Câu hỏi 1 :
Phát biểu nào sau đây là đúng? Trong một hệ kín
- A
các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
- B
động lượng của hệ không bảo toàn
- C
tổng ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ khác không.
- D
nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
A - đúng
B – sai vì: Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn
C – sai vì: Trong hệ kín không có ngoại lực tác dụng hoặc các hợp các ngoại lực tác dụng lên vật bằng 0
D - sai
Câu hỏi 2 :
Tìm phát biểu đúng.
- A
Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật.
- B
Động năng được đo bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc
- C
Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
- D
Động năng bằng bình phương động lượng chia hai
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết và biểu thức về động lượng và động năng
+ Động lượng: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \)
+ Động năng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
Lời giải chi tiết:
A - sai vì: Ta có đơn vị của
+ Động lượng: \(kg.m/s\)
+ Động năng: \(kg.{\left( {m/s} \right)^2} = J\)
B – sai vì: Động năng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
C - đúng
D – sai vì: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = \dfrac{{{p^2}}}{{2m}}\)
Câu hỏi 3 :
Đối với một khối khí lý tưởng nhất định, khi áp suất tăng 3 lần và thể tích giảm 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ:
- A
giảm 1,5 lần
- B
tăng 6 lần
- C
tăng 1,5 lần
- D
giảm 6 lần
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng: \(\frac{{pV}}{T} = const\) hay \(pV \sim T\)
Lời giải chi tiết:
Từ phương trình trạng thái của khí lý tưởng ta có: \(pV \sim T\)
=> Khi áp suất tăng 3 lần và thể tích giảm 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ tăng thêm \(\frac{3}{2} = 1,5\) lần
Câu hỏi 4 :
Động năng được tính bằng biểu thức:
- A
\({W_d} = \dfrac{1}{2}{m^2}{v^2}\)
- B
\({W_d} = \dfrac{1}{2}{m^2}v\)
- C
\({W_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
- D
\({W_d} = \dfrac{1}{2}mv\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Biểu thức tính động năng : \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
Câu hỏi 5 :
Chọn phương án đúng.
Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc ban đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì:
- A
quỹ đạo rơi như nhau
- B
thời gian rơi bằng nhau
- C
Công của trọng lực khác nhau
- D
Gia tốc rơi bằng nhau
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng lý thuyết về sự rơi của các vật
Lời giải chi tiết:
A – sai vì : Vật bay xuống đất theo những con đường khác nhau => quỹ đạo rơi khác nhau
B – sai vì : thời gian rơi phụ thuộc vào gia tốc rơi tự do và vận tốc ban đầu theo phương thẳng đứng. Ở đây vận tốc ban đầu như nhau nhưng đường đi khác nhau nên vận tốc ban đầu theo phương thẳng đứng khác nhau.
C – sai vì: Công của trọng lực là như nhau \({A_P} = P.z\)
D – đúng
Câu hỏi 6 :
Một vật khối lượng $m$, đang chuyển động với vận tốc \(\vec v\). Động lượng của vật có thể xác định bằng biểu thức:
- A
\(\vec p = - m\vec v\)
- B
\(p = mv\)
- C
\(\vec p = m\vec v\)
- D
\(p = - mv\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Động lượng của vật: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \)
Câu hỏi 7 :
Tìm câu sai
- A
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng gọi là nguyên tử, phân tử
- B
Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách
- C
Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí
- D
Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A, C, D – đúng
B – sai vì: giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
Câu hỏi 8 :
Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng áp:
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức định luật Gay Luy-xác
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ Các đồ thị B, C, D biểu diễn quá trình đẳng áp
+ Đồ thị A không biểu diễn quá trình đẳng áp
Câu hỏi 9 :
Chọn phương án đúng.
- A
Khi một thông số trạng thái không đổi ta gọi đó là các đẳng quá trình
- B
Áp suất không đổi \( \to \) quá trình đẳng nhiệt
- C
Thể tích không đổi \( \to \) quá trình đẳng áp
- D
Nhiệt độ không đổi \( \to \)quá trình đẳng tích
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
A- đúng
B, C, D - sai vì:
+ Áp suất không đổi: Quá trình đẳng áp
+ Thể tích không đổi: Quá trình đẳng tích
+ Nhiệt độ không đổi: Quá trình đẳng nhiệt
Câu hỏi 10 :
Khí lí tưởng là môi trường vật chất, trong đó các phân tử khí được xem như:
- A
Chất điểm không có khối lượng.
- B
Những đối tượng không tương tác nhau và có thể tích bằng không.
- C
Chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
- D
Chất điểm có khối lượng hút lẫn nhau và có thể tích khác không.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Khí lí tưởng: là chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm.
Câu hỏi 11 :
Chọn phương án sai. Một vật đang chuyển động có thể có
- A
Động lượng.
- B
Động năng.
- C
Thế năng.
- D
Cơ năng.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng định nghĩa, biểu thức về động năng, động lượng, thế năng và cơ năng của vật
+ Động năng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
+ Động lượng: \(p = mv\)
+ Thế năng: \({{\rm{W}}_t} = mgz\)
+ Cơ năng: \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t}\)
Lời giải chi tiết:
Các đại lượng động lượng, động năng và cơ năng đều phụ thuộc vào vận tốc nên khi chuyển động, vật đều có động lượng, động năng và cơ năng nhưng vật có thể không có thế năng do cách ta chọn gốc thế năng.
=> Phương án C - sai
Câu hỏi 12 :
Đồ thị nào sau đây biểu diễn quá trình đẳng áp:
- A
Hình A
- B
Hình B
- C
Hình C
- D
Hình D
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng đồ thị quá trình đẳng áp trong các hệ tọa độ khác nhau (p;V); (p;T); (V;T); (p;T)
Lời giải chi tiết:
A- đúng vì trong hệ tọa độ (p,V) đường đẳng áp là đường thẳng song song với trục OV
B, D- sai vì trong hệ tọa độ (p;T) đường đẳng áp phải là đường thẳng song song với trục OT
C- sai vì trong hệ tọa độ (V;T) đường đẳng áp phải là đường thẳng xiên góc kéo dài đi qua gốc O
Câu hỏi 13 :
Trong tọa độ \(\left( {p,V} \right)\)đường đẳng nhiệt là:
- A
Đường thẳng đi qua gốc tọa độ
- B
Đường hypebol
- C
Đường thẳng song song với trục OV
- D
Cung parabol
Đáp án: B
Câu hỏi 14 :
Một viên đạn có khối lượng \(10g\) chuyển động với vận tốc \(1000m/s\) xuyên qua tấm gỗ. Sau đó vận tốc của viên đạn là \(500m/s\), thời gian viên đạn xuyên qua tấm gỗ là \(0,01s\). Lực cản trung bình của tấm gỗ là
- A
\(50000\)
- B
\( - 0,05N\)
- C
\(5N\)
- D
\( - 500N\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Sử dụng biểu thức tính động lượng \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \)
+ Sử dụng biểu thức tính xung lượng của lực: \(\overrightarrow F \Delta t = \Delta \overrightarrow p \)
Lời giải chi tiết:
+ Động lượng của viên đạn trước khi đâm vào tấm gỗ là: \({p_1} = m{v_1} = 0,01.1000 = 10kg.m/s\)
+ Động lượng của viên đạn sau khi xuyên qua tấm gỗ là: \({p_2} = m{v_2} = 0,01.500 = 5kg.m/s\)
=> Biến thiên động lượng của viên đạn: \(\Delta p = {p_2} - {p_1} = 5 - 10 = - 5kg.m/s\)
+ Mặt khác, ta có: Xung lượng của lực cản của tấm gỗ \({F_c}.\Delta t = \Delta p\)
=> Lực cản trung bình: \({F_c} = \dfrac{{\Delta p}}{{\Delta t}} = \dfrac{{ - 5}}{{0,01}} = - 500N\)
Câu hỏi 15 :
Cho hệ như hình vẽ:
- A
\( - 5J\)
- B
\(15J\)
- C
\(20J\)
- D
\(25J\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính công: \(A = Fscos\alpha \)
Lời giải chi tiết:
Ta có, khi \({m_1}\) đi lên quãng đường \(s = 1m\) trên mặt phẳng nghiêng thì \({m_2}\) đi xuống thẳng đứng một quãng đường cũng bằng \(s\)
Câu hỏi 16 :
Một người có khối lượng $50 kg$, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc $72 km/h$. Động năng của người đó với ô tô là:
- A
$129,6 kJ$
- B
$10 kJ$
- C
$0 J$
- D
$1 kJ$
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính động năng: \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có, vận tốc của người so với ô – tô là: \(v = 0m/s\) (do người đang ngồi trên ô-tô)
=> Động năng của người so với ô-tô là: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = 0J\)
Câu hỏi 17 :
Phát biểu nào sau đây đúng: Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi
- A
Cùng là một dạng năng lượng.
- B
Có dạng biểu thức như nhau.
- C
Đều không phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.
- D
Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu định nghĩa và biểu thức về thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn
+ Thế năng hấp dẫn: \({{\rm{W}}_t} = mgz\)
+ Thế năng đàn hồi: \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
Lời giải chi tiết:
A - đúng
B – sai vì: Thế năng hấp dẫn \({{\rm{W}}_t} = mgz\), thế năng đàn hồi \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
C – sai vì: Thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối
D – sai vì: Thế năng đàn hồi luôn dương hoặc bằng 0 mà không có giá trị âm
Câu hỏi 18 :
Trên mặt phẳng nằm ngang một hòn bi m1 = 15 g chuyển động sang phải với vận tốc 22,5 cm/s va chạm trực diện đàn hồi với một hòn bi khối lượng m2 = 30 g đang chuyển động sang trái với vận tốc 18 cm/s. Sau va chạm hòn bi m1 đổi chiều chuyển động sang trái với vận tốc 31,5 cm/s. Bỏ qua mọi ma sát, vận tốc của hòn bi m2 sau va chạm là
- A
21 cm/s
- B
18 cm/s
- C
15 cm/s
- D
9 cm/s
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng lý thuyết va chạm đàn hồi trực diện
\({v_1}' = \frac{{\left( {{m_1} - {m_2}} \right){v_1} + 2{m_2}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}\)
\({v_2}' = \frac{{\left( {{m_2} - {m_1}} \right){v_2} + 2{m_1}{v_1}}}{{{m_1} + {m_2}}}\)
\({v_1},{v_2},{v_1}',{v_2}'\) là các giá trị đại số có thể âm, dương hoặc bằng 0 tùy vào từng trường hợp cụ thể và hệ quy chiếu ta chọn
Lời giải chi tiết:
Hai vật va chạm đàn hồi trực diện. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của viên bi 1. Ta có:
\({v_2}' = \frac{{\left( {{m_2} - {m_1}} \right){v_2} + 2{m_1}{v_1}}}{{{m_1} + {m_2}}} = \frac{{\left( {0,03 - 0,015} \right).( - 18) + 2.0,015.22,5}}{{0,03 + 0,015}} = 9\,cm/s\)
Với v2 = -18 cm/s vì viên bi 2 chuyển động ngược chiều so với viên bi 1
Câu hỏi 19 :
Một khẩu súng có khối lượng \(50kg\) bắn đạn theo phương ngang. Khối lượng của đạn là \(2kg\), vận tốc khi rời nòng là \(500m/s\). Sau khi bắn, súng giật lùi một đoạn \(50cm\). Công của lực hãm có giá trị là:
- A
\({A_h} = - 20000J\)
- B
\({A_h} = - 10000J\)
- C
\({A_h} = 10000J\)
- D
\({A_h} = 20000J\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Sử dụng định luật bảo toàn động lượng
* Cách 1:
+ Sử dụng hệ thức liên hệ: \({v^2} - v_0^2 = 2as\)
+ Áp dụng định luật II – Niuton: \(F = ma\)
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fscos\alpha \)
* Cách 2:
+ Sử dụng định lí biến thiên cơ năng: ${{\rm{W}}_2} - {{\rm{W}}_1} = {A_{ng}}$
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fscos\alpha \)
Lời giải chi tiết:
Gọi \({m_1},{m_2}\) lần lượt là khối lượng của súng và đạn, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 50kg\\{m_2} = 2kg\end{array} \right.\)
\({v_1}\): vận tốc của súng ngay sau khi bắn
\({v_2}\): vận tốc của đạn ngay sau khi bắn, \({v_2} = 500m/s\)
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: \({m_1}\overrightarrow {{v_1}} + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} = \overrightarrow 0 \) (1)
Sau khi bắn súng giật lùi, ta có: \(\overrightarrow {{v_1}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{v_2}} \)
(1) => \({m_1}{v_1} - {m_2}{v_2} = 0 \to {v_1} = \dfrac{{{m_2}{v_2}}}{{{m_1}}} = \dfrac{{2.500}}{{50}} = 20m/s\)
* Cách 1:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của súng
Áp dụng hệ thức liên hệ, ta có: \({v^2} - v_0^2 = 2as\)
Gia tốc trung bình của súng: \( \to a = \dfrac{{0 - v_1^2}}{{2s}} = \dfrac{{ - {{20}^2}}}{{2.0,5}} = - 400m/{s^2}\)
=> Lực hãm: \({F_h} = {m_1}a = 50.\left( { - 400} \right) = - 20000N\)
=> Công hãm: \({A_h} = {F_h}s = - 20000.0,5 = - 10000J\)
* Cách 2:
+ Bỏ qua ma sát, chọn mốc thế năng tại mặt đất (nơi đặt súng), áp dụng định luật biến thiên cơ năng ta có:
${{\rm{W}}_2} - {{\rm{W}}_1} = {A_{{F_h}}}$
Ta có: $\left\{ \begin{array}{l}{{\rm{W}}_1} = \dfrac{1}{2}{m_1}v_1^2 = \dfrac{1}{2}{50.20^2} = 10000J\\{{\rm{W}}_2} = \dfrac{1}{2}{m_1}v_2^2 = 0\left( {do{\rm{ }}{{\rm{v}}_2} = 0} \right)\end{array} \right.$
Công của lực hãm: \({A_{{F_h}}} = {{\rm{W}}_2} - {{\rm{W}}_1} = 0 - 10000 = - 10000J\)
+ Mặt khác, ta có công của lực hãm: \({A_{{F_h}}} = {F_h}s \to {F_h} = \dfrac{{{A_h}}}{s} = \dfrac{{ - 10000}}{{0,5}} = - 20000N\)
Câu hỏi 20 :
Ở nhiệt độ \({0^0}C\) và áp suất \(760{\rm{ }}mmHg\), \(22,4\) lít khí ôxi chứa \({6,02.10^{23}}\) phân tử ôxi. Coi phân tử ôxi như một quả cầu có bán kính \(r = {10^{ - 10}}m\). Thể tích riêng của các phân tử khí ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa:
- A
\({8,9.10^3}\) lần.
- B
\(8,9\) lần.
- C
\({22,4.10^3}\) lần.
- D
\({22,4.10^{23}}\) lần.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính thể tích của một phân tử : \(V = \frac{4}{3}\pi {r^3}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
Thể tích của bình chứa là: \(V = 22,4l = {22,4.10^{ - 3}}{m^3}\)
Thể tích của một phân tử oxi bằng: \({V_0} = \frac{4}{3}\pi {r^3}\)
Thể tích riêng của các phân tử oxi bằng: \(V' = {N_A}{V_0} = \frac{4}{3}\pi {N_A}{r^3}\)
Xét tỉ số: \(\frac{V}{{V'}} = \frac{{{{22,4.10}^{ - 3}}}}{{\frac{4}{3}\pi {N_A}{r^3}}} = \frac{{{{22,4.10}^{ - 3}}}}{{\frac{4}{3}\pi {{.6,023.10}^{23}}.{{\left( {{{10}^{ - 10}}} \right)}^3}}} = {8,9.10^3}\)
=> Thể tích riêng của các phân tử ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa \({8,9.10^3}\) lần
Câu hỏi 21 :
Một quả bóng da có dung tích \(2,5\) lít. Người ta bơm không khí ở áp suất \({10^5}Pa\) vào bóng. Mỗi lần bơm được \(125c{m^3}\) không khí. Biết trước khi bơm, trong bóng có không khí ở áp suất \({10^5}Pa\) và nhiệt độ không đổi trong thời gian bơm. Áp suất không khí trong quả bóng sau \(20\) lần bơm bằng: (coi quả bóng trước khi bơm không có không khí).
- A
\({5.10^5}Pa\)
- B
\(2,{5.10^5}Pa\)
- C
\({2.10^5}Pa\)
- D
\(7,{5.10^5}Pa\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng định luật Bôilơ - Mariốt: \(pV = h/s\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
Thể tích khí bơm được sau 20 lần bơm là \(20.0,125\) lít
+ Thể tích của không khí trước khi bơm vào bóng: \({V_1} = 20.0,125 + 2,5 = 5l\) (Bao gồm thể tích khí của 20 lần bơm và thể tích khí của khí có sẵn trong bóng)
+ Sau khi bơm khí vào trong bóng thể tích lượng khí chính bằng thể tích của bóng: \({V_2} = 2,5l\)
Do nhiệt đọ không đổi, theo định luật Bôi lơ – Ma ri ốt, ta có:
\(\begin{array}{l}{p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\\ \Leftrightarrow {10^5}.5 = {p_2}.2,5\\ \Rightarrow {p_2} = {2.10^5}Pa\end{array}\)
Câu hỏi 22 :
Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình được biểu diễn như trên hình vẽ. Đồ thị nào không biểu diễn đúng quá trình trên?
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đường đẳng tích.
Lời giải chi tiết:
Qúa trình (1) -(2) là quá trình đẳng tích.
đồ thị không biểu diễn đường đẳng tích là đồ thị ở hình b.
Câu hỏi 23 :
Nhiệt độ ban đầu của một khối khí xác định có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm \({16^0}C\) thì thể tích khí giảm đi \(10\% \) so với thể tích ban đầu, áp suất thì tăng thêm \(20\% \) so với áp suất ban đầu.
- A
\(200K\)
- B
\({100^0}C\)
- C
\(250K\)
- D
\( - {150^0}C\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)
+ Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng: \(\frac{{pV}}{T} = const\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
- Trạng thái 1: \({p_1};{V_1};{T_1}\)
- Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{p_2} = {p_1} + 0,2{p_1} = 1,2{p_1}\\{V_2} = {V_1} - 0,1{V_1} = 0,9{V_1}\\{T_2} = {T_1} + 16\end{array} \right.\)
Áp dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng, ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \leftrightarrow \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{1,2{p_1}.0,9{V_1}}}{{{T_1} + 16}}\\ \to {T_1} = 200K\end{array}\)
Câu hỏi 24 :
Một bình có thể tích \(5,6l\), chứa \(64g\) khí oxi ở nhiệt độ \({0^0}C\). Áp suất của khí trong bình là:
- A
\(1atm\)
- B
\(2atm\)
- C
\(4atm\)
- D
\(8atm\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Sử dụng phương trình Cla – pê – rôn – Men – đê – lê – ép: \(p.V = n.R.T = \dfrac{m}{M}.R.T\)
Trong đó:
+ p: áp suất chất khí (Pa)
+ V: thể tích chất khí (m3)
+ R: hằng số của các khí (R = 8,31 J/mol.K)
+ m: khối lượng chất (g)
+ M: khối lượng mol phân tử chất khí (g/mol)
+ T: nhiệt độ tuyệt đối (K)
+ Đổi đơn vị áp suất: \(1atm = {1,013.10^5}Pa\)
Lời giải chi tiết:
- Ta có: \(V = 5,6l = {5,6.10^{ - 3}}{m^3}\) ; \(m = 64{\rm{ }}g\); \(T = 0 + 273 = 273K\)
- Áp dụng phương trình Cla – pê – rôn – Men – đê – lê – ép, ta có: \(p.V = n.R.T = \dfrac{m}{M}.R.T\)
\( \to p = \dfrac{m}{M}.\dfrac{{RT}}{V} = \dfrac{{64}}{{32}}.\dfrac{{8,31.273}}{{{{5,6.10}^{ - 3}}}} = 810225\left( {Pa} \right)\)
Lại có: \(1atm = {1,013.10^5}Pa\)
\( \to p = \dfrac{{810225}}{{{{1,013.10}^5}}} \approx 8atm\)
Câu hỏi 25 :
Một lượng khí biến đổi theo chu trình biểu diễn bởi đồ thị.
- A
\(1,1{m^3}\)
- B
\(2,2{m^3}\)
- C
\(3,2{m^3}\)
- D
\(2,5{m^3}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Xác định các quá trình
+ Áp dụng biểu thức của các quá trình
Lời giải chi tiết:
Ta có:
- Quá trình \(\left( 1 \right) \to \left( 2 \right)\): Quá trình đẳng nhiệt: \({T_2} = {T_1} = 100K\) , \({V_2} = 4{m^3}\)
- Quá trình \(\left( 4 \right) \to \left( 1 \right)\): Quá trình đẳng tích: \({V_4} = {V_1} = 1{m^3}\), \({T_4} = 300K\)
- Qúa trình \(\left( 2 \right) \to \left( 4 \right)\): \(V = aT + b\)
+ Trạng thái 2: \(4 = 100a + b\) (1)
+ Trạng thái 4: \(1 = 300a + b\) (2)
Từ \(\left( 1 \right),\left( 2 \right)\) ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}a = - \dfrac{3}{{200}}\\b = \dfrac{{11}}{2}\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow V = - \dfrac{3}{{200}}T + \dfrac{{11}}{2}\) (3)
- Quá trình \(\left( 1 \right) \to \left( 3 \right)\): Quá trình đẳng áp \(V = \dfrac{{{V_1}}}{{{T_1}}}T = \dfrac{1}{{100}}T\) (4)
Vì \(\left( 3 \right)\) là giao điểm của 2 đường \(\left( 2 \right) \to \left( 4 \right)\) và \(\left( 1 \right) \to \left( 3 \right)\) nên:
\(\begin{array}{l} - \dfrac{3}{{200}}{T_3} + \dfrac{{11}}{2} = \dfrac{1}{{100}}{T_3}\\ \Rightarrow {T_3} = 220K\end{array}\)
Thay vào (4) suy ra \({V_3} = \dfrac{{220}}{{100}} = 2,2{m^3}\)