Câu hỏi 1 :

Hệ thức nào sau đây không thỏa định luật Boyle – Mariot:

  • A

    \(pV = const\)

  • B

    \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

  • C

    \(\dfrac{{{p_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{V_1}}}\)

  • D

    \(\dfrac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng định luật Bôi – lơ – ma – ri - ốt: trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích: \(pV = const\)

Lời giải chi tiết:

- Biểu thức định luật Bôi – lơ – ma – ri - ốt: \(pV = const\)

\( \to {p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

\( \to \dfrac{{{p_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{V_1}}}\)

A,B,C – đúng

D- sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chất khí lý tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và

  • A

    đẩy nhau khi gần nhau.

  • B

    hút nhau khi ở xa nhau.

  • C

    không tương tác với nhau.

  • D

    chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về khí lí tưởng: khí lí tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng

Lời giải chi tiết:

D- đúng

A,B,C – sai vì với khí lí tưởng các phân tử chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chọn phương án đúng.

Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc ban đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì:

  • A

    quỹ đạo rơi như nhau

  • B

    thời gian rơi bằng nhau

  • C

    Công của trọng lực khác nhau

  • D

    Gia tốc rơi bằng nhau

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về sự rơi của các vật

Lời giải chi tiết:

A – sai vì : Vật bay xuống đất theo những con đường khác nhau => quỹ đạo rơi khác nhau

B – sai vì : thời gian rơi phụ thuộc vào gia tốc rơi tự do và vận tốc ban đầu theo phương thẳng đứng. Ở đây vận tốc ban đầu như nhau nhưng đường đi khác nhau nên vận tốc ban đầu theo phương thẳng đứng khác nhau.

C – sai vì: Công của trọng lực là như nhau \({A_P} = P.z\)

D – đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Biểu thức nào dưới đây diễn tả phương trình trạng thái khí lý tưởng?

  • A

    \({p_1}{V_1}{T_1} = {p_2}{V_2}{T_2}\)

  • B

    \(\frac{{{T_1}{p_1}}}{{{V_1}}} = \frac{{{T_2}{p_2}}}{{{V_2}}}\)

  • C

    \(\frac{{pV}}{T} = const\)

  • D

    \(\frac{{{T_1}{V_1}}}{{{p_1}}} = \frac{{{T_2}{V_2}}}{{{p_2}}}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức phương trình trạng thái của khí lý tưởng

Lời giải chi tiết:

Phương trình trạng thái của khí lý tưởng: \(\frac{{pV}}{T} = const\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Một vật khối lượng $m$, đang chuyển động với vận tốc \(\vec v\). Động lượng của vật có thể xác định bằng biểu thức:

  • A

    \(\vec p =  - m\vec v\)   

  • B

    \(p = mv\)      

  • C

    \(\vec p = m\vec v\)

  • D

    \(p =  - mv\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Động lượng của vật: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Động lượng của một vật bằng thương của khối lượng và vận tốc của vật.

  • B

    Động lượng của một vật là một đại lượng đại số luôn dương.

  • C

    Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.

  • D

    Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A – sai vì: Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.

B – sai vì: Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.

C - sai vì: Đơn vị của động lượng là \(kg.m/s\) hoặc \(N.s\)còn đơn vị của năng lượng là J

D - đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một mol hơi nước có khối lượng \(18g\), một mol oxi có khối lượng \(32g\) là vì:

  • A

    Số phân tử oxi nhiều hơn số phân tử nước.

  • B

    Ở điều kiện bình thường, oxi ở thể khí nên có thể tích lớn hơn.

  • C

    Khối lượng một phân tử oxi lớn hơn khối lượng một phân tử nước.

  • D

    Số nguyên tử trong một phân tử nước nhiều hơn số nguyên tử trong một phân tử oxi.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Sử dụng lí thuyết về cấu tạo chất: các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là nguyên tử, phân tử

+ Sử dụng công thức tính khối lượng chất: \(m = n.M\)

Lời giải chi tiết:

A- sai vì một mol chất luôn chứa \({6,02.10^{23}}({N_A})\)nguyên tử hay phân tử

B- thể rắn, lỏng, khí không liên quan đến thể tích lớn hay nhỏ

C- đúng vì \(m = n.M\), số mol bằng nhau thì chất nào có khối lượng phân tử M lớn hơn thì khối lượng lớn hơn (\({M_{{O_2}}} = 32;{M_{{H_2}O}} = 18\))

D- số nguyên tử trong một phân tử nhiều hay ít không liên quan đến khối lượng lớn hay nhỏ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Các tính chất nào sau đây là tính chất của các phân tử chất rắn?

  • A

    Dao động quanh vị trí cân bằng.

  • B

    Lực tương tác phân tử mạnh.

  • C

    Có hình dạng và thể tích xác định

  • D

    Các tính chất A, B, C.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có, chất rắn có các tính chất:

+ Lực tương tác phân tử rất mạnh

+ Chuyển động phân tử: Dao động quanh VTCB

+ Hình dạng và thể tích xác định

=> Cả 3 phương án A, B, C - đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?

  • A

    Dòng nước lũ đang chảy mạnh.

  • B

    Viên đạn đang bay.

  • C

    Búa máy đang rơi.

  • D

    Hòn đá đang nằm trên mặt đất.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hòn đá nằm trên mặt đất không có khả năng sinh công.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Trong hệ tọa độ (p,T), đường đẳng tích là:

  • A

    đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.

  • B

    đường parabol

  • C

    đường hypebol

  • D

    đường thẳng song song với trục tung

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về đường đẳng tích

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Chọn phương án sai. Một vật đang chuyển động có thể có

  • A

    Động lượng.

  • B

    Động năng.

  • C

    Thế năng.

  • D

    Cơ năng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng định nghĩa, biểu thức về động năng, động lượng, thế năng và cơ năng của vật

+ Động năng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

+ Động lượng: \(p = mv\)

+ Thế năng: \({{\rm{W}}_t} = mgz\)

+ Cơ năng: \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t}\)

Lời giải chi tiết:

Các đại lượng động lượng, động năng và cơ năng đều phụ thuộc vào vận tốc nên khi chuyển động, vật đều có động lượng, động năng và cơ năng nhưng vật có thể không có thế năng do cách ta chọn gốc thế năng.

=> Phương án C - sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nếu khối lượng của vật tăng 2 lần và vận tốc giảm đi 2 lần, thì động năng của vật sẽ:

  • A

    Tăng 2 lần.

  • B

    Không đổi.

  • C

    Giảm 2 lần.

  • D

    Giảm 4 lần.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính động năng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

Lời giải chi tiết:

Công thức tính động năng: Wđ =\(\dfrac{1}{2}m{v^2}\).           (*)

Khi khối lượng tăng 2 lần thì: \(m' = 2m\), và vận tốc giảm 2 lần thì: \(v' = \dfrac{v}{2}\).

Thay m’v’ vào công thức (*) ta có:

\({{\rm{W}}_d}' = \dfrac{1}{2}m'v{'^2} = \dfrac{1}{2}.2m.{\left( {\dfrac{v}{2}} \right)^2} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{2}m{v^2} = \dfrac{1}{2}{{\rm{W}}_d}\)

=> Động năng giảm 2 lần

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Biểu thức nào sau đây không đúngcho quá trình đẳng áp của một khối khí

  • A

    \({V_1}{T_2} = {V_2}{T_1}\)

  • B

    \(\frac{V}{T} = const\)

  • C

    \(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\)

  • D

    \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức định luật Gay  Luyxác

Lời giải chi tiết:

Ta có: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

\(V \sim T \to \frac{V}{T} = h/s\) hay \(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?

  • A

    ${W_d} = \dfrac{{{p^2}}}{{2m}}$          

  • B

    ${W_d} = \dfrac{{2{p^2}}}{m}$          

  • C

    ${W_d} = \dfrac{{2m}}{{{p^2}}}$        

  • D

    ${W_d} = 2m{p^2}$

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính động lượng : \(p = mv\)

+ Vận dụng biểu thức tính động năng : ${{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}$

Lời giải chi tiết:

Ta có :

+ Động lượng : \(p = mv\)

+ Động năng : ${{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}$

=> ${{\rm{W}}_{\rm{d}}} = \dfrac{{{p^2}}}{{2m}}$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hệ thức nào sau đây không đúng của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt là:

  • A

    \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

  • B

    \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{p_1}}}\)

  • C

    \(\dfrac{p}{V} = const\)

  • D

    \(\dfrac{{{p_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{V_1}}}\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C - sai vì: \(pV = const\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Viên đạn khối lượng $10 g$ đang bay với vận tốc $600 m/s$ thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian $0,001 s$. Sau khi xuyên qua cửa vận tốc của đạn còn $300 m/s$. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng

  • A

    $3000 N.$

  • B

    $900 N.$

  • C

    $9000 N.$

  • D

    $30000 N.$

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính xung của lực: \(\overrightarrow F \Delta t = \Delta \overrightarrow p \)

Lời giải chi tiết:

Áp dụng biểu thức tính xung lượng của lực, ta có: \({\overrightarrow F _c}\Delta t = m\Delta \overrightarrow v\)

Do \({\overrightarrow v _2} \uparrow  \uparrow {\overrightarrow v _1}\)

\(=  > {F_c}.\Delta t = m\left( {{v_2} - {v_1}} \right)\)

\( =  > \,\left| {{F_c}} \right| = \dfrac{{m\left| {{v_2} - {v_1}} \right|}}{{\Delta t}} = \dfrac{{0,01\left| {300 - 600} \right|}}{{0,001}} = 3000\,N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Xe chạy trên đường nằm ngang với tốc độ \(60km/h\). Đến quãng đường dốc lực cản tăng gấp 2 lần nên người đó tăng ga tối đa thì công suất tăng lên \(1,5\) lần. Tốc độ tối đa khi xe lên dốc

  • A

    \(50km/h\)

  • B

    \(30km/h\)

  • C

    \(20km/h\)

  • D

    \(45km/h\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng lí thuyết vật chuyển động đều

+ Sử dụng biểu thức tính công suất \(P = Fv\)

Lời giải chi tiết:

+ Gọi \({F_1}\) - lực kéo của ô tô trên đoạn đường nằm ngang

\({F_C}\) - lực cản trên đoạn đường nằm ngang

\({P_1}\) - công suất động cơ ô tô trên đoạn đường nằm ngang

\({F_2}\)  - lực kéo khi lên dốc

\({F_C}' = 2{F_C}\)

\({v_2}\)  - vận tốc khi ô tô lên dốc

\({P_2}\) - công suất tối đa khi lên dốc

+ Ta có, trên đoạn nằm ngang ô tô chạy đều:

Ta suy ra \({F_1} = {F_C}\)

Công suất khi này: \({P_1} = {F_1}{v_1}\)

+ Khi lên dốc ô tô vẫn chuyển động đều, ta suy ra: \({F_2} = {F_C}' = 2{F_C}\)

Mặt khác, có \({P_2} = {F_C}'{v_2} = 2{F_C}{v_2}\)

Lại có: \({F_C} = {F_1}\)

Suy ra: \({P_2} = 2{F_1}{v_2}\)

Theo đề bài, ta có:

\(\begin{array}{l}{P_2} = 1,5{P_1} \Leftrightarrow 2{F_1}{v_2} = 1,5{F_1}{v_1}\\ \Rightarrow {v_2} = \dfrac{{1,5{v_1}}}{2} = \dfrac{{1,5.60}}{2} = 45km/h\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một búa máy khối lượng $900 kg$ rơi từ độ cao $2 m$ vào một cái cọc khối lượng $100 kg$. Va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho $g = 10 m/s^2$. Động năng của hệ (búa + cọc) sau va chạm là:

  • A

    16200 J.

  • B

    18000 J.

  • C

    9000 J.

  • D

    8100 J.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính động năng : \({{\rm{W}}_đ} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

+ Vận dụng định lí biến thiên động năng: \(\Delta {{\rm{W}}_đ} = {A_{ng}}\)

Lời giải chi tiết:

Áp dụng định lí biến thiên động năng, vận tốc của búa ngay trước khi va chạm mềm với cọc là

\(\dfrac{{{m_b}{v_b}^2}}{2} - 0 = {m_b}gh =  > {v_b} = \sqrt {2gh} \)

Khi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm thì theo định luật bảo toàn động lượng

\({m_b}{v_b} + {m_c}.0 = \left( {{m_b} + {m_c}} \right)v =  > v = \dfrac{{{m_b}\sqrt {2gh} }}{{{m_b} + {m_c}}}\)

Vậy động năng của hệ búa và cọc sau va chạm là:

\({{\rm{W}}_đ} = \dfrac{{\left( {{m_b} + {m_c}} \right){v^2}}}{2} = \dfrac{{{m_b}^2gh}}{{{m_b} + {m_c}}} = \dfrac{{{{900}^2}.10.2}}{{900 + 100}} = 16200J\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một lò xo bị giãn 4cm, có thế năng đàn hồi 0,2 J. Độ cứng của lò xo là:

  • A

    0,025 N/cm

  • B

    250 N/m

  • C

    125 N/m

  • D

    10N/m

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính thế năng đàn hồi rồi suy ra các đại lượng cần tính có trong biểu thức

Lời giải chi tiết:

Ta có:   \({W_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2} \Rightarrow k = \frac{{2{W_t}}}{{{{\left( {\Delta l} \right)}^2}}} = \frac{{2.0,2}}{{{{\left( {0.04} \right)}^2}}} = 250N/m\).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một viên bi thứ nhất có khối lượng $m_1 = 200 g$ chuyển động với vận tốc $v_1 = 4 m/s$ đến va chạm với viên bi thứ hai có khối lượng $m_2$ đang đứng yên. Coi va chạm giữa hai viên bi là hoàn toàn mềm. Cả hai viên bi đều ở trên mặt sàn nằm ngang, không ma sát. Vận tốc của cả hai viên bi sau va chạm bằng $2 m/s$. Khối lượng của viên bi thứ hai là:

  • A

    $400 g$

  • B

    $200 g$

  • C

    $250 g$

  • D

    $500 g$

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Va chạm mềm là va chạm không đàn hồi, sau va chạm hai vật gắn chặt vào nhau và chuyển động cùng với cùng vận tốc

\({m_1}{v_1} + {m_2}{v_2} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)V =  > V = \dfrac{{{m_1}{v_1} + {m_2}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}\)

Với \({v_1},{v_2},V\) là các giá trị đại số có thể âm, dương hoặc bằng 0 tùy vào từng trường hợp cụ thể và hệ quy chiếu ta chọn

Lời giải chi tiết:

Sau va chạm 2 viên bị dính vào nhau và cùng chuyển động với cùng một vận tốc => 2 vật va chạm mềm.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai viên bi

Gọi \({v_1},{v_2},V\) lần lượt là vận tốc của viên bi thứ nhất, viên bi thứ hai và của 2 viên bi sau va chạm. Ta có:

\({m_1}{v_1} + {m_2}{v_2} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)V =  > V = \dfrac{{{m_1}{v_1} + {m_2}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}} <  =  > 2 = \dfrac{{0,2.4 + {m_2}.0}}{{0,2 + {m_2}}} <  =  > {m_2} = 0,2\,kg = 200g\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một viên đạn khối lượng \(14g\) chuyển động với vận tốc \(400m/s\) theo phương ngang xuyên qua tấm gỗ dày \(5cm\). Vận tốc của viên đạn sau khi xuyên qua gỗ là \(120m/s\). Lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn là :

  • A

    \({F_c} = 24416N\)

  • B

    \({F_c} =  - 24416N\)

  • C

    \({F_c} =  - 20384N\)

  • D

    \({F_c} =  - 10192N\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức tính động năng : ${{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}$

+ Sử dụng định lí biến thiên động năng : ${{\rm{W}}_{{d_2}}} - {{\rm{W}}_{{d_1}}} = {A_{ng}}$

+ Sử dụng biểu thức tính công : \(A = Fs\cos \alpha \)

Lời giải chi tiết:

+ Động năng của viên đạn trước khi xuyên qua tấm gỗ : ${{\rm{W}}_{{d_1}}} = \dfrac{1}{2}mv_1^2 = \dfrac{1}{2}0,{014.400^2} = 1120J$

+ Động năng của viên đạn sau khi xuyên qua tấm gỗ : ${{\rm{W}}_{{d_2}}} = \dfrac{1}{2}mv_2^2 = \dfrac{1}{2}0,{014.120^2} = 100,8J$

+ Áp dụng định lí biến thiên động năng, ta có :

${{\rm{W}}_{{d_2}}} - {{\rm{W}}_{{d_1}}} = {A_{ng}} = F.s$

= > Lực cản trung bình tác dụng lên viên đạn : \(F = \dfrac{{{{\rm{W}}_{{d_2}}} - {{\rm{W}}_{{d_1}}}}}{s} = \dfrac{{100,8 - 1120}}{{0,05}} =  - 20384N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một lượng khí xác định ở áp suất \(3{\rm{a}}tm\) có thể tích là \(10\) lít. Thể tích của khối khí khi nén đẳng nhiệt đến áp suất \(6{\rm{a}}tm\)?

  • A

    1,5 lít

  • B

    12 lít

  • C

    20 lít

  • D

    5 lít

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng định luật Bôilơ - Mariốt: \(pV = h/{\rm{s}}\)

Lời giải chi tiết:

Trạng thái 1:\({p_1} = 3{\rm{a}}tm,{V_1} = 10l\)

Trạng thái 2: \({p_2} = 6{\rm{a}}tm\)

Áp dụng định luật Bôilơ - Mariốt, ta có: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \to {V_2} = \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{3.10}}{6} = 5l\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

\({t_1},{\rm{ }}{t_2}\) là trị số của hai nhiệt độ trong nhiệt giai Celsius. \({T_1},{T_2}\) là trị số của hai nhiệt độ ấy trong nhiệt giai tuyệt đối. Hệ thức đúng là:

  • A

    \(\dfrac{{{t_1}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{{T_1}}}{{{T_2}}}\)

  • B

    \({T_1} = {T_2} - {t_2} + {t_1}\)

  • C

    \(\dfrac{{{t_1} + {t_2}}}{2} = \dfrac{{{T_1} + {T_2}}}{2}\)

  • D

    \(\dfrac{{{t_1}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(T = t + 273\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Nhiệt độ ban đầu của một khối khí xác định có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm \({16^0}C\) thì thể tích khí giảm đi \(10\% \) so với thể tích ban đầu, áp suất thì tăng thêm \(20\% \) so với áp suất ban đầu.

  • A

    \(200K\)

  • B

    \({100^0}C\)

  • C

    \(250K\)

  • D

    \( - {150^0}C\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+  Vận dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

+ Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng: \(\frac{{pV}}{T} = const\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

- Trạng thái 1: \({p_1};{V_1};{T_1}\)

- Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{p_2} = {p_1} + 0,2{p_1} = 1,2{p_1}\\{V_2} = {V_1} - 0,1{V_1} = 0,9{V_1}\\{T_2} = {T_1} + 16\end{array} \right.\)

Áp dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng, ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \leftrightarrow \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{1,2{p_1}.0,9{V_1}}}{{{T_1} + 16}}\\ \to {T_1} = 200K\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Một bình có thể tích \(5,6l\), chứa \(64g\) khí oxi ở nhiệt độ \({0^0}C\). Áp suất của khí trong bình là:

  • A

    \(1atm\)

  • B

    \(2atm\)

  • C

    \(4atm\)

  • D

    \(8atm\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Sử dụng phương trình Cla – pê – rôn – Men – đê – lê – ép: \(p.V = n.R.T = \dfrac{m}{M}.R.T\)

Trong đó:

     + p: áp suất chất khí (Pa)

     + V: thể tích chất khí (m3)

     + R: hằng số của các khí (R = 8,31 J/mol.K)

     + m: khối lượng chất (g)

     + M: khối lượng mol phân tử chất khí (g/mol)

     + T: nhiệt độ tuyệt đối (K)

+ Đổi đơn vị áp suất: \(1atm = {1,013.10^5}Pa\)

Lời giải chi tiết:

- Ta có: \(V = 5,6l = {5,6.10^{ - 3}}{m^3}\) ; \(m = 64{\rm{ }}g\); \(T = 0 + 273 = 273K\)

- Áp dụng phương trình Cla – pê – rôn – Men – đê – lê – ép, ta có: \(p.V = n.R.T = \dfrac{m}{M}.R.T\)

\( \to p = \dfrac{m}{M}.\dfrac{{RT}}{V} = \dfrac{{64}}{{32}}.\dfrac{{8,31.273}}{{{{5,6.10}^{ - 3}}}} = 810225\left( {Pa} \right)\)

Lại có: \(1atm = {1,013.10^5}Pa\)

\( \to p = \dfrac{{810225}}{{{{1,013.10}^5}}} \approx 8atm\)

Đáp án - Lời giải