Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Cô Gió trong văn bản Cô gió mất tên đã hiện lên như thế nào?

A. Thích rong chơi

B. Hay làm phiền mọi người

C. Thích giúp đỡ mọi người

D. Rất bao dung với mọi người

Câu 2. Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?

A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

B. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

C. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

D. Gợi sự vật hijen tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Câu 3. Yếu tố kì ảo có vai trò gì trong truyện Em bé thông minh?

A. Giúp truyện hấp dẫn hơn

B. Không tồn tại trong truyện

C. Giúp câu chuyện về em bé thông minh trở thành truyện cổ tích

D. Giải quyết khó khăn mà em bé không vượt qua được

Câu 4. Trình bày về một cảnh sinh hoạt được hiểu là?

A. Đọc lên bài viết về cảnh sinh hoạt mà mình đã viết

B. Học thuộc lòng bài văn tả cảnh sinh hoạt

C. Dùng ngôn ngữ hình thể để trình bày lại cảnh sinh hoạt

D. Dùng ngôn ngữ nói để trình bày lại cảnh sinh hoạt mà mình đã trình bày ở bài viết.

Câu 5. Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ xuất bản năm bao nhiêu?

A. 2004

B. 2005

C. 2006

D. 2007

Câu 6. Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 7. Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại văn học nào?

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện truyền thuyết

C. Truyện cổ tích

D. Truyện trung đại

Câu 8. Sau khi kết thúc bài trình bày, nếu muốn bạn làm rõ ý kiến mình chưa hiểu, em sẽ nói theo mẫu câu nào dưới đây?

A. Tôi có cái nhìn khác ở phần … Bởi vì …

B. Theo tôi, ý … chưa hợp lý. Bởi vì…

C. Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần … Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?

D. Tất cả đáp án trên

Câu 9. Tác phẩm Giọt sương đêm của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Nguyễn Đình Thi

C. Trần Đức Tiến

D. Nguyễn Đức Mậu

Câu 10. Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?

A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

B. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

C. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

D. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Câu 11. Điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống:

Mưa xuống (…), giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng (…), cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa (…) trên phiến nứa, đập (…) vào lòng lá chuối.

A. ngai ngái – rào rào – đồm độp – bùng bùng – sầm sập

B. đồm độp – bùng bùng - ngai ngái – rào rào – sầm sập

C. sầm sập – ngai ngái – rào rào – đồm độp – bùng bùng

D. rào rào – đồm độp – bùng bùng – sầm sập – ngai ngái

Câu 12. Từ ghép có mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Đọc đoạn văn sau:

“Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn."

a. Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.

b. Tìm và chỉ ra tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ lục bát sau:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Cô Gió trong văn bản Cô gió mất tên đã hiện lên như thế nào?

A. Thích rong chơi

B. Hay làm phiền mọi người

C. Thích giúp đỡ mọi người

D. Rất bao dung với mọi người

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 2 (0.25 điểm):

Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?

A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

B. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

C. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

D. Gợi sự vật hijen tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về hoán dụ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.25 điểm):

Yếu tố kì ảo có vai trò gì trong truyện Em bé thông minh?

A. Giúp truyện hấp dẫn hơn

B. Không tồn tại trong truyện

C. Giúp câu chuyện về em bé thông minh trở thành truyện cổ tích

D. Giải quyết khó khăn mà em bé không vượt qua được

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung truyện

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.25 điểm):

Trình bày về một cảnh sinh hoạt được hiểu là?

A. Đọc lên bài viết về cảnh sinh hoạt mà mình đã viết

B. Học thuộc lòng bài văn tả cảnh sinh hoạt

C. Dùng ngôn ngữ hình thể để trình bày lại cảnh sinh hoạt

D. Dùng ngôn ngữ nói để trình bày lại cảnh sinh hoạt mà mình đã trình bày ở bài viết.

Phương pháp giải:

Nhớ lại khái niệm trình bày về một cảnh sinh hoạt

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 5 (0.25 điểm):

Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ xuất bản năm bao nhiêu?

A. 2004

B. 2005

C. 2006

D. 2007

Phương pháp giải:

Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 6 (0.25 điểm):

Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ẩn dụ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 7 (0.25 điểm):

Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại văn học nào?

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện truyền thuyết

C. Truyện cổ tích

D. Truyện trung đại

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.25 điểm):

Sau khi kết thúc bài trình bày, nếu muốn bạn làm rõ ý kiến mình chưa hiểu, em sẽ nói theo mẫu câu nào dưới đây?

A. Tôi có cái nhìn khác ở phần … Bởi vì …

B. Theo tôi, ý … chưa hợp lý. Bởi vì…

C. Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần … Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp giải:

Dựa vào quy trình khi trình bày bài nói

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 9 (0.25 điểm):

Tác phẩm Giọt sương đêm của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Nguyễn Đình Thi

C. Trần Đức Tiến

D. Nguyễn Đức Mậu

Phương pháp giải:

Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 10 (0.25 điểm):

Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?

A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

B. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

C. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

D. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về ẩn dụ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 11 (0.25 điểm):

Điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống:

Mưa xuống (…), giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng (…), cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa (…) trên phiến nứa, đập (…) vào lòng lá chuối.

A. ngai ngái – rào rào – đồm độp – bùng bùng – sầm sập

B. đồm độp – bùng bùng - ngai ngái – rào rào – sầm sập

C. sầm sập – ngai ngái – rào rào – đồm độp – bùng bùng

D. rào rào – đồm độp – bùng bùng – sầm sập – ngai ngái

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và điền từ thích hợp

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 12 (0.25 điểm):

Từ ghép có mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ ghép

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Đọc đoạn văn sau:

“Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn."

a. Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.

b. Tìm và chỉ ra tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ láy và phép so sánh.

Lời giải chi tiết:

a.

- Các từ láy: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh.

- Tác dụng: các từ láy góp phần diễn tả rõ ràng, chi tiết hơn vẻ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh của chú Dế Mèn.

b.

- Những câu văn sử dụng phép so sánh: Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

- Tác dụng: Miêu tả những chiếc vuốt của Dế Mèn rất sắc nhọn, diễn tả sức mạnh của Dế Mèn.

Câu 2 (5 điểm):

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ lục bát sau:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Phương pháp giải:

Nêu cảm nhận của bản thân em

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…