A. Bài tập trong SGK Câu 1
1. Chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong những câu sau đây. Phân tích những lỗi ấy và sửa lại cho đúng
a. Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in.
b. Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài hoa.
c. Sáng mai, các bạn tập họp đúng giờ nhé.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về từ Hán Việt để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
a. Song thân
Lỗi dùng từ không phù hợp với phong cách (Đây là phong cách nói chuyện thường ngày, không cần trang trọng, cầu kì).
Sửa: Bố mẹ của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in.
b. Tài hoa
Lỗi dùng từ không đúng nghĩa (tài hoa thường dùng nói về lĩnh vực sáng tạo cái đẹp như hội họa, điều khắc, âm nhạc, văn chương và những ngành nghệ thuật khác…)
Sửa: Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài năng.
c. Tập họp
Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
Sửa: Sáng mai, các bạn tập hợp đúng giờ nhé.
A. Bài tập trong SGK Câu 2
Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn.
a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.
b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.
c. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối hiện nay.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về từ Hán Việt để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
a. Ẩm thực ở Việt Nam rất phong phú
b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ đến thăm hữu nghị nước ta vào khoảng trung tuần tháng 11 năm nay.
c. Nguyên thủ các quốc gia đều bày tỏ sự quan ngại trước tình hình kinh tế đang biến động phức tạp hiện nay.
B. Bài tập mở rộng Câu 1
Chọn từ Hán Việt ở cột B có ý nghĩa tương đương với từ ngữ ở cột A.
Phương pháp giải:
Nối hai cột phù hợp với nghĩa của các từ.
Lời giải chi tiết:
1-i
2-đ
3-a
4-e
5-h
6-b
7-g
8-ê
9-c
10-d
B. Bài tập mở rộng Câu 2
Tìm lỗi dùng từ trong những câu sau đây. Giải thích về những lỗi ấy và sửa lại cho đúng.
a. Ngày nay có nhiều phương tiện truyền thông dành cho người khiếm thị, bị điếc.
b. Trong kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi là cánh tay phải năng lực của Bình Định Vương Lê Lợi.
c. Phần hai bài “Bình Ngô đại cáo” là bản báo cáo về tội ác của giặc Minh.
d.Tự trước tới nay không ai làm như thế cả.
đ. Lúc sáng đi chợ, tôi gặp cô ấy trên lộ trình.
e. Ông ngoại và thân phụ Nguyễn Trãi là những người trí thức thời văn Trần.
ê. Lẽ ra anh ấy đãi tiệc cưới trong tuần này, nhưng vì tình hình dịch bệnh nên anh ấy quyết định sẽ hậu đãi.
g. Anh ấy là bác sĩ lão khoa còn vợ anh ấy là bác sĩ trị bệnh con nít.
h. Thời Lê sơ xã hội ổn định, kinh tế phát triển, còn thời Hậu Lê xã hội loạn lạc, dân chúng cơ cực.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về lỗi dùng từ và hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
a. bị điếc
Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp (bị điếc không thể đi đôi với khiếm thị)
Sửa: Ngày nay, có nhiều phương tiện truyền thông dành cho người khiếm thị, khiếm thính.
b. năng lực
Lỗi dùng từ không phù hợp về nghĩa
Sửa: Trong kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi là cánh tay phải đắc lực của Bình Định Vương Lê Lợi.
c. báo cáo
Lỗi dùng từ không phù hợp về nghĩa
Sửa: Phần hai bài “Bình Ngô đại cáo” là bản tố cáo về tội ác của giặc Minh.
d. Tự
Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm (tự là từ Hán Việt, xuất hiện trong cụm từ thuần Việt ở đầu câu này là không phù hợp)
Sửa: Từ trước tới nay không ai làm như thế cả; hoặc: Tự cổ chí kim không ai làm như thế cả.
đ. Lộ trình
Lỗi dùng từ không phù hợp với phong cách (Đây là phong cách nói chuyện thường ngày, không cần trang trọng, cầu kì).
Sửa: Lúc sáng đi chợ, tôi gặp cô ấy trên đường đi.
e. thân phụ
Lỗi dùng từ không phù hợp với phong cách
Sửa: Ông ngoại và cha đẻ Nguyễn Trãi là những người trí thức thời vãn Trần.
ê. Hậu đãi
Lỗi dùng từ không phù hợp với phong cách
Sửa: Lẽ ra anh ấy đãi tiệc cưới trong tuần này, nhưng vì tình hình dịch bệnh nên anh ấy quyết định sẽ đãi sau.
g. trị bệnh con nít
Lỗi dùng từ không phù hợp với phong cách
Sửa: Anh ấy là bác sĩ lão khoa còn vợ anh ấy là bác sĩ nhi khoa.
h. Hậu Lê
Lỗi dùng từ không đúng nghĩa (Hậu Lê nghĩa là triều nhà Lê sau (để phân biệt với Tiền Lê, tức triều nhà Lê trước) chứ không có nghĩa là cuối thời Lê như ý câu này muốn nói).
Sửa: Thời Lê sơ xã hội ổn định, kinh tế phát triển, còn thời Lê mạt xã hội loạn lạc, dân chúng cơ cực.
l. tái giá
Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Sửa: Chị ấy mất đã lâu rồi, sao anh không lấy vợ nữa?