Câu hỏi 1 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1}\) mắc nối tiếp với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(I,{I_1},{I_2}\) lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?

  • A

    \(I = {I_1} = {I_2}\)

  • B

    \(I = {I_1} + {I_2}\)

  • C

    \(I \ne {I_1} = {I_2}\)

  • D

    \({I_1} \ne {I_2}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì:

Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: \(I = {I_1} = {I_2} =  \ldots  = {I_n}\)          

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?

  • A

    Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch

  • B

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

  • C

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

  • D

    Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: \(U = {U_1} + {U_2} +  \ldots  + {U_n}\)

Câu hỏi 3 :

Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

  • A

    Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở

  • B

    Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở

  • C

    Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ

  • D

    Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

B, C, D - là các đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp

A - không phải là đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp vì: đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở thì có thể là mạch rẽ nhánh, phân nhánh => đó không phải là mạch nối tiếp

Câu hỏi 4 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở \({R_1},{R_2}\) mắc nối tiếp?

  • A

    \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

  • B

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)

  • C

    \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)

  • D

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2}\)

Câu hỏi 5 :

Đặt một hiệu điện thế \({U_{AB}}\) vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\) mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là \({U_1},{U_2}\). Hệ thức nào sau đây là không đúng?

  • A

    \({R_{AB}} = {R_1} + {R_2}\)

  • B

    \({I_{AB}} = {I_1} = {I_2}\)

  • C

    \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)

  • D

    \({U_{AB}} = {U_1} + {U_2}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\) do \(I = \frac{U}{R}\) mà \(I = {I_1} = {I_2} \to \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} \to \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

Câu hỏi 6 :

Cho đoạn mạch như hình vẽ:

Khi công tắc K mở, hai đèn có hoạt động không?

  • A

    Đèn 1 sáng, đèn 2 không hoạt động

  • B

    Hai đèn không hoạt động , vì mạch hở không có dòng điện chạy qua hai đèn

  • C

    Hai đèn hoạt động bình thường

  • D

    Đèn 1 không hoạt động, đèn 2 sáng

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Khi công tắc K mở thì hai đèn không hoạt động vì mạch hở không có dòng điện chạy qua hai đèn

Câu hỏi 7 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Cho \({R_1} = 15\Omega ,{R_2} = 20\Omega \), ampe kế chỉ \(0,3A\). Hiệu điện thế của đoạn mạch AB có giá trị là:

  • A

    \(U = 4,5V\)

  • B

    \(U = 6V\)

  • C

    \(U = 10,5V\)

  • D

    \(U = 2,57V\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

- Cách 1:

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương của mạch: \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)

+ Vận dụng biểu thức định luật Ôm tính hiệu điện: \(U = IR\) 

- Cách 2:

+ Tính hiệu điện thế của từng trở: \(U = {\rm{IR}}\)

+ Áp dụng biểu thức tính hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp: \(U = {U_1} + {U_2}\)

Lời giải chi tiết :

- Cách 1:

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} = 15 + 20 = 35{\rm{ }}(\Omega )\)

+ Hiệu điện thế của đoạn mạch AB là: \(U = I{R_{td}} = 0,3.35 = 10,5\left( V \right)\)

- Cách 2:

+ Hiệu điện thế trên mỗi điện trở \(\left\{ \begin{array}{l}{U_1} = I{R_1} = 0,3.15 = 4,5\left( V \right)\\{U_2} = I{R_2} = 0,3.20 = 6\left( V \right)\end{array} \right.\)

+ Hiệu điện thế của đoạn mạch AB là \(U = {U_1} + {U_2} = 4,5 + 6 = 10,5\left( V \right)\)

Câu hỏi 8 :

Cho hai điện trở \({R_1} = 24\Omega ,{R_2} = 16\Omega \) mắc nối tiếp

Câu 8.1

Điện trở tương đương \({R_{12}}\) của đoạn mạch có giá trị:

  • A

    \({R_{12}} = 40\Omega \)

  • B

    \({R_{12}} = 9,6\Omega \)

  • C

    \({R_{12}} = 8\Omega \)

  • D

    \({R_{12}} = 48\Omega \)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp:

\({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2} + ... + {R_n}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có điện trở tương đương\({R_{12}}\) của đoạn mạch:

\({R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 24 + 16 = 40\Omega \)

Câu 8.2

Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế \(U = 16{\rm{ }}V\). Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở có giá trị là:

  • A

    \({U_1} = 40V;{U_2} = 26,7V\)

     

  • B

    \({U_1} = 48V;{U_2} = 32V\)

     

  • C

    \({U_1} = 9,6V;{U_2} = 6,4V\)

     

  • D

    \({U_1} = 8V;{U_2} = 5,33V\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

+ Áp dụng biểu thức tính hiệu điện thế trên mỗi điện trở: \(U = IR\)

Lời giải chi tiết :

Ta có điện trở tương đương của đoạn mạch \({R_{12}} = 40\Omega \) (tính ở câu trên)

+ Cường độ dòng điện của đoạn mạch là: \(I = \frac{U}{{{R_{12}}}} = \frac{{16}}{{40}} = 0,4{\rm{A}}\)

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu của mỗi điện trở là: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_1} = I{R_1} = 0,4.24 = 9,6{\rm{ }}V\\{U_2} = I{R_2} = 0,4.16 = 6,4V\end{array} \right.\)  

Câu hỏi 9 :

Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết \({R_1} = 6\Omega ,{\rm{ }}{R_2} = 18\Omega ,{R_3} = 16\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \(U = 52V\). Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là:

  • A

    14,8A

  • B

    1,3A

  • C

    1,86A

  • D

    2,53A

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp:

\({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2} + ... + {R_n}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)  

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở tương đương \({R_{123}}\) của đoạn mạch là: \({R_{123}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 6 + 18 + 16 = 40(\Omega )\)

+ Cường độ dòng điện của đoạn mạch là: \(I = \frac{U}{{{R_{123}}}} = \frac{{52}}{{40}} = 1,3\,A\)

Câu hỏi 10 :

Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết \({R_1} = 5\Omega ,{R_2} = 20\Omega ,{R_3}\). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \(U = 50V\) thì cường độ dòng điện trong mạch là \(1A\). Tính điện trở R3?

  • A

    \(15\Omega \)

  • B

    \(5\Omega \)

  • C

    \(20\Omega \)

  • D

    \(25\Omega \)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \frac{U}{I}\)

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: \({{\rm{R}}_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2} + {R_3}\)

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở tương đương \({R_{123}}\) của đoạn mạch là \({R_{123}} = \frac{U}{I} = \frac{{50}}{1} = 50\Omega \)

+ Mà \({R_{123}} = {R_1} + {R_2} + {R_3}\) cho nên \({R_3} = {R_{123}}-\left( {{R_1} + {R_2}} \right) = 50-\left( {5 + 20} \right) = 25\Omega \)

Câu hỏi 11 :

Sơ đồ mạch điện như hình bên . Biết \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 4\Omega ,{R_3} = 10\Omega ,{R_4} = 20\Omega \). Hiệu điện thế \({U_{AE}} = 72V\).

Hiệu điện thế giữa hai đầu BD có giá trị là:

  • A

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 14V\)

  • B

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 28V\)

  • C

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 40V\)

  • D

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 48V\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2} + ... + {R_n}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở tương đương R của đoạn mạch là:

\({R_{td}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} + {R_4} = 2 + 4 + 10 + 20 = 36(\Omega )\)

+ Cường độ dòng điện của đoạn mạch là \(I = \dfrac{U}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \dfrac{{72}}{{36}} = 2\,A\)

+ Điện trở của đoạn BD là: \({R_{B{\rm{D}}}} = {R_{23}} = {R_2} + {R_3} = 14\Omega \)

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch BD là: \({U_{B{\rm{D}}}} = I{R_{B{\rm{D}}}} = 2.14 = 28V\)

Câu hỏi 12 :

Sơ đồ mạch điện như hình bên , \({R_1} = 25\Omega \).Biết khi khóa K đóng ampe kế chỉ \(4A\) còn khi khóa K mở thì ampe kế chỉ \(2,5A\). Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở  \({R_2}\)?

  • A

    \(U = 100V;{R_2} = 15\Omega \)

  • B

    \(U = 100V;{R_2} = 10\Omega \)

  • C

    \(U = 100V;{R_2} = 40\Omega \)

  • D

    \(U = 100V;{R_2} = 35\Omega \)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính hiệu điện thế: \(U = IR\)

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương trong đoạn mạch mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)

Lời giải chi tiết :

- Khi khóa K đóng thì dòng điện không đi qua điện trở \({R_2}\), nên số chỉ của ampe kế là số chỉ cường độ dòng điện chạy trong mạch

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là : \(U = I{R_1} = 4.25 = 100V\)

- Khi khóa K mở , hai điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\) mắc nối tiếp , nên điện trở của đoạn mạch là:

\({R_{12}} = \frac{U}{I} = \frac{{100}}{{2,5}} = 40\Omega \)

Điện trở \({R_2} = {R_{12}}-{R_1} = 40-25 = 15\Omega \)  

Câu hỏi 13 :

Sơ đồ mạch điện như hình bên . Biết \({U_{AE}} = 75{\rm{ }}V,{U_{AC}} = 37,5{\rm{ }}V,{U_{BE}} = 67,5{\rm{ }}V\). Cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn \(1,5A\). Điện trở \({R_2}\) có giá trị là:

  • A

    \(25\Omega \)

  • B

    \(20\Omega \)

  • C

    \(15\Omega \)

  • D

    \(5\Omega \)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \frac{U}{I}\)

+ Vận dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2} + ...\)

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở của đoạn mạch \({R_{AC}} = \dfrac{{{U_{AC}}}}{I} = \dfrac{{37,5}}{{1,5}} = 25\Omega \)

\({R_{AE}} = \dfrac{{{U_{AE}}}}{{I{\rm{ }}}} = \dfrac{{75}}{{1,5}} = 50\Omega\)

\({R_{BE}} = \dfrac{{{U_{BE}}}}{I} = \dfrac{{67,5}}{{1,5}} = 45\Omega \)

+ Mà \(\left\{ \begin{array}{l}{R_{AE}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 50\Omega \\{\rm{ }}{R_{AC}} = {R_1} + {R_2} = 25\Omega \\{R_{BE}} = {R_2} + {R_3} = 45\Omega \end{array} \right.\)

Vậy suy ra: \({R_1} = 5\Omega ;{R_3} = 25\Omega ;{R_2} = 20\Omega \)

Câu hỏi 14 :

Cho bốn điện trở \({R_1},{\text{ }}{R_2},{R_3},{R_4}\) mắc nối tiếp vào đoạn mạch có hiệu điện thế \(U = 100V\). Biết \({R_1} = 2{R_2} = 3{R_3} = 4{R_4}\). Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở \({R_4}\)?

  • A

    48V

  • B

    24V

  • C

    12V

  • D

    16V

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính mối liên hệ giữa điện trở và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nốit tiếp: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

+ Vận dụng biểu thức hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp:  $U = {U_1} + {U_2} + ...$

Lời giải chi tiết :

+ Vì \({R_1},{R_2},{R_3},{R_4}\) mắc nối tiếp , mà \({R_1} = 2{R_2} = 3{R_3} = 4{R_4}\)  cho nên \({U_1} = 2{U_2} = 3{U_3} = 4{U_4}\)

+ Mặt khác :  \({U_1} + {U_2} + {U_3} + {U_4} = 100{\text{ }}V\)  

Hay \(4{U_4} + 2{U_4} + \frac{4}{3}{\rm{ }}{U_4} + {U_4} = 100V\)

\( \to \frac{{25{U_4}}}{3} = 100V\, \to {U_4} = 12V\)

Câu hỏi 15 :

Cho hai bóng đèn loại \(12V - 1A\) và \(12V - 0,8A\). Mắc nối tiếp hai bóng đèn vào hiệu điện thế \(24V\).Chọn phương án đúng về độ sáng của hai bóng đèn?

  • A

    Đèn 1 và đèn 2 sáng bình thường

  • B

    Đèn 1 sáng yếu hơn bình thường, đèn 2 sáng mạnh hơn bình thường

  • C

    Đèn 1 sáng mạnh hơn bình thường, đèn 2 sáng yếu hơn bình thường

  • D

    Đèn 1 và đèn 2 sáng yếu hơn bình thường

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \frac{U}{I}\)

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

+ Nhận xét về cường độ dòng điện qua đèn và cường độ dòng điện định mức của mỗi đèn

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở của mỗi bóng đèn là:

\(\begin{array}{l}{R_1} = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \frac{{12}}{1} = 12\Omega \,\,\\\,\,{R_2} = \frac{{{U_2}}}{{{I_2}}} = \frac{{12}}{{0,8}} = 15\Omega \end{array}\)

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch \({R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 27\Omega \)

+ Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn là : \(I = \frac{U}{{{R_{12}}}} = \frac{{24}}{{27}} = \frac{8}{9}\Omega \)

+ Nhận xét về độ sáng của mỗi đèn

Đèn 1 ta có \(I < {I_1}\) nên đèn 1 sáng yếu hơn bình thường

Đèn 2 ta có \(I > {I_2}\) nên đèn 2 sáng mạnh hơn bình thường

Câu hỏi 16 :

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 9V, dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Điều chỉnh biến trở Rb có giá trị 10 để vôn kế chỉ 3V. Khi đó số chỉ của ampe kế là:

  • A
    1,2A.               
  • B
    0,9A.      
  • C
    0,6A        
  • D
    0,3A

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Công thức của mạch nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}U = {U_1} + {U_2}\\I = {I_1} = {I_2}\\R = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)

Định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Mạch gồm \({R_1}\,nt\,{R_2}\)

Số chỉ của vôn kế: \({U_1}\, = {U_V} = 3V\)

Ta có: \(U = {U_1} + {U_2} \Rightarrow {U_2} = U - {U_1} = 9 - 3 = 6V\)

Cường độ dòng điện chạy trong mạch:

\(I = {I_1} = {I_2} = \dfrac{{{U_2}}}{{{R_b}}} = \dfrac{6}{{10}} = 0,6A\)

Câu hỏi 17 :

Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40 Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 80 Ω. Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở R1 bằng

  • A
    6 V.   
  • B
    4 V.   
  • C
    8 V. 
  • D
    12 V.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Công thức của mạch nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}U = {U_1} + {U_2}\\I = {I_1} = {I_2}\\R = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)

Định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Mạch gồm \({R_1}\,nt\,{R_2}\) nên:

\(I = {I_1} = {I_2} = \dfrac{U}{{{R_{td}}}} = \dfrac{U}{{{R_1} + {R_2}}} = \dfrac{{12}}{{40 + 80}} = 0,1A\)

Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở R1: \({U_1} = {I_1}{R_1} = 0,1.40 = 4V\)

Câu hỏi 18 :

Đặt một hiệu điện thế 18 V vào hai đầu mạch gồm hai điện trở R1 = 4Ω và R2 = 2Ω mắc nối tiếp. Tính hiệu điện thế hai đầu điện trở R2

  • A
    6V
  • B
    8V
  • C
    10V
  • D
    12V

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Công thức của mạch nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_{td}} = {R_1} + {R_2}\\I = {I_1} = {I_2}\\U = {U_1} + {U_2}\end{array} \right.\)

Hệ thức của định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

 

Cường độ dòng điện chạy trong mạch: \(I = {I_1} = {I_2} = \frac{U}{{{R_{td}}}} = \frac{U}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{18}}{{4 + 2}} = 3A\)

→ Hiệu điện thế hai đầu điện trở R2 là:

\({U_2} = {I_2}.{R_2} = 3.2 = 6V\)

Câu hỏi 19 :

Hai điện trở R1 = 5 Ω và R2 = 10 Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4A. Thông tin nào SAI.

  • A
    Điện trở tương đương của mạch là 15Ω   
  • B
    Cường độ dòng điện qua R2 là I2 = 8A
  • C
    Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60V  
  • D
    Hiệu điện thế hai đầu R1 là 20V

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Công thức của mạch nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}I = {I_1} = {I_2}\\U = {U_1} + {U_2}\\{R_{td}} = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)

Hệ thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R} \Rightarrow U = I.R\)

Lời giải chi tiết :

Ta có : \(\left\{ \begin{array}{l}{R_{td}} = {R_1} + {R_2} = 5 + 10 = 15\Omega \\I = {I_1} = {I_2} = 4A\\U = I.{R_{td}} = 4.15 = 60V\\{U_1} = {I_1}{R_1} = 4.5 = 20V\end{array} \right.\)

Thông tin sai là: Cường độ dòng điện qua R2 là I2 = 8A

Câu hỏi 20 :

Điện trở R1 = 10 Ω chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U1 = 6 V. Điện trở R2 = 5 Ω chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U2 = 4 V. Đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của đoạn mạch này là

  • A
    10 V
  • B
    12 V
  • C
    9,0 V
  • D
    8,0 V

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: I = I1 = I2

Công thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Đối với điện trở 1 ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{1\max }} = 6V\\{R_1} = 10\Omega \end{array} \right. \Rightarrow {I_{1\max }} = \dfrac{{{U_{1\max }}}}{{{R_1}}} = 0,6A\)

Đối với điện trở 2 ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{2\max }} = 4V\\{R_2} = 5\Omega \end{array} \right. \Rightarrow {I_{2\max }} = \dfrac{{{U_{2\max }}}}{{{R_2}}} = 0,8A\)

Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp thì :

\({I_1} = {I_2} = I \le {I_{1\max }} \Rightarrow {I_{\max }} = {I_{1\max }} \Rightarrow {U_{\max }} = {I_{\max }}.{R_{td}} = 0,6.\left( {10 + 5} \right) = 9V\)

Câu hỏi 21 :

R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, R3 = 15Ω mắc nối tiếp nhau. Gọi U1, U2, U3 lần lượt là hiệu điện thế của các điện trở trên. Chọn câu đúng.

  • A
    U1 : U2 : U3 = 1: 3 : 5
  • B
    U1 : U2 : U3 = 1 : 2 : 3
  • C
    U1 : U2 : U3 = 3 : 2 : 1
  • D
    U1 : U2 : U3 = 5 : 3 : 1

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đoạn mạch mắc nối tiếp : \(\left\{ \begin{array}{l}U = {U_1} + {U_2} + {U_3}\\I = {I_1} = {I_2} = {I_3}\end{array} \right.\)

Hệ thức định luật Ôm : \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có : \({I_1} = {I_2} = {I_3} \Leftrightarrow \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{{{U_3}}}{{{R_3}}} \Leftrightarrow \frac{{{U_1}}}{5} = \frac{{{U_2}}}{{10}} = \frac{{{U_3}}}{{15}} \Leftrightarrow 6{U_1} = 3{U_2} = 2{U_3}\)

BCNN (6 ; 3 ; 2) = 6 \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{U_1} = 1\\{U_2} = 2\\{U_3} = 3\end{array} \right. \Rightarrow {U_1}:{U_2}:{U_3} = 1:2:3\)

Câu hỏi 22 :

Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một đoạn mạch có sơ đổ như trên hình vẽ trong đó các điện trở R1 = 3Ω, R2 = 6Ω. Hỏi số chỉ của ampe kế khi công tắc K đóng lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu lần so với khi công tác K mở ?

  • A
    Nhỏ hơn 2 lần
  • B
    Lớn hơn 2 lần
  • C
    Nhỏ hơn 3 lần
  • D
    Lớn hơn 3 lần

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Công thức của đoạn mạch nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}I = {I_1} = {I_2}\\U = {U_1} + {U_2}\\{R_{td}} = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

+ Khi công tắc K đóng thì R2 bị đấu tắt, mạch chỉ còn (R1 nt Ampe kế)

Điện trở tương đương của đoạn mạch là : R = R1 = 3Ω

Số chỉ của ampe kế là: \(I = \dfrac{U}{{{R_1}}} = \dfrac{U}{3}\)  (1)

+ Khi công tắc K mở mạch gồm: R1 nt R2 

Điện trở tương đương của đoạn mạch là: R = R1 + R2 = 9Ω

Số chỉ của ampe kế là: \(I' = \dfrac{U}{R} = \dfrac{U}{9}\)  (2)

Từ (1) và (2) suy ra : I = 3.I’

→ Số chỉ của ampe kế khi công tắc K đóng lớn hơn 3 lần so với khi công tắc K mở

Câu hỏi 23 :

Ba điện trở R1 = 5Ω, R­2 = 10Ω, R3 = 15Ω được mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 12V. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là:

  • A
    \({U_1} = {U_2} = {U_3} = 12V\)
  • B
    \({U_1} = 1V;{U_2} = 2V;{U_3} = 3V\)
  • C
    \({U_1} = 2V;{U_2} = 4V;{U_3} = 6V\)
  • D
    \({U_1} = 1V;{U_2} = 3V;{U_3} = 5V\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Công thức của đoạn mạch nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}I = {I_1} = {I_2}\\U = {U_1} + {U_2}\\{R_{td}} = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 5 + 10 + 15 = 30\Omega \)

Cường độ dòng điện chạy trong mạch: \(I = {I_1} = {I_2} = {I_3} = \dfrac{U}{{{R_{td}}}} = \dfrac{{12}}{{30}} = 0,4A\)

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_1} = {I_1}{R_1} = 0,4.5 = 2V\\{U_2} = {I_2}{R_2} = 0,4.10 = 4V\\{U_3} = {I_3}{R_3} = 0,4.15 = 6V\end{array} \right.\)

Câu hỏi 24 :

Người  ta chọn một số điện trở  loại 2Ω và 4Ω để ghép nối tiếp thành đoạn mạch có điện trở tổng cộng 16Ω. Trong các phương án sau đây, phương án nào là sai?

  • A
    Chỉ dùng 8 điện trở loại 2Ω
  • B
    Chỉ dùng 4 điện trở loại 4Ω
  • C
    Dùng 1 điện trở 4Ω và 6 điện trở 2Ω
  • D
    Dùng 2 điện trở 4Ω và 2 điện trở 2Ω

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} + ...\)

Lời giải chi tiết :

Điện trở tương đương ở đáp án A: Rtd = 16Ω

Điện trở tương đương ở đáp án B: Rtd = 16Ω

Điện trở tương đương ở đáp án C: Rtd = 4 + 6.2 = 16Ω

Điện trở tương đương ở đáp án D: Rtd = 2.4 + 2.2 = 12Ω