Đề bài
Câu 1. Thả một vật rắn vào chất lỏng. Vật sẽ nổi lên khi trọng lượng của vật
A. lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét.
B. nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét.
C. bằng lực đẩy Ác-si-mét.
D. bằng hoặc lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét.
Câu 2. Khi một miếng gỗ nổi trên mặt chất lỏng đựng trong một cái cốc thì lực Ác-si-mét được tính bằng công thức F = d.V trong đó V là
A. thể tích miếng gỗ.
B. thể tích phần miếng gỗ nổi trên mặt chất lỏng.
C. thể tích chất lỏng trong cốc.
D. thể tích phần miếng gỗ chìm trong chất lỏng.
Câu 3. Thả một vật có trọng lượng riêng d\(_1\) vào chất lỏng có trọng lượng riêng d\(_2\). Phần nổi của vật có thể tích V\(_1\), phần chìm thể tích V\(_2\). Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn
A . d\(_2\) V\(_2\)
B. d\(_1\) V\(_2\)
C. d\(_2\) (V\(_1\) + V\(_2\) )
D. d\(_1\) (V\(_1\) + V\(_2\) )
Câu 4. Dụng cụ điện nào sau đây thực hiện công cơ học khi làm việc ?
A. Đèn điện.
B. Động cơ điện.
C. Bếp điện.
D. Máy vi tính.
Câu 5. Câu nào sau đây đúng ? Hiệu suất của một máy cơ càng lớn nếu
A. càng được lợi về lực.
B. ma sát càng nhỏ.
C. ma sát càng lớn.
D. càng được lợi về đường đi.
Câu 6. Để cẩu hàng ở các cảng người ta thường sử dụng các cần cẩu có các hệ thống ròng rọc hoặc palang nhằm mục đích có lợi về:
A. Công. B. Quãng đường.
C .Năng lượng D. Lực.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?
A .Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
B. Người công nhân đang đẩy xe làm xe chuyển động.
C. Người học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không đẩy nổi.
D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo một vật lên cao.
Câu 8. Máy cơ đơn giản nào sau đây có thể cho ta lợi về công ?
A. Đòn bẩy
B. Mặt phẳng nghiêng
C. Ròng rọc
D. Không máy nào trong ba máy trên
Câu 9. Một vật có trọng lượng P = 420(N), người ta đã kéo vật này lên cao bằng ròng rọc động. Lực phải kéo là
A. F = 210 (N) B. F = 211(N)
C.F = 420(N) D.F = 210,1(N)
Câu 10. Người ta dùng một chiếc xe kéo để kéo một vật đi được một đoạn đường s = 20 (m). Biết rằng xe kéo phải sinh ra một lực F = 120 (N). Xe này đã thực hiện được một công cơ học là
A. A = 24000 (J) B. A = 2350 (J)
C. A= 2400 (J) D. A = 2401 (J)
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
D |
A |
B |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
C |
D |
A |
C |
Câu 9:
Khi sử dụng ròng rọc động ta được lợi hai lần về lực nhưng thiệt hai lần về đường đi nên ta có:
Lực kéo:
\(F = \frac{P}{2} = \frac{{420}}{2} = 210N\)
Chọn A
Câu 10:
Xe này đã thực hiện một công cơ học là:
A = F. s = 120. 20 = 2400 N
Chọn C
soanvan.me