Đề bài
Câu 1. Khi vật nổi lên trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào ? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây:
A. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
C. Bằng trọng lượng của vật.
D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
Câu 2. Điều kiện để một vật nổi trên bề mặt chất lỏng là trọng lượng P của nó so với lực đẩy Ác-si-mét F là
A. P > F
B. P < F
C. P = F
D. Hai đại lượng này không có quan hệ với nhau.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây sinh ra công cơ học bằng nhau?
A. Lực 50N gây dịch chuyển 100m. Lực 250N gây dịch chuyển 500m
B. Lực 250N gây dịch chuyển 500 m. Lực 75 N gây dịch chuyển 200m
C. Lực 250N gây dịch chuyển 20 m. Lực 50N gâv dịch chuyển 100m.
D. Lực 75N gây dịch chuyển 200 m. Lực 50N gây dịch chuyển 100m
Câu 4. Em hãy tìm câu sai trong các câu dưới đây?
A. Nước trong đập chắn của nhà máy thủy điện có khả năng sinh công cơ học.
B. Hàng ngày người nông dân và công nhân trong quá trình lao động của mình đã tiêu tốn nhiều công cơ học vì họ đã sử dụng sức của cơ bắp.
C. Thầy cô giáo khi đi lại trên bục giảng cũng tiêu tốn không ít công cơ học.
D. Lực hút của Trái Đất đổi với viên bi đã sinh ra một công cơ học làm cho nó chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 5. Một người thợ xây dùng ròng rọc để đưa một vật nặng lên cao và người thợ đó đã được lợi 2 lần về lực. Trong trường hợp này, công của người thợ đã thay đổi như thế nào so với khi người thợ không dùng ròng rọc?
A. Không thay đổi
B. Lợi 2 lần
C. Thiệt 2 lần
D. Tất cả đều sai.
Câu 6. Câu nào sau đây nói về tính chất của máy cơ đơn giản là đúng?
Được lợi bao nhiêu lần về lực thì
A. được lợi bấy nhiêu lần về đường đi.
B. được lợi bấy nhiêu lần về công.
C. thiệt bấy nhiêu lần về công.
D. thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
Câu 7. Tìm từ thích hợp và điền vào chỗ trống:
Khi ném tạ lực sĩ đã thực hiện một công cơ học để chống lại công…………………của quả tạ.
A. quán tính. B. cơ học.
C. trọng lực. D. cản.
Câu 8. Một khúc gỗ có kích thước 30cm x 40cm x 50cm. Thả khúc gỗ vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của khối gỗ bằng \({7 \over {10}}\) trọng lượng riêng của nước. Phần thế tích nổi trên mặt nước của khối gỗ là.
A. 18cm\(^3\) B. 0,18m\(^3\)
C. 18dm\(^3\) D. 1,8cm\(^3\)
Câu 9. Để đưa một vật khối lượng 20kg lên độ cao 15m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu là
A. 150 J. B. 300 J
C. 1500 J D. 3000 J
Câu 10. Để đưa một vật khối lượng 100kg lên sàn xe tải có độ cao 1,2m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 2,5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 80N. Lực kéo vật là
A. 400N. B. 40N
C. 560N D. 56N
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
B |
C |
D |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
C |
C |
D |
C |
Câu 8:
Gọi P và FA là trọng lượng của khối gỗ và lực đây ác-si-mét tác dụng lên khối gỗ khi nó nổi trên mặt nước.
V và Vn là thể tích khối gỗ và thể tích phần nổi của khối gỗ.
D1, D2 là khối lượng riêng của gỗ và nước
\(\begin{array}{l}P = {F_A} \Rightarrow 10{D_1}.V = 10{D_2}.\left( {V - {V_n}} \right)\\ \Rightarrow {D_1}.V = {D_2}.\left( {V - {V_n}} \right)\\ \Rightarrow \frac{{{D_1}.V}}{{{D_2}}} - V = - {V_n}\end{array}\)
\(\begin{array}{l} - {V_n} = \frac{7}{{10}}.\left( {0,3.0,4.0,5} \right) - \left( {0,3.0,4.0,5} \right) \\= - 0,018\\ \Rightarrow {V_n} = 0,018{m^3} = 18{\rm{d}}{m^3}\end{array}\)
Chọn C
Câu 9:
Công của lực kéo tối thiểu là:
A = P.s = 10.m.h = 10.20.15 = 3000J
Chọn D
Câu 10:
Công có ích khi đưa vật là:
\({A_i} = P.h = 1000.1,2 = 1200J\)
Công hao phí khi đưa vật:
\({A_{hp}} = {F_{m{\rm{s}}}}.s = 80.2,5 = 200J\)
Công toàn phần khi đưa vật:
\({A_{tp}} = {A_i} + {A_{hp}} = 1200 + 200 = 1400J\)
Lực kéo của vật:
\({F_k} = \frac{{{A_{tp}}}}{s} = \frac{{1400}}{{2,5}} = 560N\)
Chọn C
soanvan.me