Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không sinh công cơ học của ma sát không khí?

A. Máy bay đang cất cánh

B. Máy bay đang chuyển động trên đường bay

C. Máy bay đang đậu trên sân bay

D. Máy bay đang hạ cánh

Câu 2. Đưa một vật nặng trọng lượng P lên cùng độ cao h bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng. Nếu bỏ qua ma sát thì nhận xét nào dưới đây đúng?

A. Công ở cách 2 lớn hơn vì đường đi dài hơn.

B. Công ở cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo nhỏ hơn.

C. Công ở hai cách bằng nhau và bằng P.h.

D. Công ở hai cách bằng nhau và lớn hơn P.h.

Câu 3. Để đưa một vật nặng 2kg lên cao 6m thì cần tốn một công bằng

A. 12J                           B. 1,2J

C. 120J                         D. 1200J

Câu 4. Một vật khối lượng 50kg được đưa lên sàn xe tải có độ cao 1,5m người ta dùng một tấm ván có chiều dài \(\ell \) bắc từ mặt đường lên sàn xe bằng lực kéo 250N. Bỏ qua ma sát của tấm ván. Chiều dài của tấm ván là

A. 1,5m.                        B. 3m. 

C. 4,5m.                        D. 6m .

Câu 5. Có hai động cơ điện dùng để đưa gạch lên cao. Động cơ thứ nhất kéo được 10 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m. Động cơ thứ hai kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công của động cơ thứ nhất là A\(_1\), của động cơ thứ hai là A\(_2\) thì biểu thức nào dưới đây đúng?

A. A\(_1\)  = A\(_2\)           B. A\(_1\)  = 2A\(_2\)     

C. A\(_2\) =4 A\(_1\)          D. A\(_2\)  = 2A\(_1\)

B.TỰ LUẬN

Câu 6. Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe đi được 1000m. Tính công của lực kéo đầu tàu.

Câu 7. Một vật có thể tích V được thả vào một chậu nước thấy vật chỉ chìm trong nước một phần tư thể tích; ba phần tư còn lại nổi trên mặt nước. Tính trọng lượng riêng d’ của chất làm vật. (Trọng lượng riêng của nước là d = 10000N/m\(^3\) )?

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

C

C

C

B

D

Câu 3:

Để đưa một vật nặng 2kg lên cao 6m thì cần tốn một công bằng:

\(A = P.h = 10m.h = 10.2.6 = 120J\)

Chọn C

Câu 4:

Do bỏ qua lực ma sát nên công của lực kéo trong trường hợp này bằng:

\(A = F.l = P.h \Rightarrow l = \frac{{P.h}}{F} = \frac{{10.50.1,5}}{{250}} = 3m\)

Chọn B

Câu 5:

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{A_1} = 10.20.4 = 800J\\{A_2} = 20.10.8 = 1600J\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{A_1}}}{{{A_2}}} = \frac{1}{2} \Rightarrow {A_2} = 2{{\rm{A}}_1}\)

Chọn D

Câu 6.

Áp dụng công thức:

 \(A = F.S = 5000. 1000 = 5000000\,J\)

Câu 7. Trọng lượng của vật: \(p = d’.V\)

Lực đẩy Ác-si-mét: \(F_A  = d.V’ = d.\dfrac{V }{4}\)

Khi vật nổi ta có:

\(P = F_A  \Leftrightarrow d’V = d.\dfrac{V }{ 4}\)

Trọng lượng riêng của vật:

\(d’ = \dfrac{d }{ 4}  = \dfrac{{10000} }{ 4}  = 2500\,N/m^3\)

soanvan.me