Câu hỏi 1 :

Vì sao trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân lại sử dụng hình thức đập phá máy móc?

 

  • A

    Do thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • B

    Do trình độ nhận thức hạn chế của công nhân

     

  • C

    Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất

     

  • D

    Do giai cấp công nhân chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Sở dĩ trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân sử dụng hình thức đập phá máy móc do trình độ nhận thức của họ còn hạn chế khi lầm tưởng rằng máy móc là nguyên nhân gây ra những nỗi khổ cho mình

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đến giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được những khu vực nào?

  • A

    Phủ Quy Nhơn

     

  • B

    Từ Quảng Nam đến Bình Thuận

     

  • C

    Thuận Quảng

     

  • D

    Phủ Gia Định

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn rừ Quảng Nam đến Bình Thuận

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Trước sự phát triển của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ, thực dân Anh đã có hành động gì?

 

  • A

    tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp.

     

  • B

    đầu tư phát triển công, thương nghiệp thuộc địa để thu lợi nhuận.

     

  • C

    mở thêm nhiều hải cảng để thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hóa.

     

  • D

    đẩy mạnh khai hoang về phía Tây để mở rộng sản xuất.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Kinh tế ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, cạnh tranh với hàng hóa Anh. Do đó, thực dân Anh đã tìm mọi cách để ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp nơi đây như cướp đoạt tài nguyên, thực hiện chế độ thuế khóa nặng nề, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền?

  • A

    Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương

     

  • B

    Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ

     

  • C

    Xây dựng quân đội hùng mạnh gồm nhiều binh chủng

     

  • D

    Mở cửa cho thương nhân phương Tây buôn bán để thúc đẩy kinh tế phát triển

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Sau khi được thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại chế độ tập quyền:

- Tổ chức lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hoàng đế đứng đầu trực tiếp điều hành mọi việc. Thời Gia Long cả nước được chia làm 3 vùng là Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh. Đến thời Minh Mạng cả nước chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là tuần phủ

- Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ năm 1815

- Xây dựng một lực lượng quân đội mạnh gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Nam để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với các địa phương

=> Đáp án D: nhà Nguyễn thi hành chính sách đóng cửa, khước từ mọi quan hệ với phương Tây

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Sự phát triển vượt bậc của kĩ thuật đóng tàu của Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện nào?

 

  • A

    Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý

     

  • B

    Đóng được tày chạy bằng hơi nước

     

  • C

    Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước

     

  • D

    Chế tạo được tàu chạy bằng than

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Trên cơ sở nghiên cứu tàu thủy của phương Tây, năm 1839, các thợ thủ công Việt Nam đã đống được một chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển vượt bậc của kĩ thuật đóng tàu của Việt Nam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?

  • A

    Do chủ trương thống nhất đất nước

     

  • B

    Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn

     

  • C

    Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo

     

  • D

    Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đi đến đâu nghĩa quân Tây Sơn cũng "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa bỏ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế. Vì thế, nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức đối với nông dân

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Vì sao quân Minh lại chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi vào năm 1423?

 

  • A

    Lực lượng quân Minh ở Đại Việt suy yếu nghiêm trọng

     

  • B

    Tình hình chính trị của nhà Minh bất ổn

     

  • C

    Tìm cách mua chuộc Lê Lợi

     

  • D

    Quân Minh đang tập trung lực lượng đánh Champa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào cục diện chiến trường mùa hè năm 1423 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Trong bối cảnh lực lượng quân Minh còn rất mạnh, nhưng quân Minh vẫn đồng ý tạm thời giảng hòa với Lê Lợi để tìm cách mua chuộc Lê Lợi nhưng không thành công

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì?

 

  • A

    Công đoàn

     

  • B

    Nghiệp đoàn

     

  • C

    Phường hội

     

  • D

    Đảng cộng sản

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn. Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi của mình như tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Năm 1815, vua Gia Long đã ban hành bộ luật có tên là

  • A

    Hoàng triều luật lệ.

     

  • B

    Đại Việt luật lệ.

     

  • C

    Luật Hồng Đức.

     

  • D

    Luật triều Nguyễn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dưới triều vua Gia Long, một bộ luật mới được ban hành đó là Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Hoàng triều luật lệ hay Luật Gia Long) – gồm gần 400 điều, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Á là

  • A

    Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn

     

  • B

    Chế độ phong kiến châu Á lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng

     

  • C

    Châu Á đông dân và giàu tài nguyên thiên nhiên

     

  • D

    Châu Á có vị trí địa – chính trị quan trọng

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Á là sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đặt ra  nhu cầu xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và tăng cường nguồn nhân công rẻ mạt cũng như khai thác những tài nguyên quan trọng phục vụ cho sự phát triển của các nước này. 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Thể chế chính trị của nước Pháp trước cách mạng là

 

  • A

    Cộng hòa dân chủ.

     

  • B

    Quân chủ chuyên chế.

     

  • C

    Quân chủ lập hiến.

     

  • D

    Cộng hòa liên bang.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua. Vua đứng đầu có quyền quyết định tất cả.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Vị trạng nguyên nào là người được mệnh danh là người “lo trước những việc lo của thiên hạ”?

  • A

    Nguyễn Trãi.                                                    

     

  • B

    Lê Quý Đôn.

     

  • C

    Nguyễn Bỉnh Khiêm.

     

  • D

    Ngô Sĩ Liên.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào sự phát triển văn học thế kỉ XVI-XVIII để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi ông là Trạng Trình.

- Ông là một trong những người có ảnh hưởng lớn đến cục diện chính trị Đại Việt qua những lời “sấm trạng Trình”, được mệnh danh là người “lo trước những việc lo của thiên hạ”

+ Khuyên chúa Trịnh giữ lại nhà Lê với câu nói “giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản”

+ Khuyên chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận- Quảng: “Hoàng Sơn nhất đái/ Vạn đại dung thân”

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây?

  • A

    Đất nước bị chia cắt                                          

     

  • B

    Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt

     

  • C

    Sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm

     

  • D

    Nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả của các cuộc chiến tranh phong kiến để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh- Nguyễn đã khiến cho đất nước Đại Việt bị chia cắt, mỗi vùng đặt dưới sự kiểm soát của một dòng họ. Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt. Do đó sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm.

=> Đáp án D: chiến tranh liên miên gây nhiều thiệt hại cho đất nước, nền kinh tế suy sụp, tất yếu nền kinh tế hàng hóa cũng vì thế không có điều kiện phát triển.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Giáo dục khoa cử của nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX có điểm hạn chế gì?

 

  • A

    các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử.

     

  • B

    các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa.

     

  • C

    số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều.

     

  • D

    phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm nền giáo dục khoa cử cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Điểm hạn chế của giáo dục thi cử của nước ta giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là: nội dung thi cử chủ yếu vẫn là kinh, sử. Các bộ môn khoa học tự nhiên không được chú ý, không được đưa vào nội dung thi cử.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn?

  • A

    Tây Sơn thượng đạo

     

  • B

    Tây Sơn hạ đạo

     

  • C

    Truông Mây

     

  • D

    Phú Xuân

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê - Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Khôn ngoan qua được Thanh Hà

Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy

Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ thế kỉ XVII đến XVIII?

  • A

    là ranh giới chia cắt đất nước                             

     

  • B

    là dãy núi cao nhất Thanh Hà.

     

  • C

    là vùng đất quan trọng của Đàng Trong.

     

  • D

    là nguyên nhân gây chia cắt lâu dài đất nước.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào hậu quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn để trả lời

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc không phân thắng bại. Hai bên giảng hòa lấy sông Gianh, Lũy Thầy làm ranh giới chia cắt đất nước thành hai đàng:

- Đàng Trong đặt dưới sự kiểm soát của chúa Nguyễn.

- Đàng Ngoài đặt dưới sự kiểm soát của nhà Lê- Trịnh

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Điểm hạn chế của Hiến pháp 1787 của Mĩ là

 

  • A

    Thiết lập chế độ cộng hòa liên bang

     

  • B

    Chưa giải phóng được toàn bộ đất nước

     

  • C

    Quyền lợi kinh tế- chính trị không bao gồm phụ nữ, nô lệ

     

  • D

    Có sự thỏa hiệp với các thế lực phong kiến

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung hiến pháp 1787 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Theo hiến pháp 1787, chỉ những người da trắng có tài sản, đóng thuế theo quy định mới có quyền ứng cử và bầu củ. Phụ nữ không có quyền bầu cử. Những người nô lệ da đen và người In-di-an không có quyền chính trị

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Ở Đàng Ngoài, việc cường hào đem cầm bán ruộng công có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống nông dân?

  • A

    Mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt.                   

     

  • B

    Phải chuyển làm nghề thủ công.

     

  • C

    Phải chuyển nghề làm thương nhân.

     

  • D

    Phải khai hoang, lập ấp mới.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ở Đàng Ngoài, khi bọn cường hào đem cầm bán ruộng công, người nông dân mất đất, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam và vùng Thanh – Nghệ. Nhân dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Sự phát triển của máy móc và đường sắt đã kéo theo sự lớn mạnh của ngành sản xuất nào?

 

  • A

    Sản xuất gang, thép, than đá

     

  • B

    Sản xuất dầu mỏ

     

  • C

    Dệt vải

     

  • D

    Thuộc da

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Anh để trả lời

Lời giải chi tiết:

Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng như luyện kim (gang, thép), khai thác than đá…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách

  • A

    lộc điền

     

  • B

    quân điền

     

  • C

    điền trang, thái ấp

     

  • D

    thực ấp, thực phong

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách quân điền. Người được nhận ruộng được phép canh tác, thu lợi trên phần ruộng đất được nhận nhưng không được bán, chuyển nhượng, thừa kế và phải nộp tô thuế cho nhà nước.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông có tên gọi là gì?

  • A

    Hình luật.

     

  • B

    Hình thư.

     

  • C

    Lê triều hình luật

     

  • D

    Luật Hồng Đức

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Thời vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

 

  • A

    Do giai cấp tư sản lãnh đạo

     

  • B

    Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

     

  • C

    Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

     

  • D

    Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào thành quả của cách mạng tư sản Pháp để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản:

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa

- Đánh thắng cuộc can thiệp của liên minh phong kiến châu Âu vào nước Pháp, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng

- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, hiến pháp 1791 và 1793 xác định những quyền và lợi ích cơ bản của con người

- Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nghệ thuật quân sự nào của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đã được kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

 

  • A

    Tiến phát chế nhân

     

  • B

    Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hòa bình

     

  • C

    Thanh dã

     

  • D

    Đánh nhanh thắng nhanh

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Cuộc kháng chiến chống Tống và khởi nghĩa Lam Sơn đều chọn giải pháp kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình.

- Ở cuộc kháng chiến chống Tống, sau trận quyết chiến chiến lược trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị giảng hòa. Quách Quỳ vội vã chấp nhận và nhanh chóng rút quân về nước

- Trong khởi nghĩa Lam Sơn, sau chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, Vương Thông đã vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan. Tại đây Vương Thông thề sẽ rút hết quân đội về nước, cam kết không đem quân xâm lược Đại Việt. Lê Lợi thề sẽ cấp thuyền lương để quân Minh nhanh chóng rút quân về nước thuận lợi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý- Trần là

  • A

    Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tính tập quyền cao độ

     

  • B

    Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi tể tướng và đại hành khiển

     

  • C

    Xuất hiện thêm 6 bộ tồn tại song song với tể tướng và đại hành khiển

     

  • D

    Nhà nước được xây dựng trên cơ sở luật pháp

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê và thời Lý - Trần để so sánh.

Lời giải chi tiết:

- Thời Lê sơ tổ chức bộ máy nhà nước đã được hoàn chỉnh và mang tính tập quyền cao độ: Lê Thánh Tống đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

- Thời Lý Trần bộ máy nhà nước vẫn còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế khi chức tể tướng, thái úy vẫn còn tồn tại

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?

  • A

    Gồm 2 bộ phận thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp địa phương

     

  • B

    Tính chuyên môn hóa cao, nhà nước khuyến khích phát triển.

     

  • C

    Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất

     

  • D

    Thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ:

- Bao gồm hai bộ phận là thủ công nghiệp nhà nước (Cục bách tác) và thủ công nghiệp địa phương

- Thủ công nghiệp thời Lê sơ mang tính chuyên môn hóa cao với sự xuất hiện của nhiều làng nghề thủ công chỉ chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định

- Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất

=> Đáp án D: thời Lê sơ thủ công nghiệp vẫn gắn bó mật thiết và liên quan chặt chẽ đến nông nghiệp.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Phong trào Tây Sơn có điểm gì khác với với các cuộc khởi nghĩa nông dân trước đó?

  • A

    Nhiệm vụ- mục tiêu

     

  • B

    Lãnh đạo

     

  • C

    Phương pháp đấu tranh

     

  • D

    Lực lượng chủ yếu.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của phong trào Tây Sơn với các cuộc khởi nghĩa nông dân trước để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào Tây Sơn với các cuộc khởi nghĩa nông dân trong lịch sử là về nhiệm vụ- mục tiêu. Cụ thể:

- Nhiệm vụ- mục tiêu của chung của các cuộc khởi nghĩa nông dân là đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến, giành quyền lợi cho người nông dân

- Còn phong trào Tây Sơn bên cạnh mục tiêu đó đã vươn lên trở thành một phong trào rộng lớn trên cả nước, đảm đương nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Điểm tương đồng giữa Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống trong cách chống lại quân Tây Sơn là gì?

  • A

    Đều dựa vào sự giúp đỡ của giáo sĩ phương Tây

     

  • B

    Đều dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc

     

  • C

    Đều cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài

     

  • D

    Đều tự xây dựng, tổ chức lực lượng đấu tranh

Đáp án: C

Phương pháp giải:

So sánh hoạt động của Nguyễn Anh và Lê Chiêu Thống để trả lời

Lời giải chi tiết:

Điểm tương đồng giữa Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống trong cách chống lại quân Tây Sơn là đều cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài. Cụ thể:

- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, dựa vào sự giúp đỡ của người Pháp

- Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bốn câu thơ trên nhắc đến làng nghề truyền thống nào ở Thăng Long xưa?

  • A

    Trấn Vũ

     

  • B

    Thọ Xương

     

  • C

    Yên Thái

     

  • D

    Nghi Tàm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết:

Trong 4 câu thơ trên có nhắc đến 1 làng nghề truyền thống ở Thăng Long xưa là phường Yên Thái chuyên làm giấy.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

  • A

    Hình thức đấu tranh

  • B

    Kết quả

  • C

    Lực lượng tham gia

  • D

    Phương pháp

Đáp án: A

Phương pháp giải:

So sánh hai cuộc cách mạng tư sản để trả lời

Lời giải chi tiết:

Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là hình thức đấu tranh.

- Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa vua Sác- lơ I với quốc hội nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập để lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, giải phóng dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Phong trào nông dân Tây Sơn không để lại bài học kinh nghiệm nào cho các phong trào đấu tranh ở những giai đoạn lịch sử sau?

  • A

    Vấn đề đoàn kết nội bộ trong bộ chỉ huy

     

  • B

    Vấn đề phát huy sức mạnh của người nông dân

     

  • C

    Vấn đề tiêu diệt tận gốc kẻ thù

     

  • D

    Vấn đề cần có một phương pháp đấu tranh đúng đắn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào những hạn chế của phong trào nông dân Tây Sơn để so sánh, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

- Hạn chế của phong trào Tây Sơn:

+ Xu hướng phong kiến hóa quá sớm dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ của bộ chỉ huy nghĩa quân khi 3 anh em đều xưng vương ở một vùng, tạo ra một sự chia cắt mới và người nông dân không được hưởng thành quả của cuộc đấu tranh

+ Không tiêu diệt tận gốc kẻ thù là Nguyễn Ánh. Từ đó cho Nguyễn Ánh có cơ hội từng bước khôi phục cơ đồ, tiêu diệt vương triều Tây Sơn

=> Bài học kinh nghiệm rút ra:

+ Vấn đề đoàn kết nội bộ trong bộ chỉ huy

+ Vấn đề tiêu diệt tận gốc kẻ thù

+ Vấn đề phát huy sức mạnh của người nông dân: nông dân khi đặt dưới sự lãnh đạo của 1 giai cấp tiên tiến có thể dời non lấp biển

Đáp án - Lời giải