Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

A. Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

B. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

     Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

C. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

     Chỉ cần trong xe có một trái tim

D. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

     Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

     Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Câu 2. Truyện Sọ Dừa phản ánh khát vọng gì của dân gian?

A. Mong cuộc sống giàu vật chất

B. Công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác

C. Khát vọng đỗ đạt, mang hiển vinh về cho gia đình

D. Ước mong về xã hội không còn nghèo đói

Câu 3. Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ nước mình là gì?

A. Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước

B. Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc

C. Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu chuyện cổ tích Việt Nam

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Trong văn bản Cố Gió mất tên, những đồ vật như đài truyền hình, dây rợ, nút bấm lằng nhằng tượng trưng cho điều gì?

A. Sự gần gũi của con người

B. Tình cảm gia đình

C. Tầm quan trọng của các thiết bị công nghệ

D. Cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin

Câu 5. Tác phẩm Hoa bìm của tác giả Nguyễn Đức Mậu thuộc thể loại nào?

A. Truyện vừa

B. Thơ

C. Truyện ngắn

D. Tiểu thuyết

Câu 6. Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm”.

A. vui lắm

B. vui vẻ chạy đi

C. vừa làm vừa hát

D. Không có cụm tính từ

Câu 7. Qua văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Thông điệp về các món quà và cách gửi quà, nhận quà

B. Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình

C. Hãy yêu thương đồng loại

D. Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn

Câu 8. Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

A. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

B. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

C. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Câu 9. Qua văn bản Giọt sương đêm, tác giả gửi gắm thông điệp gì?

A. Đoàn kết là sức mạnh

B. Hãy yêu thương đồng loại

C. Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn

D. Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình

Câu 10. Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

A. Vẻ đẹp quê hương Bình Định

B. Vẻ đẹp quê hương Bình Thuận

C. Vẻ đẹp của Tháp Mười

D. Công ơn của cha mẹ đối với con cái

Câu 11. Xác định các động từ trong đoạn văn dưới đây:

Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây kêu lên: “Cổ họng người đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Hổ nghe thấy, nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu. Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay.

A. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, tay, thò

B. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò

C. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, xuống, há, nhìn, trèo, thò

D. Uống, trèo, say, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò

Câu 12. Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?

A. Đi học là niềm vui của trẻ em

B. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương

C. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương

D. Mùa xuân mong ước đã đến

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Hãy xác định biện pháp tu từ trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy:

a. Cả làng xóm hình như (…) cùng thức với giời, với đất.

b. Sau nhà có hai đõ ong “say” lắm.

c. Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới.

d. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong (…), nhà ngoài (…) nghe, hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác.

Câu 2. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên".

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

A. Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

B. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

     Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

C. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

     Chỉ cần trong xe có một trái tim

D. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

     Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

     Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về phép ẩn dụ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.25 điểm):

Truyện Sọ Dừa phản ánh khát vọng gì của dân gian?

A. Mong cuộc sống giàu vật chất

B. Công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác

C. Khát vọng đỗ đạt, mang hiển vinh về cho gia đình

D. Ước mong về xã hội không còn nghèo đói

Phương pháp giải:

Từ nội dung rút ra khát vọng của dân gian phản ánh qua truyện

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 3 (0.25 điểm):

Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ nước mình là gì?

A. Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước

B. Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc

C. Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu chuyện cổ tích Việt Nam

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung chính của văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 4 (0.25 điểm):

Trong văn bản Cố Gió mất tên, những đồ vật như đài truyền hình, dây rợ, nút bấm lằng nhằng tượng trưng cho điều gì?

A. Sự gần gũi của con người

B. Tình cảm gia đình

C. Tầm quan trọng của các thiết bị công nghệ

D. Cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung chính của văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 5 (0.25 điểm):

Tác phẩm Hoa bìm của tác giả Nguyễn Đức Mậu thuộc thể loại nào?

A. Truyện vừa

B. Thơ

C. Truyện ngắn

D. Tiểu thuyết

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.25 điểm):

Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm”.

A. vui lắm

B. vui vẻ chạy đi

C. vừa làm vừa hát

D. Không có cụm tính từ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cụm tính từ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 7 (0.25 điểm):

Qua văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Thông điệp về các món quà và cách gửi quà, nhận quà

B. Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình

C. Hãy yêu thương đồng loại

D. Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản rút ra thông điệp

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.25 điểm):

Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

A. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

B. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

C. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của điệp từ và điệp ngữ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 9 (0.25 điểm):

Qua văn bản Giọt sương đêm, tác giả gửi gắm thông điệp gì?

A. Đoàn kết là sức mạnh

B. Hãy yêu thương đồng loại

C. Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn

D. Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình

Phương pháp giải:

Từ nội dung rút ra thông điệp

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 10 (0.25 điểm):

Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

A. Vẻ đẹp quê hương Bình Định

B. Vẻ đẹp quê hương Bình Thuận

C. Vẻ đẹp của Tháp Mười

D. Công ơn của cha mẹ đối với con cái

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và xác định nội dung

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 11 (0.25 điểm):

Xác định các động từ trong đoạn văn dưới đây:

Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây kêu lên: “Cổ họng người đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Hổ nghe thấy, nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu. Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay.

A. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, tay, thò

B. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò

C. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, xuống, há, nhìn, trèo, thò

D. Uống, trèo, say, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động từ và xác định

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 12 (0.25 điểm):

Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?

A. Đi học là niềm vui của trẻ em

B. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương

C. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương

D. Mùa xuân mong ước đã đến

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động từ và xác định

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Hãy xác định biện pháp tu từ trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy:

a. Cả làng xóm hình như (…) cùng thức với giời, với đất.

b. Sau nhà có hai đõ ong “say” lắm.

c. Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới.

d. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong (…), nhà ngoài (…) nghe, hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác.

Phương pháp giải:

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết:

Các câu trên nổi bật với phép hoán dụ:

a. Cả làng xóm (lấy vật chứa để gợi vật được chứa)

b. đõ ong (lấy vật chứa để gợi vật được chứa)

c. thành phố (lấy vật chứa để gợi vật được chứa)

d. nhà trong, nhà ngoài (lấy vật chứa để gợi vật được chứa)

Câu 2 (5 điểm):

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên".

Phương pháp giải:

a. Mở đoạn:
- Giới thiệu về nhân vật Dế Mèn và tác giả Tô Hoài.
- Nêu cảm nhận chung của em về nhân vật.
b. Thân đoạn:
* Cảm nhận về nhân vật:
- Ngoại hình: khỏe mạnh và cường tráng:
+ Là một chàng dế "thanh niên cường tráng".
+ Có "đôi càng mẫm bóng", những chiếc vuốt "cứng" và "nhọn hoắt", sợi râu "dài và uốn cong" trông rất "hùng dũng",...
- Tính cách:
+ Kiêu căng, tự phụ, ích kỉ và không coi ai ra gì..
+ Rất táo "tợn", luôn "cà khịa" với mọi người..
+ Thậm chí còn chê bài, khinh thường Dế Choắt - người hàng xóm ốm yếu của mình.
+ Luôn trêu chọc mọi người.
+ Kết quả của một lần trêu chọc chị Cốc của Dế Mèn đã khiến cho Dế Choắt phải mất mạng.
+ Sau sự việc đó, Dế Mèn vô cùng ân hận, đó là bài học đầu tiên của cuộc đời Dế Mèn.
* Đánh giá
- Tô Hoài đã dựng lên hình ảnh Dế Mèn rất sinh động thông qua các biện pháp như so sánh, nhân hoá, ...
- Thông qua Dế Mèn, tác giả muốn nhắn nhủ bài học về tính kiêu căng, tự phụ sẽ gây những hậu quả vô cùng đáng tiếc, làm ta phải ân hận suốt cuộc đời.
c. Kết đoạn: Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

Bài tham khảo 2:

Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" được trích trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" của nhà văn Tô Hoài đã tái hiện hình ảnh của một chú Dế Mèn trẻ tuổi với tính cách "xốc nổi" cùng bài học "nhớ đời", đầy ân hận. Dế Mèn vốn là một chàng dế "thanh niên cường tráng". Không chỉ có "đôi càng mẫm bóng", những cái vuốt "cứng" và "nhọn hoắt", chàng ta còn có đôi cánh đẹp, "hai cái răng đen nhánh", "sợi râu" "dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng",... Qua những chi tiết miêu tả, ta thấy được vẻ oai nghiêm, khoẻ mạnh vô cùng của Dế Mèn. Thế nhưng đẹp đẽ và khoẻ mạnh là vậy, Dế Mèn lại có một tính cách vô cùng táo tợn, kiêu căng, tự phụ và không coi ai ra gì. Chàng ta "cà khịa với tất cả bà con trong xóm", không bao giờ giúp đỡ người hàng xóm yếu đuối của mình là Dế Choắt, "quát nạt mấy chị Cào Cào",... thậm chí còn bày trò trêu chọc chị Cốc vừa ăn xong. Và kết quả của hành động đó là cái chết đầy đau đớn của Dế Choắt. Cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn phải "ân hận", ăn năn "ghi nhớ suốt đời" đồng thời nó cũng giúp Dế Mèn thức tỉnh về bản thân mình. Bằng trí tưởng tượng phong phú và những biện pháp so sánh, nhân hóa,... nhà văn Tô Hoài đã xây dựng lên hình tượng chú Dế Mèn để lại bao xúc cảm trong lòng người đọc. Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, cách xây dựng hệ thống nhân vật độc đáo, tác giả đã đưa tác phẩm đến gần với người đọc hơn. Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" đã đem đến cho chúng ta bài học về thói kiêu căng, ngạo mạn trong cuộc sống. Thói kiêu căng, ngang tàng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, khiến ta phải ân hận suốt đời.