Câu hỏi 1 :

Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên) đê vỡ 18 năm liền… Cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy”. Đó là tình hình nước ta dưới triều vua nào?

  • A  Minh Mạng.
  • B  Thiệu Trị.
  • C  Tự Đức.
  • D  Đồng Khánh.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 137.

Lời giải chi tiết:

“Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên) đê vỡ 18 năm liền… Cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy”. Đó là tình hình nước ta dưới triều vua Tự Đức.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788 – 1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?

  • A  Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
  • B  Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.  
  • C  Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
  • D  Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích, lựa chọn phương án đúng.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm độc đáo nhất trong nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn là lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. Đây cũng chính là điểm khác biệt của nghĩa quân Tây Sơn với các cuộc kháng chiến khác trong lịch sử phong kiến.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?

  • A  Vì nông dân bị nhà nước tịch thu ruộng đất.
  • B  Vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất.
  • C  Vì xuất hiện tình trạng “rào đất, cướp ruộng”.
  • D  Vì triều đình tịch thu ruộng đất để lập đồn điền.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác. Nhưng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất nên phải lưu vong.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Thế kỉ XIX, tình hình công thương nghiệp nước ta như thế nào?

  • A  Công thương nghiệp sa sút.
  • B  Công thương nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
  • C  Nhà Nguyễn tăng cường thu thuế. Làm hạn chế sự phát triển công thương nghiệp.
  • D  Nhà Nguyễn không có chính sách phát triển công thương nghiệp.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 137.

Lời giải chi tiết:

Thế kỉ XIX, tình hình công thương nghiệp nước ta có xu hướng phát triển mạnh mẽ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Bộ Hoàng triều luật lệ được ban hành vào năm nào?

  • A  1814.
  • B  1817.
  • C  1816.
  • D  1815.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 134.

Lời giải chi tiết:

Bộ Hoàng triều luật lệ được ban hành vào năm 1815.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn cử giữ chức gì?

  • A  Doanh điền sứ.
  • B  Tổng đốc.
  • C  Tuần phủ.
  • D  Chương lý.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 137.

Lời giải chi tiết:

Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn cử giữ chức Doanh điền sứ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

 Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?

  • A  Siết chặt cách thống trị đối với nhân dân. Đóng kín, bảo thủ, mù quáng.
  • B  Đàn áp nhân dân, thuần phục nhà Thanh.
  • C  Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.
  • D  Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là “Thiên Triều”.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Suy luận, lựa chọn đáp án.

Lời giải chi tiết:

A chọn vì trong đối nội, nhà Nguyễn luôn có chính sách áp đặt lên nhân nhân còn đối ngoại thì đóng kín, bế quan toả cảng, không giao lưu với các nước phương Tây ngược lại thuần phục mù quáng nhà Thanh.

B, C, D loại vì các phương án có ý đúng nhưng không đây đủ các chính sách đối nội đối ngoại của nhà Nguyễn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

 Kết quả của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XVI là

  • A  trước sau đều bị dập tắt.
  • B  góp phần làm vua Lê mau chóng sụp đổ.
  • C  có lần khiến Vua Lê hoảng sợ, bỏ chạy khỏi kinh thành.
  • D  đã nhiều lần uy hiếp và chiếm kinh thành.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết:

A chọn vì kết quả của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XVI là trước sau đều bị dập tắt.

B loại vì góp phần làm vua Lê mau chóng sụp đổ là ý nghĩa.

C, D loại gì đó là kết quả của khởi nghĩa Trần Cảo năm 1516.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát vùng đất nào?

  • A  Bình Định – Quảng Ngãi.
  • B  Quảng Ngãi – Bình Thuận.
  • C  Quảng Nam – Bình Thuận.
  • D  Quảng Nam – Bình Định.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 122.

Lời giải chi tiết:

Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát vùng đất Quảng Nam – Bình Thuận.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã mấy lần tiến quân ra Bắc?

  • A  2 lần.
  • B  4 lần.
  • C  5 lần.
  • D  3 lần.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 127.

Lời giải chi tiết:

Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã 3 lần tiến quân ra Bắc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

 Khi quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long, vua nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương gì?

  • A  Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.
  • B  “Vườn không nhà trống”
  • C  Cho người già và trẻ con đi sơ tán.
  • D  Xây dựng phòng tuyến chặt bước tiến quân xâm lược.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 57.

Lời giải chi tiết:

Khi quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long, vua nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống”.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

“Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?

  • A  Trần Quốc Tuấn.
  • B  Trần Bình Trọng.
  • C  Trần Thủ Độ.
  • D  Trần Quang Khải.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 57.

Lời giải chi tiết:

“Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của Trần Thủ Độ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

 Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ “vào thời điểm nào?

  • A  Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần I.
  • B  Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần II.
  • C  Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần III.
  • D  Cả ba thời kì trên.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 58.

Lời giải chi tiết:

Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ “vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần II.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

 Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?

  • A  Các vương hầu quý tộc.
  • B  Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân.
  • C  Các bậc phụ lão có uy tín.
  • D  Tất cả các thành phần trên.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 58.

Lời giải chi tiết:

Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập các bậc phụ lão có uy tín để bàn kế hoạch đánh giặc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

 Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, quân nhà Trần đã bắt sống tướng nào của giặc Nguyên?

  • A  Thoát Hoan.
  • B  Toa Đô.
  • C  Hốt Tất Liệt.
  • D  Ô Mã Nhi.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 65.

Lời giải chi tiết:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, quân nhà Trần đã bắt sống tướng Ô Mã Nhi của giặc Nguyên.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

 Nguyên nhân nào là cơ bản nhất dẫn đến ba lần kháng chiến chống quân Nguyên- Mông thắng lợi của vua tôi nhà Trần?

  • A  Quân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến.
  • B  Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một lòng.
  • C  Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có những vị tướng tài ba.
  • D  Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên thắng lợi của vua tôi nhà Trần là có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có những vị tướng tài ba.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

 Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có ý nghĩa lịch sử gì?

  • A  Thể hiện tài năng lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn.
  • B  Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần.
  • C  Đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên.
  • D  Tất cả các câu trên đều đúng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có ý nghĩa lịch sử là đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Trước thế mạnh của giặc, tại Bình Lệ Nguyên, vua Trần đã có quyết định sáng suốt như thế nào?

  • A  Lui quân để bảo toàn lực lượng.
  • B  Dâng biểu xin hàng.
  • C  Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công.
  • D  Dốc toàn lực phản công.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 57.

Lời giải chi tiết:

Trước thế mạnh của giặc, tại Bình Lệ Nguyên, vua Trần đã có quyết định sáng suốt là lui quân để bảo toàn lực lượng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một chế độ đặc biệt chỉ xuất hiện trong triều đại nhà Trần đó là?

  • A  Chế độ Nhiếp chính vương.
  • B  Chế độ lập thái tử sớm.
  • C  Chế độ Thái thượng hoàng.
  • D  Chế độ nhiều Hoàng hậu.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 51.

Lời giải chi tiết:

Một chế độ đặc biệt chỉ xuất hiện trong triều đại nhà Trần đó là chế độ Thái thượng hoàng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Thời Trần, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ?

  • A  Trung ương tập quyền.
  • B  Phong kiến phân quyền.
  • C  Vua nắm quyền tuyệt đối.
  • D  Quân chủ lập hiến.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 51.

Lời giải chi tiết:

Thời Trần, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ trung ương tập quyền.

Đáp án - Lời giải