Câu 1: (1,0 điểm)
Quan sát các dụng cụ và thiết bị điện ở hình 1 cho biết:
a) Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào?
b) Dòng điện cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
Một dây điện trở bằng Nikêlin có điện trở suất \(0,{40.10^{ - 6}}\Omega m\), tiết diện \(0,{2.10^{ - 6}}{m^2}\), dài \(10m\). Dây dẫn này được mắc vào hiệu điện thế \(15V\).
a) Tính điện trở của dây.
b) Tính nhiệt lượng dây dẫn tỏa ra trong 10 phút.
Câu 3: (2,0 điểm)
Cho mạch điện như hình 2. Khi đóng khóa K kim nam châm bị hút vào đầu B của ống dây.
a) Xác định từ cực của ống dây (A,B) và kim nam châm (C,D)
b) Nêu cách để làm tăng lực từ của ống dây.
Câu 4: (2,0 điểm)
a) Theo thống kê trên địa bàn thành phố, hằng năm có rất nhiều bị tai nạn điện xảy ra mà nguyên nhân chính là do không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Em hãy nêu 3 việc cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
b) Em hãy kể 3 lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng và nêu các biện pháp để sử dụng tiết kiệm điện năng.
Câu 5: (3,0 điểm)
Giữa hai điểm M và N của một đoạn mạch có mắc nối tiếp \({R_1} = 10\Omega \) và \({R_2} = 20\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N luôn không đổi là \(12V\).
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch MN và cường độ dòng điện qua đoạn mạch MN.
b) Tính công suất điện của đoạn mạch MN và hiệu điện thế hai đầu điện trở \({R_2}\).
c) Thay điện trở \({R_2}\) bằng bóng đèn \(\left( {6V - 6W} \right)\) thì đèn sáng bình thường không? Vì sao?
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn soanvan.me
Câu 1 (TH):
Phương pháp:
Vận dụng các tác dụng của dòng điện.
Cách giải:
a. Dòng điện thực hiện công cơ học ở các dụng cụ và thiết bị điện: Máy bơm nước, máy khoan.
b. Dòng điện cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị: Mỏ hàn và nồi cơm điện.
Câu 2 (VD):
Phương pháp:
a) Sử dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)
b) Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = {I^2}Rt = \dfrac{{{U^2}}}{R}t\)
Cách giải:
a) Điện trở của dây: \(R = \rho \dfrac{l}{S} = 0,{40.10^{ - 6}}.\dfrac{{10}}{{0,{{2.10}^{ - 6}}}} = 20\Omega \)
b) Nhiệt lượng dây dẫn tỏa ra trong thời gian \(t = 10' = 600s\) là:
\(Q = {I^2}Rt = \dfrac{{{U^2}}}{R}t = \dfrac{{{{15}^2}}}{{20}}.600 = 6750J\)
Câu 3 (VD):
Phương pháp:
a) Áp dụng quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
b) Vận dụng lí thuyết về lực từ của ống dây
Cách giải:
a) Áp dụng quy tắc nắm tay phải ta xác định được:
+ Đầu A là cực nam (S), đầu B là cực bắc (N)
+ Đầu C là cực nam (S), đầu D là cực bắc (N)
b) Cách để làm tăng lực từ của ống dây là tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.
Câu 4 (TH):
Phương pháp:
a) Sử dụng lí thuyết về an toàn điện SGK VL9 trang 51
b) Sử dụng lí thuyết về tiết kiệm điện SGK VL9 trang 52
Cách giải:
a) 3 việc cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện là:
+ Khi sửa chữa các dụng cụ điện cần ngắt nguồn điện và phải đảm bảo cách điện.
+ Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện tốt và phù hợp.
+ Cần mắc cầu chì, cầu dao … cho mỗi dụng cụ điện.
b)
- 3 lợi ích của việc sử dụng tiets kiệm điện năng là:
+ Giảm chi tiêu cho gia đình
+ Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn
+ Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp bị quá tải
- Các biện pháp để sử dụng tiết kiệm điện năng:
+ Lựa chọn các dụng cụ và thiết bị có công suất phù hợp
+ Chỉ sử dụng các thiết bị điện khi cần thiết.
+ Tắt điện và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà, …
+ …
Câu 5 (VD):
Phương pháp:
a)
+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)
b) Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = UI\)
c)
+ Sử dụng biểu thức: \(R = \dfrac{{{U^2}}}{P}\)
+ So sánh cường độ dòng điện chạy qua đèn với dòng điện định mức của đèn.
Cách giải:
a)
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch MN: \(R = {R_1} + {R_2} = 10 + 20 = 30\Omega \)
+ Cường độ dòng điện qua đoạn mạch MN: \(I = \dfrac{{{U_{MN}}}}{R} = \dfrac{{12}}{{30}} = 0,4A\)
b)
+ Công suất điện của đoạn mạch MN: \(P = {U_{MN}}I = 12.0,4 = 4,8W\)
+ Do \({R_1}nt{R_2} \Rightarrow {I_1} = {I_2} = I\)
Hiệu điện thế hai đầu điện trở \({R_2}\) là: \({U_2} = {I_2}{R_2} = 0,4.20 = 8V\)
c)
Ta có:
+ Điện trở của đèn: \({R_D} = \dfrac{{U_{dm}^2}}{{{I_{dm}}}} = \dfrac{{{6^2}}}{6} = 6\Omega \)
+ Cường độ dòng điện định mức của đèn: \({I_{dm}} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \dfrac{6}{6} = 1A\)
+ Điện trở tương đương của mạch khi này: \(R' = {R_1} + {R_D} = 10 + 6 = 16\Omega \)
Cường độ dòng điện của mạch: \(I' = \dfrac{{{U_{MN}}}}{{R'}} = \dfrac{{12}}{{16}} = 0,75A\)
Cường độ dòng điện qua đèn: \({I_D} = I = 0,75A\)
Nhận thấy \({I_D} < {I_{dm}} \Rightarrow \) Đèn sáng yếu hơn bình thường.
soanvan.me