I - DỰ ĐOÁN SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN
C1.
Điện trở tương đương của hai dây dẫn trong sơ đồ hình 8.1b SGK:
Lời giải chi tiết:
Điện trở tương đương của hai dây dẫn trong sơ đồ hình 8.1b SGK:
\({R_2} = \displaystyle{{R.R} \over {R + R}} = {R \over 2}\) và của ba dây dẫn theo sơ đồ hình 8.1c SGK: các điện trở được mắc song song với nhau nên điện trở R3 được xác định bởi biểu thức: \(\displaystyle{1 \over {{R_3}}} = {1 \over R} + {1 \over R} + {1 \over R} = {3 \over R} \\\to {R_3} = \displaystyle{R \over 3}\)
C2.
Dự đoán về mối quan hệ giữa điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và có tiết diện 2S, 3S với tiết diện của chúng:
Lời giải chi tiết:
Dự đoán về mối quan hệ giữa điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và có tiết diện 2S, 3S với tiết diện của chúng:
\({R_2} = \displaystyle{R \over 2}.\) Tiết diện tăng gấp 3 lần thì điện trở của dây giảm ba lần: \({R_3} = \displaystyle{R \over 3}\).
Suy ra : Trong trường hợp hai dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ một loại vật liệu, thì giữa tiết diện S1, S2 và điện trở tương ứng R1, R2 của chúng có mối quan hệ như sau: tỉ lệ nghịch với nhau, tiết diện của dây lớn gấp bao nhiêu lần thì điện trở của dây nhỏ hơn bấy nhiêu lần.
soanvan.me