Câu 1:

Em tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do trường của em tổ chức : Tìm hiểu nạn nhân chất độc da cam, quyên góp ủng hộ các gia đình này ; vẽ tranh bảo vệ hoà bình, môi trường sinh thái ; ca hát vì hoà bình ; viết thư cho bạn bè quốc tế...

Câu 2:

Hà Nội, thủ đô của nước ta được UNESCO công nhận là "thành phố vì hoà bình". Em tìm hiểu nội dung đó. Em là học sinh của Hà Nội cũng như của cả nước có kế hoạch nhỏ của mình như thế nào để làm cho Hà Nội luôn luôn là "thành phố vì hoà bình" ?

Trả lời:

Em sẽ đối xử thân thiện với mọi người, tích cực giúp đỡ những người nước ngoài đến với Hà Nội, giữ gìn bảo vệ môi trường, tuyên truyền về việc đẩy mạnh phong trào giữ gìn “thành phố hòa bình”.

Câu 3:

Em tìm hiểu các tổ chức của Việt Nam và của thế giới đấu tranh cho hoà bình qua thông tin báo chí, nếu có điều kiện qua internet và trao đổi với các bạn để cùng biết.

Câu 4:

Em đọc lại Tư liệu tham khảo trong sách giáo khoa Giáo dục công dân 9 (trang 15) : "... Trong một vài thập kỉ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ảnh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc...".

Em hãy nêu ví dụ mà em biết qua thông tin báo chí trong thời gian gần đây để chứng minh nhận định trên là đúng (chú ý cả mặt chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, can thiệp, lật đổ, khủng bố... và hoà bình hợp tác phát triển...).

Trả lời:

Ví dụ: khủng bố tấn công của Nhà nước hội giáo tự xưng IS, Trung Quốc cắm giàn khoan 981 trên vùng biển nước ta, cuộc hội nghị giữa hai nước Triều Tiên và Mĩ diễn ra ở Hà Nội, …

soanvan.me