Đề bài
Câu 1. Khi lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ con lai
A. thứ nhất. B. thứ hai
C. thứ ba. D. thứ tư.
Câu 2. Môi trường là
A. nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật.
B. tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.
C. khí hậu tác động lên sinh vật
D. yếu tố về nhiệt độ và độ ẩm
Câu 3. Trong môi trường, các cá thể sinh vật được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái
A. vô sinh B. hữu sinh
C. vô cơ. D. hữu cơ.
Câu 4. Ưu thế lai cao nhất biểu hiện ở kiểu gen
A. AaBbdd. B. aaBBDD
C. AaBbDd. D. aabbdd.
Câu 5. Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái
A. vô sinh B. hữu sinh
C. hữu cơ D. vô cơ.
Câu 6. Trong một chuỗi thức ăn, cây xanh là
A. sinh vật phân giải
B. sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật sản xuất
D. sinh vật dị dưỡng.
Câu 7. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã được gọi là
A. loài đặc trưng B. loài phổ biến
C. loài ưu thế D. loài quý hiếm
Câu 8. Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt?
A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi.
B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói
C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu.
D. Bồ câu, chỏ sói, thỏ, dơi.
Câu 9. Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ
A. hội sinh B. cộng sinh
C. ký sinh. D. cạnh tranh
Câu 10. Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ
A. hội sinh. B. cộng sinh
C. kí sinh D. nửa kí sinh.
Câu 11. Thí dụ nào dưới đây là quần thể sinh vật?
A. Các cá thể giun đất, giun tròn đang sống trên một cánh đồng.
B. Các cá thể cá chép, cá mè đang sống chung trong một ao
C. Các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng.
D. Các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng.
Câu 12. Trong các tác nhân sau đây, tác nhân chủ yếu nào gây ra ô nhiễm môi trường?
A. Các loài sinh vật trong quần xã tạo ra
B. Sự thay đổi của khí hậu
C. Các điều kiện bất thường của thời tiết
D. Tác động của con người.
Câu 13. Cá rô phi ở nước ta bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 5,6°C hoặc cao hon 42°C và sinh sốnệ tốt nhất ở nhiệt độ 30°c.
Đối với cá rô phi ở Việt Nam, các giá trị về nhiệt độ 5,6°C; 42°C; 30°C gọi là gì? Khoảng cách hai giá trị từ 5,6°C đến 42°C gọi là gì? Vẽ đồ thị về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
Cá chép sống ở nước ta có các giá trị nhiệt độ tương ứng 2°C; 44°C và 28°C. So sánh hai loài cá rô phi và cá chép, loài nào có khả năng phân bố rộng hơn?
Câu 14. Từ bảng số lượng cá thể của 3 loài sau, hãy vẽ tháp tuổi của từng loài và cho biết tháp đó thuộc dạng tháp gì?
Câu 15. Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hoá được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò.
Em hãy tìm mối quan hệ cộng sinh giữa các sinh vật trên.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
B |
B |
C |
A |
C |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
D |
B |
A |
C |
D |
Câu 1
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ tiếp
Chọn A
Câu 2
Môi trường là tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
Chọn B
Câu 3
Trong môi trường, các cá thể sinh vật được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh
Chọn B
Câu 4
Ưu thế lai cao nhất biểu hiện ở kiểu gen AaBbDd vì tất cả các cặp gen đều dị hợp
Chọn C
Câu 5
Ánh sáng là nhân tố sinh thái vô sinh
Chọn A
Câu 6
Cây xanh là sinh vật sản xuất
Chọn C
Câu 7
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã được gọi là loài đặc trưng
Chọn A
Câu 8
Động vật hằng nhiệt gồm: chim, thú
Chọn D
Câu 9
Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ cộng sinh
A: 0 +; C: + -; D: - -
Chọn B
Câu 10
Giữa địa y và cây có mối quan hệ hội sinh vì địa y được lợi còn cành cây không có hại cũng không có lợi
Chọn A
Câu 11
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
C không phải là 1 quần thể sinh vật.
Chọn C
Câu 12
Tác động của con người là nhân tố chính gây ra ô nhiễm môi trường
Chọn D
Câu 13
a)
- 5,6°C: Giới hạn dưới (Điểm gây chết);
- 42°C: Giới hạn trên (Điểm gây chết);
- 30°C: Điểm cực thuận;
- Khoảng cách hai giá trị từ 5,6°C đến 42°C: Giới hạn chịu đựng;
đồ thị về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
b)
Giới hạn chịu đựng của cá rô phi là 36,4°C, của cá chép là 42°c. Vậy: Cá chép có khả năng phân bố rộng hơn cá rô phi.
Câu 14
- Xác định dạng tháp:
+ Chuột đồng: Dạng ổn định
+ Chim trĩ: Dạng phát triển
+ Nai: Dạng giảm sút
Câu 15
Quan hệ cộng sinh: giữa bò và vi sinh vật.
Quan hệ sinh vật ăn sinh vật: Bò – cỏ; chim sáo – rận
Quan hệ hợp tác: chim sáo – bò
Nguồn: sưu tầm
soanvan.me