Câu hỏi 1 :

Cơ sở nào tạo nên mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau của cách mạng hai miền Nam- Bắc?

  • A

    Đều do một Đảng lãnh đạo

     

  • B

    Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông

     

  • C

    Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin

     

  • D

    Đều có chung mục tiêu chiến lược

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cách mạng hai miền Nam- Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước (Chung mục tiêu chiến lược)

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đại thắng mùa xuân 1975 đã đưa Việt Nam bước vào thời kì 

 

  • A

    Độc lập, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

     

  • B

    Hòa bình, thống nhất

     

  • C

    Hòa bình, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

     

  • D

    Độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) không có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?

  • A

    Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

  • B

    Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới

  • C

    Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới

  • D

    Góp phần làm xói mòn và sụp đổ trật tự hai cực Ianta

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã có tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ; mở ra thời kì sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới; góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta; đồng thời là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. 

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Biện pháp chính được Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là

 

  • A

    Mở cuộc hành quân chiếm đất giành dân

     

  • B

    Mở các cuộc càn quét

     

  • C

    Dồn dân lập ấp chiến lược

     

  • D

    Mở các cuộc hành quân tìm diệt và bình định

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Biện pháp được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là mở những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt Cộng” để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Mĩ và chính quyền Sài Gòn có hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?

 

  • A

    Nghiêm túc thực thi hiệp định

     

  • B

    Ngang nhiên phá hoại hiệp định

     

  • C

    Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định

     

  • D

    Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thành thật trong việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình về Việt Nam, nên kí xong đã ngang nhiên phá hoại hiệp định: giữ lại cố vấn quân sự, tiếp tục dính líu đến công việc của miền Nam, mở các cuộc hành quân bình định- lấn chiếm vùng giải phóng…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Lý do chính khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định về vấn đề thống nhất đất nước là

  • A

    Tác động của cục diện hai cực, hai phe

  • B

    Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của thực dân Pháp.

  • C

    Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

  • D

    Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Lý do trực tiếp khiến Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước. Đó là do thực dân Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân theo quy định của hiệp định.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là

 

  • A

    Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam

     

  • B

    Sự đoàn kết, đồng lòng giữa Đảng và nhân dân

     

  • C

    Sự ủng hộ của quốc tế

     

  • D

    Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối cách mạng đúng đắn, độc lập, tự chủ, sáng tạo. Vì nếu không có sự lãnh đạo của Đảng sức mạnh của toàn dân tộc sẽ không được quy tụ, phát huy một cách triệt để để làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Đặc điểm của hoạt động sản xuất công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn 1965-1968 là

 

  • A

    Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

     

  • B

    Chú trọng cộng nghiệp hàng tiêu dùng

     

  • C

    Phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng

     

  • D

    Phát triển các khu công nghiệp tập trung

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào hoạt động sản xuất công nghiệp miền Bắc giai đoạn 1965 - 1968 để trả lời

Lời giải chi tiết:

Trong điều kiện chiến tranh, các cơ sở công nghiệp lớn phải phân tán, sơ tán; công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?

 

  • A

    Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

     

  • B

    Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm

     

  • C

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng

     

  • D

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1958-1959, do sự thay đổi của tình hình, phong trào đấu tranh đã chuyển sang đấu tranh chống khủng, đàn áp, chống chiến dịch tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Từ hình thức đấu tranh chính trị hòa bình sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là

 

  • A

    Dùng người Việt đánh người Việt

     

  • B

    Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

     

  • C

    Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường

     

  • D

    Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đông thời triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?

 

  • A

    Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại

     

  • B

    Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam

     

  • C

    Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam

     

  • D

    Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở Việt Nam. Để cứu vãn tình hình, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) là

 

  • A

    Chính trị

     

  • B

    Kinh tế

     

  • C

    Văn hoá

     

  • D

    Xã hội

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng và văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là

 

  • A

    Chính trị, quân sự, binh vận

     

  • B

    Chính trị, kinh tế, quân sự

     

  • C

    Chính trị, quân sự, ngoại giao

     

  • D

    Quân sự, kinh tế, ngoại giao

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ba mũi giáp công của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là chính trị, quân sự, binh vận

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947) là

  • A

    Chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội

  • B

    Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh.

  • C

    Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não.

  • D

    Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của kẻ thù

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp là nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”; buộc địch phải bị động chuyển sang “đánh lâu dài”. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

 

  • A

    Đế quốc Mĩ

     

  • B

    Thực dân Pháp

     

  • C

    Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

     

  • D

    Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Sau hiệp định Giơnevơ (1954), thực dân Pháp rút quân khi chưa thực hiện hiệp thương thống nhất hai miền. Mĩ nhanh chóng thay chân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm chia cắt lâu dài Việt Nam. Do đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã

 

  • A

    thành lập “Nha bình dân học vụ”

     

  • B

    phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”

     

  • C

    thành lập các đoàn quân “Nam tiến”

     

  • D

    tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trên cả nước

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Sau cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng mới được thành lập đã đứng trước nguy cơ bị lật đổ, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 8-9-1945, chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Đâu không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Nava bị đảo lộn?

  • A

    Tăng cường viện binh cho Đông Đương

  • B

    Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ

  • C

    Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta

  • D

    Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp đã tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ. Từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở Đồng Bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía Bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa…để phá kế hoạch tiến công của ta.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch Nava là gì?

 

  • A

    Giành lại thế chủ động trên chiến trường

     

  • B

    Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Minh

     

  • C

    Mở rộng bình định vùng chiếm đóng

     

  • D

    Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong danh dự

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ngày 7-5-1953, Tướng Nava được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch quân sự nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của nền kinh tế miền Nam trong những năm 1954-1975?

 

  • A

    Vẫn mang tính chất nông nghiệp

     

  • B

    Phát triển không cân đối

     

  • C

    Lệ thuộc nặng nền vào viện trợ bên ngoài

     

  • D

    Công, thương nghiệp quy mô lớn phát triển

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình miền Nam sau năm 1975 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn 1954-1975, miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn mang tính chất của kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Vị trí nào được Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

  • A

    Cao Bằng

  • B

    Thất Khê

  • C

    Đông Khê

  • D

    Na Sầm

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Sáng sớm ngày 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào cụm cứ điểm Đông Khê nằm trên đường số 4. Đây là điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Đặc điểm mối quan hệ Việt- Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là

 

  • A

    Đối đầu

     

  • B

    Đồng minh

     

  • C

    Hòa hoãn

     

  • D

    Thù địch

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào phần hiệp định sơ bộ và tạm ước 14-9 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm mối quan hệ Việt- Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là hòa hoãn đối thoại thông qua việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước 14-9-1946

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công là

 

  • A

    Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

     

  • B

    Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài

     

  • C

    Giải quyết tàn dư của chế dộ cũ để lại

     

  • D

    Thực hiện đại đoàn kết dân tộc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám để nhận xét

Lời giải chi tiết:

Thành quả lớn nhất mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 mang lại cho Việt Nam là độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám là xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, độc lập dân tộc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nguyên nhân chính để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân là

 

  • A

    Vận dụng kinh nghiệm đánh giặc của cha ông trong lịch sử

     

  • B

    Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”

     

  • C

    Để làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của kẻ thù

     

  • D

    Để huy động sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám (1945)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên nhân phải kháng chiến toàn dân để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) diễn ra là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) nên phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc tham gia vào cuộc đấu tranh đó

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

 

  • A

    Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng

     

  • B

    Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến

     

  • C

    Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương

     

  • D

    Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử triệu tập và kết quả của Đại hội để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta vì đại hội đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến trong bối cảnh lịch sử mới

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là

 

  • A

    Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm

     

  • C

    Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)

     

  • D

    Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình miền Nam trong những năm 1957-1959 để phân tích, nhận xét

Lời giải chi tiết:

Giữa lúc mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ - Diệm phát triển gay gắt, sự ra đời của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959), quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bao lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Năm 1960 Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?

  • A

    Sự thay đổi của tình hình thế giới

     

  • B

    Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ

     

  • C

    Bước phát triển mới của cách mạng hai miền

     

  • D

    Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình Việt Nam năm 1960 để phân tích, nhận xét. 

Lời giải chi tiết:

Đến năm 1960, cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Sau phong trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Do đó đòi hỏi Đảng phải đề ra được đường lối mới phù hợp với tình hình thực tế.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?

 

  • A

    Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam

     

  • B

    Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

     

  • C

    Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới

     

  • D

    Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình miền Bắc trong những năm 1965-1968 để đánh giá, nhận xét

Lời giải chi tiết:

Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải  phóng dân tộc ở khu vực nào trên thế giới?

 

  • A

    Nam Á

     

  • B

    Đông Nam Á

     

  • C

    Châu Phi

     

  • D

    Mĩ Latinh

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong những năm 50-60 của thế kỉ XX để trả lời

Lời giải chi tiết:

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải  phóng dân tộc ở khu vực châu Phi, đặc biệt là An-giê-ri. Chiến thắng Điện Biên Phủ giúp họ tin rằng Việt Nam có thể chiến thắng đế quốc thực dân thì An-giê-ri cũng có thể làm được. 8 năm sau đó, Chính phủ Pháp đã buộc phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Algerie, chấm dứt nền thống trị 132 năm của chủ nghĩa thực dân ở đây. Được truyền cảm hứng từ chiến thắng Điện Biên Phủ, trong năm1960, ở châu Phi đã có 17 quốc gia tuyên bố độc lập.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Sự phá sản của các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?

 

  • A

    Mĩ phải chuyển hướng chuyển hướng trọng tâm chiến lược toàn cầu

     

  • B

    Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu

     

  • C

    Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu

     

  • D

    Làm phá sản chiến lược toàn cầu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào mục tiêu của các chiến lược chiến tranh và liên hệ chính sách đối ngoại của Mĩ sau năm 1945 để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và "Việt Nam Hóa chiến tranh"(1969-1973), Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới của chiến lược toàn cầu,. Tuy nhiên sự phá sản của các chiến lược chiến tranh khiến cho chiến lược toàn cầu bị đảo lộn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là

  • A

    Đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định hòa bình

     

  • B

    Đều có chung kẻ thù chính là đế quốc Mĩ

     

  • C

    Đều tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch

     

  • D

    Đều làm phá sản các kế hoạch, chiến lược chiến tranh của kẻ thù

Đáp án: A

Phương pháp giải:

So sánh, liên hệ ý nghĩa của hai chiến thắng trên để trả lời

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ là hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Còn ở trận “Điện Biên Phủ trên không” là hiệp định Pari về Việt Nam

Đáp án - Lời giải