Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Là học sinh trường chuyên thành phố Hải Phòng, Bùi Trọng Quân từ Tiểu học đến lớp 12 luôn là học sinh nhất, nhì lớp. Đến lớp 12, Quân đoạt Giải Nhì Toán toàn quốc và được tuyển thẳng vào đại học nhưng Quân vẫn đi thi. Kết quả, Quân đỗ cả hai trường và chọn học ở Trường đại học Bách khoa. Tại đây, Quân được nhận học bổng học ngành chế tạo máy ờ Nhật Bản trong 5 năm (từ 1997 đến 2002). Quân học chuyên ngành chế tạo người máy, sau đó học tiếp để đạt học vị tiến sĩ. Quân có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp, Nhật.

Bùi Trọng Quân xác định phải học giỏi để phục vụ đất nước, để xứng đáng là học sinh Trường chuyên Chu Văn An, Hải Phòng, góp phần xây dựng nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Quân học còn để đền đáp công ơn của cha mẹ, sự dạy dỗ của thầy, cô giáo.

Ngay từ nhỏ, Bùi Trọng Quân có ước mơ, quyết tâm cao, chăm lo học giỏi, mong được học ở nước ngoài, tốt nhất là ở Nhật Bản, để về phục vụ đất nước. Đó là hoài bão của Quân. Học chương trình Trung học phổ thông đã nặng, Quân còn cố gắng học tiếng Pháp - ngoại ngữ của trường dạy. Ngoài ra, Quân tự học tiếng Anh và tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản để có thể tham dự thi tuyển đi học ở Nhật Bản khi có điều kiện. Cuối cùng, điều này đã thành hiện thực. Quân trúng tuyến kì thi chọn học sinh du học ở Nhật Bản.

Bùi Trọng Quân luôn là học sinh xuất sắc, không bao giờ tự mãn, tự cao, yêu quý bạn bè, quý trọng thầy cô giáo, thương yêu cha mẹ, được giữ trách nhiệm Bí thư chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của lớp.

Bùi Trọng Quân luôn có tinh thần trách nhiệm cao, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo. Quân đã chế tạo được con ngựa rô-bốt có thể chạy với vận tốc nhanh chậm theo sự điều khiển của người. Đó là thành công bước đầu của Quân được giáo sư hướng dẫn khen ngợi. Năm 2002, Quân đã giúp đoàn thí sinh Việt Nam thi rô-bốt ở Nhật Bản, cả trong kĩ thuật và trong phiên dịch cho đoàn.

Theo sách "Khơi dậy tiếm năng sáng tạo"

(Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyên Văn Lê - Châu An. NXB Giáo dục, 2004, tr.288)

Phương pháp giải:

-  Em phần tích các yếu tố tạo nên sự thành công bước đầu của Bùi Trọng Quân, Theo em, yếu tố nào có tính quyết định ?

- Bùi Trọng Quân thể hiện trách nhiệm của một thanh niên đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như thế nào ?

- Trong các ưu điểm của Bùi Trọng Quân, em cho ưu điểm nào là nổi bật ? Tại sao ? Em học tập được gì ở ưu điểm đó ? (gợi ý : khi điều đó gắn với nguyên nhân tạo nên hoài bão của Quân).

Lời giải chi tiết:

- Yếu tố tạo nên sự thành công bước đầu của Quân là: ngay từ nhỏ đã có ước mơ, quyết tâm cao, chăm lo học giỏi, không tự cao tự mãn, yêu quý bạn bè thầy cô, tinh thần trách nhiệm cao, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo.

- Thể hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước: xác định phải học giỏi để phục vụ đất nước, giúp nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

- Trong các ưu điểm của Quân, ưu điểm nổi bật nhất là tinh thần trách nhiệm cao, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo. Em rút ra bài học cho bản thân phải có tinh thần trách nhiệm, học tập có sáng tạo tự giác.

Câu 2

Nguyễn Xuân Phương là Bí thư xã đoàn thanh niên Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ở Văn Đức có 5 chi đoàn, 21 phân đoàn với gần 170 đoàn viên, 200 thanh niên đều làm nông nghiệp. Do xa trung tâm huyện, nằm ngoài bãi sông Hồng, lụt bão hằng năm, công tác vận động thanh niên có khó khăn. Để có kinh nghiệm và thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình một cách cụ thể, Nguyễn Xuân Phương đã thường xuyên tham gia sinh hoạt trực tiếp với các chi đoàn, phân đoàn, chọn các đoàn viên nhiệt tình, tâm huyết, có năng khiếu để phân công, giao trách nhiệm công tác.

Nhờ đó, chỉ riêng năm 2003, để giúp đoàn viên, thanh niên xoá đói giảm nghèo, Đoàn xã vay quỹ quốc gia và Hội doanh nghiệp thành phố 130 triệu đồng cho 50 đối tượng vay. Đoàn còn phối hợp với Hội Nông dân, Câu lạc bộ Khuyến nông mở 3 lớp huấn luyện trồng rau cho 80 đoàn viên, thanh niên vận dụng, nâng cao thu nhập gia đình.

Nguyễn Xuân Phương vừa công tác, vừa học tập và đã hoàn thành 2 lớp lí luận chính trị và quản lí hành chính nhà nước. Phương đã tham gia hoạt động Đoàn 10 năm liền, góp phần đưa phong trào đoàn của xã Văn Đức từ trung bình năm 1996 lên đơn vị vững mạnh xuất sắc năm 1998. Trong 6 năm liền, Phương được biểu dương gương "người tốt, việc tốt", được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen và Huy chương Vì thế hệ trẻ.

Theo TÔ KIỀU THÂN
(Báo Hà nội mới ngày 1 -9-2004)

Phương pháp giải:

Nguyễn Xuân Phương là một cán bộ Đoàn gương mẫu. Hãy phân tích động cơ nào giúp Phương đạt thành tích như đã nêu trong bài báo trên ? Phương đã nêu cao trách nhiệm của cán bộ Đoàn như thế nào và kết quả ra sao trong hoạt động công tác Đoàn ở xã Văn Đức ?

Lời giải chi tiết:

- Động cơ giúp Phương đạt thành tích: do xã ở xa trung tâm, bão lụt hàng năm, khát khao xóa đói giảm nghèo.

- Phương đã nêu cao tinh thần của cán bộ Đoàn: thường xuyên tham gia sinh hoạt trực tiếp với chi đoàn, chọn chi đoàn nhiệt tình tâm huyết để phân công giao trách nhiệm công tác.

- Kết quả: đưa phong trào xã từ trung bình lên vững mạnh xuất sắc, được biểu dương gương “người tốt việc tốt”, được TW Đoàn tặng bằng khen và huy chương vì thế hệ trẻ.

Câu 3

Trong tháng 10-2004, Trung ương Đoàn đã tổng kết hai cuộc vận động : "Giúp nhau lập nghiệp vì dân giàu nước mạnh" và "Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng". Cuộc vận động thứ nhất "đã vận động hội viên, thanh niên tích cực chủ động tạo công ăn việc làm, lập nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh tế...". Cuộc vận động thứ hai "đă thu hút được đông đảo đối tượng thanh niên tham gia với nhiều nội dung thiết thực, hiệu quả. Cuộc vận động này đã thấm sâu vào giới trẻ, đánh thức nhiệt tình cống hiến, động viên lực lượng thanh niên tham gia vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của cộng đồng...".

(Trích phát biêu của anh Hoàng Bình Quân, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn,

Chú tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam)

Cũng trong hội nghị tổng kết trên, anh Nông Quốc Tuấn, Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã trình bày và đánh giá cao những mô hình tiêu biểu của cuộc vận động như mô hình "Vay vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập" của thanh niên Bắc Ninh với hàng chục dự án, tổng số vốn đầu tư gần 20 tỉ đồng ; mô hình "Dạy nghề và dịch vụ việc làm Thanh niên" của Đồng Nai đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 80 ngàn thanh niên... Tổ chức khai sinh ra mô hình doanh nghiệp trẻ và các hội viên đã mang lại doanh thu tương đương 5 tỉ USD ; tổ chức các giải thưởng có uy tín như : Giải thưởng Sao vàng đất Việt đã bình chọn được 302 thương hiệu sản phẩm có uy tín, chất lượng. Đặc biệt, Báo Thanh Niên đã có sáng kiến thu hút nguồn kinh phí để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn như : Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình, hoạt động tiếp sức mùa thi, kịp thời có mặt chia sẻ những nỗi đau với đồng bào gặp thiên tai...

Trung ương Hội đã tuyên dương 64 gương mặt thanh niên tiên tiến đại diện cho hàng triệu thanh niên cả nước có mặt trên khắp các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo BÙI NGỌC LONG - THIÊN LONG - MẠNH DƯƠNG
(BáoThanh Niên ngày 16-10-2004)

Phương pháp giải:

Có rất nhiều biểu hiện về tinh thần trách nhiệm của thanh niên ta hiện nay với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thông qua cuộc vận động trong thanh niên hiện nay. Tất nhiên đây chỉ là một mặt của sự nghiệp to lớn ấy. Em tìm mối liên hệ giữa các cuộc vận động đó với nhiệm vụ chung của đất nước ta là thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Em rút ra được điều gì bổ ích từ nhận thức và hiểu biết về hai cuộc vận động đó của thanh niên ?

Lời giải chi tiết:

Hai cuộc vận động đã hỗ trợ nhau cùng hướng đến mục tiêu dân giàu nước mạnh vừa nâng cao tính tích cực của thanh niên vừa giúp đất nước lớn mạnh. Từ đó em rút ra bài học cho bản thân: ra sức học tập rèn luyện phát triển năng lực,tham gia cá hoạt động chính trị-xã hội góp phần thực hiện mục tiêu của đất nước.

soanvan.me