Câu hỏi 1 :
Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 - đầu năm 1975?
- A
Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn
- B
Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam
- C
Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ
- D
So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào phần chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.
Câu hỏi 2 :
Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?
- A
Phá tan cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam
- B
Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của Việt Nam
- C
Thiết lập hành lang Đông- Tây để cô lập Việt Bắc
- D
Khóa chặt biên giới Việt - Trung
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bô lae làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công lên Việt Bắc nhằm phá tan cơ quan đầu nào kháng chiến, tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt- Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta và quốc tế
Câu hỏi 3 :
Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
- A
Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại
- B
Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam
- C
Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam
- D
Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở Việt Nam. Để cứu vãn tình hình, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam
Câu hỏi 4 :
Đâu không phải điều kiện khách quan khiến Đảng cộng sản Đông Dương quyết định đề cao vấn đề dân chủ trong giai đoan 1936-1939?
- A
Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
- B
Những quyết định của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935)
- C
Chính sách nới lỏng của mặt trận nhân dân Pháp
- D
Nhu cầu về vấn đề tự do, dân chủ, cơm áo và hòa binh của người dân
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh thế giới những năm 30 của thế kỉ XX để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Những diễn biến của tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX như: sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh; những quyết định của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935 và sự kiện mặt trận nhân dân Pháp thắng cử nghị viện, lên nắm chính quyền và thi hành những chính sách nới lỏng ở thuộc địa là điều kiện khách quan dẫn tới sự việc Đảng cộng sản Đông Dương quyết định đề cao vấn đề dân chủ trong giai đoan 1936-1939.
Câu hỏi 5 :
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là
- A
Dùng người Việt đánh người Việt
- B
Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
- C
Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường
- D
Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đông thời triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”
Câu hỏi 6 :
Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra tại đại hội nào?
- A
Đại hội V
- B
Đại hội VI
- C
Đại hội VII
- D
Đại hội VIII
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996) và Đại hội IX (4-2001)
Câu hỏi 7 :
Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm
- A
Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
- B
Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
- C
Độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ
- D
Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Câu hỏi 8 :
Sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
- A
thành lập “Nha bình dân học vụ”
- B
phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”
- C
thành lập các đoàn quân “Nam tiến”
- D
tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trên cả nước
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sau cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng mới được thành lập đã đứng trước nguy cơ bị lật đổ, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 8-9-1945, chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
Câu hỏi 9 :
Cuộc nổi dâỵ đồng loạt đầu tiên của nhân dân miền Nam bằng bạo lực trong giai đoạn 1954- 1975 là
- A
Phong trào hòa bình (1954)
- B
Phong trào Đồng Khởi (1959-1960)
- C
Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân (1968)
- D
Tiến công chiến lược (1972)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các cuộc đấu tranh để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Phong trào Đồng Khởi là cuộc nổi dâỵ đồng loạt đầu tiên của nhân dân miền Nam bằng bạo lực trong giai đoạn 1954- 1975 sau khi có chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng.
Câu hỏi 10 :
Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?
- A
Kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
- B
Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve
- C
Kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ
- D
Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờlát đơTátxinhi
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu hỏi 11 :
Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?
- A
Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
- B
Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm
- C
Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng
- D
Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Từ năm 1958-1959, do sự thay đổi của tình hình, phong trào đấu tranh đã chuyển sang đấu tranh chống khủng, đàn áp, chống chiến dịch tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Từ hình thức đấu tranh chính trị hòa bình sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
Câu hỏi 12 :
Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung
- B
Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước
- C
Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI
- D
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.
Câu hỏi 13 :
Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
- A
Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
- B
Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
- C
Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
- D
Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) mà Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác định là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
Câu hỏi 14 :
Tuyết đường vận tải chiến lược nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là
- A
Đường số 4
- B
Đường số 9
- C
Đường số 14
- D
Đường Hồ Chí Minh
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là đường Hồ Chí Minh (trên bộ và trên biển) bắt đầu được khai thông từ năm 1959 dài hàng nghìn cây số, đã nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Đây chính là tuyến giao thông huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam
Câu hỏi 15 :
Lực lượng quân đội giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là
- A
Quân đội Mĩ
- B
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
- C
Quân đồng minh của Mĩ
- D
Quân đồng minh của Mĩ, quân đội Việt Nam Cộng hòa
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trước sự yếu kém của quân đội Sài Gòn, trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam, lực lượng quân sự giữ vai trò nòng cốt đã được thay thế từ quân đội Sài Gòn bằng quân đội Mĩ để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam
Câu hỏi 16 :
Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của nền kinh tế miền Nam trong những năm 1954-1975?
- A
Vẫn mang tính chất nông nghiệp
- B
Phát triển không cân đối
- C
Lệ thuộc nặng nền vào viện trợ bên ngoài
- D
Công, thương nghiệp quy mô lớn phát triển
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình miền Nam sau năm 1975 để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong giai đoạn 1954-1975, miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn mang tính chất của kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài
Câu hỏi 17 :
Sau chiến thắng Ấp Bắc (1963), trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào gì?
- A
Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt
- B
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào
- C
Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công
- D
Đồng khởi
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sau chiến thắng Ấp Bắc (1963), trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”
Câu hỏi 18 :
Nhiệm vụ cơ bản, đầy đủ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
- A
Kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- B
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
- C
Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
- D
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Do cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản được hoàn thành ở miền Bắc nên sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương chi viện cho miền Nam kháng chiến.
Câu hỏi 19 :
Cơ sở nào tạo nên mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau của cách mạng hai miền Nam- Bắc?
- A
Đều do một Đảng lãnh đạo
- B
Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông
- C
Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin
- D
Đều có chung mục tiêu chiến lược
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cách mạng hai miền Nam- Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước (Chung mục tiêu chiến lược)
Câu hỏi 20 :
Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là
- A
Người cày có ruộng
- B
Không một tấc đất bỏ hoang
- C
Tăng gia sản xuất
- D
Tấc đất, tấc vàng
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”
Câu hỏi 21 :
Đâu không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Nava bị đảo lộn?
- A
Tăng cường viện binh cho Đông Đương
- B
Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ
- C
Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta
- D
Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp đã tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ. Từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở Đồng Bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía Bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa…để phá kế hoạch tiến công của ta.
Câu hỏi 22 :
Đâu là lý do quyết định để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946?
- A
Tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc
- B
Để nhanh chóng đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc về nước
- C
Thiện chí hòa bình của Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- D
Lợi dụng những toan tính của thực dân Pháp
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình Việt Nam đầu năm 1946 để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là để tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc trong khi sức ta chưa đủ mạnh.
Câu hỏi 23 :
Thực dân Pháp đã sử dụng chiến thuật gì trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947?
- A
Khóa then cửa
- B
Bao vây, triệt đường tiếp tế của Việt Nam
- C
Tạo ra hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc
- D
Tấn công bất ngờ bằng quân dù
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 để phân tích, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Chiến thuật mà thực dân Pháp sử dụng trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947 là tạo ra hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc:
- Gọng kìm thứ nhất là sự phối hợp giữa binh đoàn dù và binh đoàn bộ binh, bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc.
- Gọng kìm thứ hai là binh đoàn hỗn hợp bao vây Việt Bắc ở phía Tây.
Câu hỏi 24 :
Sự dính líu của Mĩ và Liên Xô trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (1945-1954) tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến?
- A
Chiến tranh Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực
- B
Cuộc chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn
- C
Chiến tranh Đông Dương trở nên khốc liệt hơn
- D
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn mới
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh thế giới và Việt Nam sau năm 1945 để nhận xét, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Sự dính líu của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và việc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khiến cho cuộc Chiến tranh Đông Dương không chỉ còn là vấn đề giữa Pháp - Việt Nam mà đã trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực, 2 phe.
Câu hỏi 25 :
Năm 1960 Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
- A
Sự thay đổi của tình hình thế giới
- B
Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ
- C
Bước phát triển mới của cách mạng hai miền
- D
Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình Việt Nam năm 1960 để phân tích, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Đến năm 1960, cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Sau phong trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Do đó đòi hỏi Đảng phải đề ra được đường lối mới phù hợp với tình hình thực tế.
Câu hỏi 26 :
Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?
- A
Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam
- B
Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ
- C
Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới
- D
Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình miền Bắc trong những năm 1965-1968 để đánh giá, nhận xét
Lời giải chi tiết:
Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.
=> Loại trừ đáp án: D
Câu hỏi 27 :
Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)
- A
Hoàn cảnh lịch sử
- B
Trọng tâm cải cách
- C
Vai trò của Đảng cộng sản
- D
Kết quả cải cách
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh dẫn đến hai cuộc cải cách để so sánh
Lời giải chi tiết:
Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Câu hỏi 28 :
Đâu là tên gọi của một phong trào công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn 1961-1965?
- A
Gió Đại Phong
- B
Sóng Duyên Hải
- C
Cờ Ba Nhất
- D
Trống Bắc Lý
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức thực tế để trả lời
Lời giải chi tiết:
“Sóng Duyên Hải” là tên của một phong trào công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn 1961-1965. Đầu năm 1960, hưởng ứng "Thi đua ái quốc", phong trào thao diễn kỹ thuật phát huy sáng kiến của công ty được phát động mạnh mẽ và nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của toàn thể cán bộ công nhân. Trong 2 tháng, 237 chỉ tiêu định mức lao động, kỹ thuật bị phá. Năng xuất lai động vượt từ 50 đến 610%, trình độ năng lực của cán bộ quản lý, kỹ thuật được tăng cường, trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao. Duyên Hải ngày ấy sôi động một cao trào thi đua chưa từng có, thực sự tạo nên một khí thế cách mạng, đưa Duyên Hải trở thành lá cờ đầu của Ngành công nghiệp miền Bắc
Câu hỏi 29 :
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào
- A
Huỳnh Thúc Kháng
- B
Hồ Chí Minh
- C
Tôn Đức Thắng
- D
Võ Nguyên Giáp
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức thực tế để trả lời
Lời giải chi tiết:
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi sang Pháp. Tức là phải lấy cái bất biến (không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi). Điều "bất biến" mà chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là độc lập dân tộc
Câu hỏi 30 :
Nhân vật lịch sử nào là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986?
- A
Lê Duẩn
- B
Trường Chính
- C
Nguyễn Văn Linh
- D
Đỗ Mười
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ hiểu biết thực tiễn để trả lời
Lời giải chi tiết:
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991) là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Năm 1987 ông đã phát biểu và viết nhiều bài quan trọng làm sáng tỏ quan điểm đổi mới, đặc biệt là những vấn đề ông nêu ra dưới tiêu đề “Những việc cần làm ngay” mang bút danh N.V.L đã tạo luồng sinh khí mới trong xã hội: Dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật có tác dụng thúc đẩy các cấp, các ngành, các tổ chức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong thực tế cuộc sống hàng ngày, đấu tranh chống tiêu cực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nếp nghĩ, cánh làm của mỗi người.