Đề bài
Câu 1. Hiện tượng tỉa cành tự nhiên ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố:
A. Nhiệt độ B. Ánh sáng
C. Độ ẩm D. Lượng mưa
Câu 2. Cho các sinh vật sau: Cỏ, chim sâu, sâu, vi khuẩn, mèo. Mối quan hệ dinh dưỡng nào sau đây là đúng:
A. Cỏ → chim sâu → mèo → vi khuẩn → sâu
B. Sâu → chim sâu → cỏ → mèo → vi khuẩn
C. Cỏ → sâu → chim sâu → mèo → vi khuẩn
D. Cỏ → sâu → mèo → chim sâu → vi khuẩn
Câu 3. Hổ ăn thịt hươu nai là mối quan hệ:
A. Cộng sinh
B. Hội sinh
C. Kí sinh
D. Vật ăn thịt và con mồi
Câu 4. Tăng dân số quá nhanh dẫn tới:
A. Thiếu nơi ở, trường học, bệnh viện
B. Tăng chất lượng cuộc sống
C. Phát triển kinh tế nhanh chóng
D. Thiếu lao động
Câu 5. Điền từ, cụm từ trong ngoặc vào chỗ chấm:
(cùng loài, khác loài, thời gian, sinh sống, sinh sản, sinh dưỡng)
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể …(1)…, cùng …(2)… trong một khoảng không gian xác định, vào một …(3)… xác đinh và có khả năng …(4)… tạo thế hệ mới.
Câu 6.
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. Nhưng hiện nay, con người và tự nhiên có rất nhiều các tác động tiêu cực làm thay đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường - gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường để giảm thiểu các tác hại xấu đến sức khỏe.
Dựa vào kiến thức đã học về môi trường và ô nhiễm môi trường em hãy cho biết:
a. Khái niệm môi trường.
B. Cho biết các hậu quả của ô nhiễm môi trường?
Câu 7
a. Em hãy kể tên một số chất thải gây ô nhiễm môi trường?
b. Ở địa phương em có những hoạt động nào của con người gây mất cân bằng sinh thái, có những hoạt động nào có tác dụng bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
Câu 8. a. Em hãy lấy một ví dụ về chuỗi thức ăn
b. Thiết lập sơ đồ lưới thức ăn gồm các loài sau: Vi khuẩn, ếch, bọ rùa, cáo, gà, cỏ, châu chấu, dê, hổ.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
B |
C |
D |
A |
Hiện tượng tự tỉa cành ở thực vật chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng, các cành ít nhận được ánh sáng sẽ phát triển kém rồi chết dần
Chọn B
Câu 2
Chuỗi thức ăn có thể xảy ra là Cỏ → sâu → chim sâu → mèo → vi khuẩn
Chọn C
Câu 3
Đây là mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi
Chọn D
Câu 4
Dân số tăng nhanh làm thiếu nơi ở, trường học, bệnh viện → giảm chất lượng cuộc sống → kinh tế chậm phát triển
Chọn A
Câu 5
(1) cùng loài
(2) sinh sống
(3) thời gian
(4) sinh sản
Câu 6
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
- Hâu quả của ô nhiễm môi trường:
+ Gây ra nhiều bệnh, tật cho con người và sinh vật như ung thư, các bệnh về đường hô hấp, các đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể,…
+ Gây lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, biến đổi khí hậu,…
+ Gây mất cân bằng sinh thái do mất nhiều loài sinh vật
Câu 7
a. Một số chất gây ô nhiễm môi trường
- Khí thải của xe máy, xe otô
- Rác thải sinh hoạt
- Thuốc trừ sâu
- Xác chết động vật
B. Liên hệ ở địa phương:
- Có các hoạt động gây mất cân bằng sinh thái như:
+ Đốt rừng lấy đất trồng trọt
+ Săn bắn động vật hoang dã
+ Chăn thả gia súc
+ Phát triển khu dân cư,...
- Có các hoạt động có tác dụng bảo vệ môi trường tự nhiên:
+ Trồng rừng, bảo vệ và chăm sóc rừng
+ Vứt rác đúng nơi quy định
+ Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn
+ Ủ phân động vật trước khi sử dụng.
Câu 8
a.
b.
Nguồn: sưu tầm
soanvan.me