Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tự sắp xếp đồ dùng ngắn nắp

Câu 1. Biểu diễn tiểu phẩm tương tác “Chỗ ở của đồ đạc”

- Sắm vai các nhân vật là đồ dùng của bạn nhỏ - chủ nhân căn phòng trong tranh.

- Thảo luận đưa ra các phương án sắp xếp đồ đạc đúng chỗ và sử dụng các vận dụng giúp em sống ngăn nắp.


Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Học sinh tự thực hiện.

- Các phương án sắp xếp đồ đạc đúng chỗ:

+ Phân loại đồ đạc theo công dụng: quần, áo, tất, phụ kiện, giày,....

+ Loại bỏ những đồ vật không còn sử dụng.

+ Quy định  khu vực nhất định cho từng nhóm đồ đạc.

+ Sử dụng những vận dụng như tủ, kệ, giỏ,... để xếp gọn đồ đạc

- Các vật dụng giúp em sống ngăn nắp:

+ Giá, kệ đựng sách, báo,...

+ Tủ đựng quần áo, chăn gối,...

+ Hộp giấy đựng giày, giấy, đồ dùng ít khi sử dụng,...

+ Giỏ

+ Túi

+ Lọ

Câu 2

Thực hành sắp xếp đồ dùng của cá nhân và của lớp.

- Sắp xếp lại sách vở, quần áo, mũ,... của em ở lớp.

- Sắp xếp các đồ dùng chung của lớp.

- Chia sẻ cảm xúc sau khi sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Phương pháp giải:

Em sắp xếp lại đồ dùng của mình.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự thực hiện.

Đôi tay khéo léo

Câu 1. Chia sẻ về những việc em đã làm được ở nhà để sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

- Kể về những việc em đã làm được.

- Cùng khen “Những đôi tay khéo léo" của nhóm.

Phương pháp giải:

Em chia sẻ với các bạn về những việc em đã làm được.

Lời giải chi tiết:

- Gợi ý một số việc em có thể làm được:

+ Dọn dẹp đồ đạc vứt bừa bãi trong phòng.

+ Xếp lại quần áo trong tủ gọn gàng ngăn nắp hơn.

+ Xếp lại sách trên giá.

+ Xếp giày dép lên giá hoặc tủ đựng giày.

+ Tận dụng khoảng trống trong tủ, kệ để cất thêm đồ đạc.

+ Tận dụng hộp, bìa cát tông để làm giỏ, thùng đựng quần áo, đồ chơi,..

- Học sinh tự thực hiện.

Câu 2

Dán nhãn, xác định vị trí để đồ dùng của tổ em.

Mỗi tổ chọn một việc để thực hiện:

Phương pháp giải:

Học sinh tự thực hiện.