Điện năng là:
-
A
Năng lượng điện trở
-
B
Năng lượng điện thế
-
C
Năng lượng dòng điện
-
D
Năng lượng hiệu điện thế
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng
Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?
-
A
Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
-
B
Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng
-
C
Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng
-
D
Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
- Đèn LED: điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.
- Nồi cơm điện: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Quạt điện, máy bơm nước: điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
=> Các phương án:
A, B, D - sai
C - đúng
Hoạt động của mỗi dụng cụ được cho như bảng sau:
Phần năng lượng biến đổi từ điện năng của dụng cụ nào là sai?
-
A
Bóng đèn dây tóc
-
B
Đèn LED
-
C
Nồi cơm điện, bàn là
-
D
Quạt điện, máy bơm nước
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
A, B, C - đúng
D - sai vì: Quạt điện, máy bơm nước: điện năng biến đổi thành năng lượng có ích là cơ năng và năng lượng vô ích là nhiệt năng.
Hiệu suất sử dụng điện là:
-
A
Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng vô ích.
-
B
Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ.
-
C
Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ.
-
D
Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng có ích.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.
Công thức: \(H = \frac{{{A_1}}}{A}.100\% \)
Mối liên hệ giữa công và công suất được thể hiện qua biểu thức:
-
A
\(P = At\)
-
B
\(P = {A^t}\)
-
C
\(P = \dfrac{t}{A}\)
-
D
\(P = \dfrac{A}{t}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Mối liên hệ giữa công suất và công: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?
-
A
Jun (J)
-
B
Niutơn (N)
-
C
Kiloat giờ (kWh)
-
D
Số đếm của công tơ điện
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Đơn vị không phải là đơn vị của điện năng là Niutơn (N)
Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết:
-
A
Thời gian sử dụng điện của gia đình.
-
B
Công suất điện mà gia đình sử dụng
-
C
Điện năng mà gia đình sử dụng.
-
D
Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1kilôoat giờ (kW.h)
Mắc một bóng đèn có ghi \(220{\rm{ }}V-100{\rm{ }}W\) vào hiệu điện thế \(220V\). Biết đèn được sử dụng trung bình \(4\) giờ trong \(1\) ngày. Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong \(1\) tháng (\(30\) ngày) theo đơn vị \(kWh\)
-
A
$12 kWh$
-
B
$400 kWh$
-
C
$1440 kWh$
-
D
$43200 kWh$
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
+ Xác định các thông số trên dụng cụ tiêu thụ điện
+ Áp dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ (công của dòng điện): \(A = Pt\)
+ Từ các giá trị ghi trên bóng đèn, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}U = 220V\\P = 100W\end{array} \right.\)
+ Lượng điện năng mà bóng đèn tiêu thụ là:
\(A = P.t = 100.4.30 = 12000{\rm{W}}h = 12k{\rm{W}}h\)
Một bếp điện hoạt động liên tục trong $2$ giờ ở hiệu điện thế $220V$. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm $1,5$ số. Lượng điện năng mà bếp điện sử dụng trong thời gian đó là:
-
A
$3kWh$
-
B
$2,5kWh$
-
C
$5kWh$
-
D
$1,5kWh$
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Số chỉ của công tơ điện tăng thêm $1$ đơn vị hay mỗi số đếm của công tơ điện tương ứng với $1kWh$
Ta có: Số chỉ của công tơ điện tăng thêm $1,5$ số nên lượng điện năng mà bếp điện sử dụng là $1,5kWh$
Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là $220V$ trong $15$ phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là $720kJ$. Điện trở của bàn là có giá trị là:
-
A
\(60,5\Omega \)
-
B
\(1\Omega \)
-
C
\(27,5\Omega \)
-
D
\(16,8\Omega \)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
+ Sử dụng biểu thức: \(A = Pt\)
+ Vận dụng biểu thức tính công suất để suy ra điện trở: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)
Ta có:
+ \(A = Pt\) => Công suất của bàn là là: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{{{720.10}^3}}}{{15.60}} = 800{\rm{W}}\)
+ Mặt khác: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R} \to R = \dfrac{{{U^2}}}{P} = \dfrac{{{{220}^2}}}{{800}} = 60,5\Omega \)
Điện năng đo được bằng dụng cụ nào dưới đây?
-
A
Ampe kế
-
B
Công tơ điện
-
C
Vôn kế
-
D
Đồng hồ đo điện đa năng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Điện năng đo được bằng công tơ điện
Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện qua nó có cường độ I và công suất điện của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t được tính theo công thức nào dưới đây?
-
A
\(A = \frac{{Pt}}{R}\)
-
B
\(A = RIt\)
-
C
\(A = \frac{{{P^2}}}{R}\)
-
D
\(A = UIt\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
+ Sử dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ: \(A = Pt\)
+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = UI = \frac{{{U^2}}}{R} = {I^2}R\)
Ta có:
+ \(A = Pt\)
+ Mặt khác: \(P = UI = \frac{{{U^2}}}{R} = {I^2}R\)
Ta suy ra: \(A = UIt = \frac{{{U^2}}}{R}t = {I^2}Rt\)
Trong 30 ngày, chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình của gia đình này mỗi ngày là 6 giờ. Công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này là:
-
A
0,75kW
-
B
0,5kW
-
C
1kW
-
D
15kW
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
+ Số chỉ của công tơ điện tăng thêm 1 đơn vị hay mỗi số đếm của công tơ điện tương ứng với 1kWh
+Vận dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ để suy ra công suất: \(A = Pt\)
Ta có:
+ 90 số = 90kWh
+ Công suất tiêu thụ điện của gia đình: \(P = \frac{A}{t} = \frac{{90}}{{6.30}} = 0,5kW\)
Một khu dân cư có 300 hộ gia đình, trung bình mỗi hộ sử dụng các thiết bị điện 5 giờ một ngày với công suất điện 120W
Điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 1 tháng (30 ngày) là:
-
A
\(5400kWh\)
-
B
\(7200kWh\)
-
C
\(180kWh\)
-
D
\(1080kWh\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
+ Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư
+ Sử dụng biểu thức tính điện năng \(A = Pt\)
+ Công suất điện trung bình của cả khu dân cư: \({P_{tb}} = P.300 = 120.300 = 36000W = 36kW\)
+ Điện năng tiêu thụ khu dân cư sử dụng trong vòng 1 tháng là: \(A = {P_{tb}}.t = 36.5.30 = 5400kWh\)
Tính tiền điện của mỗi hộ dân trong 1 tháng (30 ngày). Biết giá tiền điện 1549 đ/kWh
-
A
15940 đồng
-
B
39034 đồng
-
C
10080 đồng
-
D
27882 đồng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
- Cách 1:
Ta có: Điện năng mà khu dân cư này dùng trong 1 tháng là: \(A = 5400kWh\) (tính ở câu trên)
=> Tiền điện của cả khu dân cư trong 1 tháng là: \(5400.1549 = 8364600\) đồng
=> Tiền điện mỗi hộ trong một tháng là: \(\frac{{8364600}}{{300}} = 27882\) đồng
- Cách 2:
+ Điện năng tiêu thụ của mỗi hộ dân trong 1 tháng: \({P_1} = 120.5.30 = 18000W = 18kWh\)
+ Tiền điện mỗi hộ trong một tháng là: \(18.1549 = 27882\) đồng
Một gia đình sử dụng đèn chiếu sáng với công suất tổng cộng là 150W, trung bình mỗi ngày sử dụng 8 giờ, sử dụng tủ lạnh có công suất 120W trung bình sử dụng 24 giờ mỗi ngày và sử dụng các thiết bị khác có công suất tổng cộng là 450W trung bình mỗi ngày trong 5 giờ.
Điện năng mà gia đình này sử dụng trong 1 tháng (30 ngày) là:
-
A
\(156kWh\)
-
B
\(167,5kWh\)
-
C
\(189,9kWh\)
-
D
\(194,3kWh\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Sử dụng biểu thức tính điện năng: \(A = Pt\)
+ Công suất và thời gian tiêu thụ của mỗi dụng cụ:
- Đèn: \(\left\{ \begin{array}{l}{P_1} = 150W\\{t_1} = 8h\end{array} \right.\)
- Tủ lạnh: \(\left\{ \begin{array}{l}{P_2} = 120W\\{t_2} = 24h\end{array} \right.\)
- Các thiết bị khác: \(\left\{ \begin{array}{l}{P_3} = 450W\\{t_3} = 5h\end{array} \right.\)
+ Điện năng mà gia đình này sử dụng trong 1 tháng là:
\(\begin{array}{l}A = Pt = \left( {{P_1}{t_1} + {P_2}{t_2} + {P_3}{t_3}} \right)30\\ = \left( {150.8 + 120.24 + 450.5} \right).30\\ = 189900{\rm{Wh}} = 189,9k{\rm{Wh}}\end{array}\)
Tiền điện mà gia đình này phải trả mỗi tháng là bao nhiêu? Biết giá tiền điện là 1549 đ/kWh
-
A
29415,1 đồng
-
B
9415,1 đồng
-
C
29451 đồng
-
D
294155,1 đồng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Tiền điện mà gia đình này phải trả mỗi tháng là: \(189,9.1549 = 294155,1\) đồng
Một nồi cơm điện có ghi trên vỏ là $220V - 400W$ được sử dụng với hiệu điện thế $220V$, trung bình mỗi ngày dùng trong thời gian $2$ giờ.
Điện trở của dây nung của nồi và cường độ dòng điện chạy qua nó khi đó là?
-
A
\(R = 121\Omega ,I = 1,82{\rm{A}}\)
-
B
\(R = 124\Omega ,I = 2{\rm{A}}\)
-
C
\(R = 234\Omega ,I = 1,62{\rm{A}}\)
-
D
\(R = 164\Omega ,I = 1,02{\rm{A}}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
+ Xác định các thông số trên thiết bị tiêu thụ điện
+ Vận dụng biểu thức tính công suất để suy ra điện trở: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)
+ Vận dụng biểu thức tính công suất để suy ra cường độ dòng điện: \(P = UI\)
+ Từ các số chỉ trên nồi cơm, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{U_D} = 220V\\{P_D} = 400W\end{array} \right.\)
Vì \({U_D} = 220V = U\) nên công suất tiêu thụ của nồi bằng công suất định mức: \({P_D} = P = 400{\rm{W}}\)
+ Từ biểu thức của công suất ta suy ra điện trở dây nung của nồi cơm: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R} \to R = \dfrac{{{U^2}}}{P} = \dfrac{{{{220}^2}}}{{400}} = 121\Omega \)
+ Cường độ dòng điện chạy qua dây nung của nồi khi đó là: \(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{{400}}{{220}} = 1,82{\rm{A}}\)
Điện năng mà nồi tiêu thụ trong $1$ tháng ($30$ ngày) là:
-
A
$2,9kWh$
-
B
$2904kWh$
-
C
$2400kWh$
-
D
$24kWh$
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Áp dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ: \(A = Pt\)
Điện năng mà nồi tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) là:
\(A = Pt = \dfrac{{400}}{{{{10}^3}}}.60 = 24kWh\)
Một gia đình sử dụng đèn chiếu sáng với công suất tổng cộng là 150W, trung bình mỗi ngày trong 10 giờ; sử dụng tủ lạnh có công suất 100W, trung bình mỗi ngày trong 12 giờ và sử dụng các thiết bị điện thế khác có công suất tổng cộng là 500W, trung bình mỗi ngày trong 5 giờ. Tính điện năng mà gia đình này sử dụng trong 30 ngày.
-
A
75 kW.h
-
B
45 kW.
-
C
120 kW.h
-
D
156 kW.h
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Điện năng tiêu thụ: \(A = P.t\)
Điện năng gia đình sử dụng trong 1 ngày là:
\(A = 150.10 + 100.12 + 500.5 = 5200\,\left( {Wh} \right) = 5,2\,\left( {kWh} \right)\)
Điện năng gia đình sử dụng trong 30 ngày là :
\({A_{30}} = 5,2.30 = 156kWh\)
Một ấm điện có ghi 220V - 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 3 lít nước từ nhiệt độ ban đầu là 150C trong 20 phút mỗi ngày. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Tính hiệu suất của ấm?
-
A
89,25%
-
B
70%
-
C
80,5%
-
D
90%
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Hiệu suất: \(H = \dfrac{{{A_{ci}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \)
Nhiệt lượng dùng để đun sôi nước : \(Q = {A_{ci}} = m.c.\Delta t\)
Điện năng tiêu thụ của ấm : \({A_{tp}} = P.t\)
Nhiệt lượng dùng để đun sôi 3l nước :
\(Q = m.c.\Delta t = 3.4200.\left( {100 - 15} \right) = 1\,071\,000J\)
Điện năng tiêu thụ của ấm :
\(A = P.t = 1000.20.60 = 1\,200\,000J\)
Hiệu suất của ấm: \(H = \dfrac{Q}{A}.100\% = 89,25\% \)
Để đun sôi một ấm nước cần nhiệt lượng 66kJ. Một bếp điện có điện trở 440Ω được mắc vào hiệu điện thế 220V có hiệu suất đun là 60% thì thời gian đun sôi ấm nước trên là
-
A
660 s.
-
B
10 phút.
-
C
1320 s.
-
D
16,67 phút.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Hiệu suất: \(H = \dfrac{{{Q_{ci}}}}{Q}.100\% \)
Điện năng tiêu thụ của bếp bằng nhiệt lượng tỏa ra trên bếp: \(A = {Q_{bep}} = P.t = \dfrac{{{U^2}}}{R}.t\)
Nhiệt lượng có ích là nhiệt lượng dùng để đun sôi âm nước.
Nhiệt lượng có ích: \({Q_{ci}} = 66kJ = 66000J\)
Từ công thức hiệu suất ta có điện năng tiêu thụ của bếp:
\(A = \dfrac{{{Q_{ci}}}}{A} = \dfrac{{66000}}{{0,6}} = 110000J\)
Thời gian đun: \(t = \dfrac{{A.R}}{{{U^2}}} = \dfrac{{110000.440}}{{{{220}^2}}} = 1000s = 16,67phut\)
Một bóng đèn có ghi 220V - 100W hoạt động liên tục trong 5 giờ với hiệu điện thế 110V. Điện năng tiêu thụ trong thời gian đó là:
-
A
0,5 kWh
-
B
0,125 kWh
-
C
500J
-
D
5kJ.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Công thức tính công suất:
\(P = \frac{{{U^2}}}{R} \Rightarrow R = \frac{{{U^2}}}{P}\)
Tìm P' khi sử dụng điện áp U'.
Điện năng tiêu thụ: A = P'.t
Ta có:
\(P = \frac{{{U^2}}}{R} \Rightarrow R = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{{220}^2}}}{{100}} = 484\Omega \)
Áp dụng công thức:
\(P' = \frac{{U_1^2}}{R} = \frac{{{{110}^2}}}{{484}} = 25W\)
Điện năng tiêu thụ:
\(A = P'.t = 25.5.60.60 = 450000{\rm{ }}J = 125{\rm{ }}Wh = 0,125{\rm{ }}kWh\)
Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. Hiệu suất của động cơ là 85% . Công có ích mà động cơ đã thực hiện được trong thời gian 1h là bao nhiêu ?
-
A
2190,6kJ
-
B
2109,6kJ
-
C
2019,6kJ
-
D
2106,9kJ
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Phương pháp:
Hiệu suất: \(H = \frac{{{A_{ci}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \Rightarrow {A_{ci}} = \frac{{H.{A_{tp}}}}{{100\% }}\)
Điện năng tiêu thụ: A = U.I.t
Cách giải:
Điện năng tiêu thụ: \({A_{tp}} = U.I.t = 220.3.3600 = 2376000J = 2376kJ\)
Công có ích: \({A_{ci}} = \frac{{H.{A_{tp}}}}{{100}} = \frac{{85.2376}}{{100}} = 2019,6kJ\)
Có hai điện trở R1 và R2. Nếu cùng mắc vào một hiệu điện thế thì nếu chỉ mắc R1 thì sau 15 phút nước sôi. Nếu chỉ mắc R2 thì sau 30 phút nước sôi. Hãy tính thời gian nước sôi nếu mắc cả hai điện trở mắc nối tiếp?
-
A
10 phút
-
B
45 phút
-
C
20 phút
-
D
15 phút
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Công thức tính nhiệt lượng: \(Q = \dfrac{{{U^2}}}{R}.t \Rightarrow R = \dfrac{{{U^2}.t}}{Q}\)
Điện trở của mạch mắc nối tiếp: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2}\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \dfrac{{{U^2}.{t_1}}}{Q}\\{R_1} = \dfrac{{{U^2}.{t_2}}}{Q}\end{array} \right.\)
Khi \({R_1}\,\,nt\,{R_2} \Rightarrow {R_{td}} = {R_1} + {R_2} = \dfrac{{{U^2}.{t_{nt}}}}{Q}\)
\( \Leftrightarrow \dfrac{{{U^2}.{t_{nt}}}}{Q} = \dfrac{{{U^2}.{t_1}}}{Q} + \dfrac{{{U^2}.{t_2}}}{Q} \Rightarrow {t_{nt}} = {t_1} + {t_2} = 15 + 30 = 45\left( {phut} \right)\)
Trên bóng đèn có ghi 220V – 75W. Khi hiệu điện thế trên mạng điện bị sụt 10% thì công suất của đèn bị sụt bao nhiêu phần trăm.
-
A
10%
-
B
29%
-
C
15%
-
D
19%
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Phương pháp:
Công thức tính công suất: \(P = \frac{{{U^2}}}{R}\)
Cách giải:
Điện trở của đèn: \(R = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{{220}^2}}}{{75}} = 645,3\Omega \)
Khi hiệu điện thế trên mạng điện bị sụt 10% thì còn lại 90%: U’ = 0,9.U = 0,9.220 = 198V
Công suất của đèn lúc đó: \(P' = \frac{{U{'^2}}}{R} = \frac{{{{198}^2}}}{{645,3}} = 60,75W\)
Độ sụt của công suất là: \(\frac{{P - P'}}{P}.100\% = \frac{{75 - 60,75}}{{75}}.100\% = 19\% \)
Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc hai bóng đèn nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.
-
A
85,8W
-
B
33,3W
-
C
66,7W
-
D
85W
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Phương pháp:
Công thức của đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}I = {I_1} = {I_2}\\{R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)
Hệ thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)
Công thức tính công suất: \(P = \frac{{{U^2}}}{R}\)
Cách giải:
Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ1 và Đ2: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \frac{{U_1^2}}{{{P_1}}} = \frac{{{{220}^2}}}{{100}} = 484\Omega \\{R_2} = \frac{{U_2^2}}{{{P_2}}} = \frac{{{{220}^2}}}{{75}} = 645,3\Omega \end{array} \right.\)
Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp:
\(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{R_1}\; + {\rm{ }}{R_2}\; = 484 + 645,3 = 1129,3{\rm{ }}\Omega \)
Cường độ dòng điện qua mạch: \(I = \frac{U}{R} = \frac{{220}}{{1129,3}} = 0,195A \Rightarrow {I_1} = {I_2} = I = 0,195A\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 và Đ2: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{U_1} = I.{R_1}\; = 0,195.484 = 94,38V}\\{{U_2} = I.{R_2}\; = 0,195.645,3 = 125,83V}\end{array}} \right.\)
Do điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường → Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn là: \(\left\{ \begin{array}{l}{P_1} = \frac{{U_1^2}}{{\frac{{{R_1}}}{2}}} = \frac{{94,{{38}^2}}}{{\frac{{484}}{2}}} = 36,8W\\{P_2} = \frac{{U_2^2}}{{\frac{{{R_2}}}{2}}} = \frac{{125,{{83}^2}}}{{\frac{{645,3}}{2}}} = 49W\end{array} \right.\)
Công suất của đoạn mạch: P = P1 + P2 = 36,8 + 49 = 85,8W