt tải điện.
→ Khi nhiệt độ tăng, điện trở của chất điện phân giảm là do số ion dương và ion âm trong bình điện phân tăng.
Câu hỏi 15 :
Thế năng của một proton \(\left( {{\rm{q}} = 1,{{6.10}^{ - 19}}{\rm{C}}} \right)\) tại điểm N trong điện trường của một điện tích điểm là \( - {64.10^{ - 20}}J\). Điện thế tại điểm N là
- A 64V
- B -6,4V
- C 4V
- D -4V
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính điện thế: \({V_N} = \frac{{{{\rm{W}}_N}}}{q}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có, điện thế tại điểm N trong điện trường của điện tích điểm là:
\({V_N} = \frac{{{{\rm{W}}_N}}}{q} = \frac{{{{64.10}^{ - 20}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 4\left( V \right)\)
Câu hỏi 16 :
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
- A ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- B ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- C ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- D ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua một phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Lời giải chi tiết:
Khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Câu hỏi 17 :
Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
- A tác dụng lực điện lên điện tích.
- B tác dụng lực hút lên các vật.
- C tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
- D tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó
Lời giải chi tiết:
Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó
Câu hỏi 18 :
Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì:
- A có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
- B có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
- C có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
- D có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó
Từ trường không tác dụng lực lên điện tích đứng yên
Lời giải chi tiết:
Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì có lực từ tác dụng lên nam châm, hoặc dòng điện, hoặc một điện tích chuyển động → D sai
Câu hỏi 19 :
Một khung dây tròn bán kính 30 cm gồm 10 vòng dây. Cường độ dòng điện qua khung là 0,3 A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây?
- A 6,28.10-6 T.
- B 6,28.106 T.
- C 3,14.10-6 T.
- D 2.10-6 T.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Cảm ứng từ tại tâm vòng dây tròn: \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{{NI}}{R}\)
Lời giải chi tiết:
Độ lớn cảm ứng từ tại tâm khung dây là:
\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{{NI}}{R} = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{10.0,3}}{{0,3}} \approx 6,{28.10^{ - 6}}\,\,\left( T \right)\)
Câu hỏi 20 :
Dòng điện 2 A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 cm có độ lớn bằng bao nhiêu?
- A 4π.10-6 T.
- B 4.10-6 T.
- C 8π.10-6 T.
- D 4.106 T.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Độ lớn cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài: \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{r}\)
Lời giải chi tiết:
Cảm ứng từ tại điểm M là:
\(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{r} = {2.10^{ - 7}}.\frac{2}{{0,1}} = {4.10^{ - 6}}\,\,\left( T \right)\)
Câu hỏi 21 :
Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló
- A đi qua tiêu điểm của thấu kính.
- B song song với trục chính của thấu kính.
- C cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.
- D có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất đường truyền của các tia đặc biệt qua thấu kính phân kì
Lời giải chi tiết:
Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính
Câu hỏi 22 :
Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2 A về 0 trong khoảng thời gian là 4 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là:
- A 0,06 V.
- B 0,04 V.
- C 0,05 V.
- D 0,03 V.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Suất điện động tự cảm: \({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
Lời giải chi tiết:
Độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là:
\(\left| {{e_{tc}}} \right| = L.\left| {\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right| = 0,1.\frac{{\left| {0 - 2} \right|}}{4} = 0,05\,\,\left( V \right)\)
Câu hỏi 23 :
Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn không phụ thuộc
- A chiều dài ống dây.
- B số vòng dây trên một mét chiều dài ống.
- C đường kính ống.
- D số vòng dây của ống.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Độ lớn cảm ứng từ sinh ra bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn: \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{N}{l}.I\)
Lời giải chi tiết:
Độ lớn cảm ứng từ sinh ra bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc: cường độ dòng điện, số vòng dây trên một mét chiều dài (hoặc số vòng dây của ống và chiều dài của ống); không phụ thuộc vào đường kính ống
Câu hỏi 24 :
Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
- A Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
- B Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
- C Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
- D Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết định luật khúc xạ ánh sáng
Lời giải chi tiết:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến → A đúng
+ Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới → B đúng
+ Góc khúc xạ có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng góc tới (góc khúc xạ bằng góc tới khi góc khúc xạ bằng 0) → C đúng, D sai
Câu hỏi 25 :
Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức:
- A \(\Phi {\rm{ \;}} = BS\cot \alpha \).
- B \(\Phi {\rm{ \;}} = BS\sin \alpha \).
- C \(\Phi {\rm{ \;}} = BS\cos \alpha \).
- D \(\Phi {\rm{ \;}} = BS\tan \alpha \).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Từ thông qua diện tích S: \(\Phi = BS\cos \alpha \)
Lời giải chi tiết:
Từ thông qua diện tích S được tính bởi công thức: \(\Phi = BS\cos \alpha \)