Câu 1: (3 điểm)
a. Phát biểu định luật Ohm. Viết công thức tính (kèm theo chú thích và đơn vị của các đại lượng trong công thức).
b. Cho điện trở \({R_1} = 80\Omega \) và điện trở \({R_2} = 60\Omega \) mắc nối tiếp nhau vào nguồn điện có hiệu điện thế \(U\). Một ampe kế được mắc vào mạch điện để đo cường độ dòng điện chạy qua \({R_1}\). Số chỉ Ampe kế là \(0,2A\). Vẽ sơ đồ mạch điện và tính hiệu điện thế \(U\) của nguồn điện.
Câu 2: (1 điểm)
Cho sơ đồ mạch điện hình 1 và đèn sáng bình thường. Khi di chuyển C về phía A thì độ sáng đèn thay đổi như thế nào? Giải thích.
Hình 1
Câu 3: (1,5 điểm)
Bảng sau cho biết điện trở suất của một số vật liệu ở \({20^0}C\)
Câu 4: (2 điểm) (Học sinh không cần vẽ lại hình)Người ta cần nối 2 điểm A và B cách nhau \(2,5cm\) trên một bảng mạch link kiện điện tử để dẫn dòng điện có cường độ \(1,2A\) ở hiệu điện điện thế \(3,6V\) bằng một mối hàn thẳng, rất mảnh có tiết diện \({2.10^{ - 10}}{m^2}\). Cần phải chọn vật liệu nào để hàn vào 2 điểm đó?
a. Phát biểu qui tắc nắm tay phải.
b. Dựa vào hình 2 Khi khóa K đóng, hãy xác định:
- Chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
- Tên cực từ ở hai đầu A, B
- Hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm? Giải thích.
Câu 5: (2,5 điểm)
Một gia đình uống nước hàng ngày bằng cách đun nước bằng ấm điện có công suất \(1500W\), trong thời gian \(6\) phút cho một lần đun.
a. Khi đun nước, có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
b. Mỗi ngày cần đun 2 lần thì tiền điện phải trả trong 30 ngày là bao nhiêu? Biết đơn giá điện là 2000 đồng/kWh
c. Về việc sử dụng tiết kiệm điện năng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số \(171/CT - TTg\) ngày 26 tháng 01 năm 2011 V/v Tăng cường thực hiện tiết kiệm điện. Em hãy nêu một số biện pháp cụ thể sử dụng tiết kiệm điện năng hằng ngày ở gia đình.
……. HẾT ……
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
Câu 1 (NB+VD):
Phương pháp:
a. Xem định nghĩa về định luật Ôm SGK VL9 trang 8
b.
+ Vẽ mạch điện
+ Vận dụng các biểu thức trong mạch có các điện trở mắc nối tiếp \(\left\{ \begin{array}{l}R = {R_1} + {R_2}\\I = {I_1} = {I_2}\end{array} \right.\)
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)
Cách giải:
a.
- Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
- Công thức: \(I = \dfrac{U}{R}\)
Trong đó:
+ \(I\): Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị Ampe \(\left( A \right)\)
+ \(U\): Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, đơn vị Vôn \(\left( V \right)\)
+ : Điện trở của dây, đơn vị Ôm \(\left( \Omega \right)\)
b.
Ta có số chỉ của ampe kế chính là cường độ dòng điện qua toàn mạch
Do \({R_1}nt{R_2}\) nên \({I_1} = {I_2} = I = 0,2A\)
+ Điện trở tương đương của mạch: \(R = {R_1} + {R_2} = 80 + 60 = 140\Omega \)
+ Hiệu điện thế của nguồn: \(U = I.R = 0,2.140 = 28V\)
Câu 2 (TH):
Phương pháp:
+ Sử dụng quy chế hoạt động của biến trở.
+ So sánh cường độ dòng điện qua đèn với cường độ dòng điện định mức của đèn.
Cách giải:
Ta có điện trở của tương đương của mạch: \(R = {R_D} + {R_b}\)
+ Khi con chạy ở C: Đèn sáng bình thường
\( \Rightarrow {I_{dm}} = {I_1}\)
+ Khi di chuyển C về phía A, giá trị của biến trở giảm dần
\( \Rightarrow R\) giảm
Lại có: \(I = \dfrac{U}{R}\)
\( \Rightarrow \) R giảm thì cường độ dòng điện trong mạch tăng lên
\( \Rightarrow \) Cường độ dòng điện khi này \({I_2} > {I_{dm}}\)
\( \Rightarrow \) Đèn sáng mạnh hơn.
Câu 3 (VD):
Phương pháp:
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(R = \dfrac{U}{I}\)
+ Vận dụng biểu thức: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)
+ So sánh với bảng số liệu đề bài cho để suy ra vật liệu cần sử dụng.
Cách giải:
Ta có:
+ Điện trở của dây dẫn: \(R = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{3,6}}{{1,2}} = 3\Omega \)
+ Mặt khác, ta có: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\) (1)
Theo đầu bài, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}l = 2,5cm = 0,025m\\S = {2.10^{ - 10}}{m^2}\end{array} \right.\)
Thay vào (1) ta suy ra: \(\rho = \dfrac{{RS}}{l} = \dfrac{{{{3.2.10}^{ - 10}}}}{{0,025}} = 2,{4.10^{ - 8}}\Omega m\)
\( \Rightarrow \) Cần phải chọn vật liệu là Nhôm để hàn vào 2 điểm đó.
Câu 4 (NB + TH):
Phương pháp:
a. Vận dụng quy tắc nắm tay phải SGK VL9 trang 67
b. Vận dụng quy tắc nắm tay phải và sự tương tác giữa khi đặt nam châm gần nhau
+ các từ cực cùng tên đẩy nhau
+ các từ cực khác tên hút nhau
Cách giải:
a. Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
b.
- Dòng điện có chiều như hình vẽ
- A là cực nam (S), B là cực bắc (N)
- Kim nam châm bị đẩy ra.
Do đầu B của ống dây là cực Bắc được để gần với cực Bắc của kim nam châm \( \Rightarrow \) tương tác đẩy
Câu 5 (TH + VD + TH):
Phương pháp:
a. Vận dụng lí thuyết về sự biến đổi điện năng
b.
+ Sử dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ: \(A = Pt\)
+ \(1kWh = {36.10^5}J\)
Cách giải:
a. Khi đun nước có sự chuyển hóa từ điện năng sang nhiệt năng.
b.
+ Mỗi ngày cần đun 2 lần, suy ra lượng điện năng tiêu thụ là: \(A = 2.P.t = 2.1500.\left( {6.60} \right) = 1080000J = 0,3kWh\)
+ Lượng điện năng tiêu thụ trong 30 ngày là: \(30A = 9kWh\)
\( \Rightarrow \) Số tiền điện cần phải trả trong 30 ngày là \(9.2000 = 18000\) đòng
c. Một số biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng hằng ngày ở gia đình em là:
+ Lựa chọn các thiết bị có công suất phù hợp
+ Không sử dụng các thiết bị trong những lúc không cần thiết (hay nói cách khác là chỉ sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện khi cần thiết)
+ Tắt các thiết bị điện khi không dùng đến.
+ ...
soanvan.me